Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: Quê hương Đất nước- Bác Hồ

I/ MỤC TIÊU:

1. Phát triển thể chất:

a, Dinh dưỡng sức khỏe:

- Trẻ biết ăn uống hợp lý, vệ sinh rửa mặt, rửa tay.

- Biết được một số món ăn đặc sản ở từng địa phương

- Biết cách phòng chóng một số nơi nguy hiểm như: sông nước, đường sắt, điện, lửa.

b, Phát triển vận động:

- Phát triển các giác quan cho trẻ.

- Trẻ thực hiện được các vận động: đi nối gót, giật lùi, chảy đổi hướng, nhảy qua vật cản, ném trúng đích.

- Phối hợp cử động của ngón tay, bàn tay, cổ tay để thực hiện các bài tập vẽ, nặn, xé dán.

 

doc27 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 28/01/2022 | Lượt xem: 2417 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: Quê hương Đất nước- Bác Hồ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à Nẵng, TP Hồ Chí Minh, Hà nội
2/ Của trẻ: Lô tô cho trẻ chơi, 
III/ Tổ chức hoạt động
 Hoạt động của cô
 Dự kiến hoạt động của cháu
1/ Ổn định trò chuyện 
Cho trẻ hát bài : Em yêu thủ đô 
- Các con vừa hát bài gì?
- Thế các con đã được đi chơi ở Hà Nội chưa?
- Ở thủ đô Hà Nội có những di tích lịch sử nào?
- Bạn nào đã được đi TP HCM rồi ở thành phố HCM có những điểm du lịch nổi tiếng nào?
- Bạn nào giỏi cho cô biết ở Đà Nẵng có gi?
Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng là một trong những cảnh đẹp nổi tiếng của nước Việt Nam mình, ngoài ra còn có rất nhiều các địa danh khác cũng rất đẹp, để các con hiểu rõ hơn hôm nay cô cháu mình cùng trò chuyện về một số địa danh nổi tiếng của nước Việt Nam nhé! 
2/ Nội dung
* Hoạt động 1
- Chúng ta đang sống ở tỉnh, thành phố nào?
- Địa chỉ các con đang sống 
- Ở Việt Nam chúng ta có những địa danh nào? ( Kết hợp cho trẻ xem tranh )
- Đặc điểm của địa danh đó như thế nào?
* Sau đó cô nhấn mạnh thêm chi tiết cho cháu rõ.
Ví dụ: Cô nói : Ở Hà Nội có công viên Thủ Lệ có những vườn thú như các con : Voi, khỉ, hươu, nai, cá sấu...và có nhiều cây xanh, có hồ bơi, có thuyền...
Vào công viên chúng ta vui chơi , giải trí và ngắm cảnh trong khi các con đi chơi không được hái hoa bẻ cành...
* Hoạt động 2: Cho cháu chơi : Tranh gì biến mất
Cô cho cháu đếm số tranh và sau đó cất dần tranh cho cháu đoán tranh gì biến mất
* Hoạt động 3: Cháu chơi : Thi xem ai nhanh
Cô treo một số tranh quanh lớp ( Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng... ) 
Cháu vừa đi vùa hát hoặc đọc thơ và chú ý quan sát các nơi, cô cháu đi tham quan khi nghe cô nói địa danh nào thì cháu đến nhanh địa danh đó và đọc to là cháu đó thắng 
* Hoạt động 4: Cô cháu mình cùng đi tham quan rất nhiều nơi. Vậy bây giờ các con hãy vẽ lại những địa danh mà con thích.
* Củng cố 
Về nhà các con kể lại và học ngoan thì ba mẹ sẽ dẫn các con đến các địa danh đó tham quan nhé!
3/ Kết thúc 
Cho cháu hát : Nhớ ơn Bác 
Cả lớp hát cùng cô
Cháu trò chuyện với cô
Cháu trả lời theo sự hiểu biết
Cháu đọc đồng thanh các địa danh theo tranh
Cháu chú ý lắng nghe
Cháu tham gia chơi
Cháu đọc to các địa danh cô treo và chơi theo sự hướng dẫn của cô
Cháu tham gia vẽ các địa danh mình thích 
Thưa cô vâng ạ!
Cả lớp hat bài : Nhớ ơn Bác
*Đánh giá cuối ngày
......................................................................................................................................................................................................................................................
HOẠT ĐỘNG GÓC NHÁNH 1
ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM DIỆU KÌ
* Nội dung
1. Góc xây dựng: Xếp hình tháp rùa, xây dựng lăng Bác hồ
2. Góc nghệ thuật: Hát và biểu diễn các bài hát trong chủ đề, có liên quan đến chủ đề, chơi với các dụng cụ âm nhạc.
Tô màu, xé, cắt dán, làm cờ bản đồ nước Việt Nam
3. Góc phân vai: Chơi gia đình, nấu ăn, tổ chức cho gia đình đi du lịch
4. Góc học tập: Phân biệt khối cầu, khối trụ. Nhận biết các nhóm đối tượng từ 1- 10
5. Góc thư viện của bé: Làm sách tranh truyện về một số lễ hội cảnh đẹp đất nước Việt Nam từ các sản phẩm tạo hình
6. Góc thiên nhiên: Chơi với cát với nước. chơi gấp thuyền thả trong nước. quan sát sự nảy mầm của cây. Chăm sóc góc thiên nhiên. Cho trẻ dọn dẹp vệ sinh ở góc thiên nhiên
I. Mục đích yêu cầu
*Góc xây dựng
 - Trẻ biết sử dụng các nguyên vật liệu khác nhau một cách phong phú. Xếp hình tháp rùa, xây dựng lăng Bác hồ
 - Trẻ biết sử dụng đồ dùng, đồ chơi một cách sáng tạo.
 - Biết nhận xét ý tưởng, sản phẩm của mình khi xây dựng.
* Góc phân vai
 - Trẻ biết cùng bàn bạc, thỏa thuận về chủ đề chơi, phân vai chơi, nội dung chơi, tìm được đồ dùng thay thế để thực hiện ý tưởng chơi.
 - Biết mối quan hệ giữa các nhóm chơi, biết thể hiện một số tiêu chuẩn đạo đức của vai chơi.
* Góc nghệ thuật
 - Hát và biểu diễn các bài hát trong chủ đề, có liên quan đến chủ đề, chơi với các dụng cụ âm nhạc.
 - Tô màu, xé, cắt dán, làm cờ bản đồ nước Việt Nam
 - Phát triển trí nhớ, óc tưởng tượng cho trẻ
* Góc học tập
 Phân biệt khối cầu, khối trụ. Nhận biết các nhóm đối tượng từ 1- 10
 - Phát triển trí nhớ và óc sáng tạo của trẻ.
* Góc thư viện
 - Trẻ biết cầm sách đúng chiều và nhẹ nhàng mở từng trang một để xem; không làm hư hỏng, rách sách.
 - Làm sách tranh truyện về một số lễ hội cảnh đẹp đất nước Việt Nam từ các sản phẩm tạo hình
* Góc thiên nhiên
 - Chơi với cát với nước. chơi gấp thuyền thả trong nước. quan sát sự nảy mầm của cây. Chăm sóc góc thiên nhiên. Cho trẻ dọn dẹp vệ sinh ở góc thiên nhiên
II. Chuẩn bị
- Sắp xếp đồ dùng, đồ chơi chu đáo hợp lý, thuận tiện cho việc quan sát của cô và việc chơi của trẻ
- Chuẩn bị đồ dùng đồ chơi phong phú phù hợp với từng góc
III. Cách tiến hành hoạt động
1/ Ổn định trò chuyện 
Cô cháu cùng chơi “ dung dăng dung dẻ” 
Cháu ngồi quanh cô, cô hỏi:
- Các con ra ngoài sân chơi có vui không? Có thích chơi nữa không? Cô đã chuẩn bị rất nhiều góc chơi cho các con.
- Bạn nào nói cho cô biết lớp mình có những góc chơi nào?
- Bạn nào thích chơi ở góc xây dựng ( Góc học tập, góc thư viện, góc phân vai, góc học tập, góc thiên nhiên...)?
- Hôm nay các bác xây dựng định xây gì? Xếp hình tháp rùa, xây dựng lăng Bác Hồ, thì xây như thế nào? Bây giờ chúng mình về góc chơi và tự thỏa thuận vai chơi với nhau nhé!
- Bây giờ các bạn nào thích chơi góc học tập ( góc thư viện, góc phân vai, góc học tập, góc thiên nhiên...) thì các con về nhóm chơi ( Khi trẻ về nhóm mà chưa thỏa thuận được vai chơi cô đế và giúp trẻ thỏa thuận)
2 Nội dung: Quá trình chơi
Trong quá trình chơi cô bao quát chung, xử lý các tình huống ( nếu có) và chú ý những góc chơi chính như: Xây dựng , phân vai... giúp trẻ liên kết các góc chơi
Khen động viên trẻ kịp thời khi trẻ có những hành vi tốt, thể hiện vai chơi giống thật.
3 Kết thúc : Nhận xét
Cô đi đến các nhóm chơi để nhận xét các nhóm chơi.
 Cho trẻ tự nhận xét kết quả và sản phẩm chơi của từng nhóm bạn, chơi đoàn kết, biết thỏa thuận, phân công vai chơi, cho trẻ cất đồ chơi.
Khen động viên trẻ, hỏi trẻ ý tưởng chơi lần sau.
Cho trẻ ra rửa tay chuẩn bị ăn cơm.
Thứ ba ngày 10 tháng 4 năm 2012
HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
 Phát triển vận động
Đề tài:Đi bước chéo sang ngang- TC: Kéo co
I/ Yêu cầu
1/ Kiến thức: Trẻ định hướng đi chéo sang ngang.
2/ Kỹ năng: Rèn luyện sự chú ý và chính xác.
3/ Thái độ: Cháu thực hiện theo sự hướng dẫn của cô.
II/ Chuẩn bị
1/ Của cô: Sân bai sạch sẽ, tranh 
2/ Của trẻ: Dây thừng dài khoảng 6m
3/ Nội dung tích hợp: LQVH, KPKH...
III/ Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô
Dự kiến hoạt động của trẻ
1/ Hoạt động 1: Khởi động:
- Các con có thích đi tham quan sân trường của mình không? vậy chúng ta cùng đi tàu lửa nhé. Trẻ vừa đi vừa hát kết hợp các kiểu đi khác nhau làm đoàn tầu lên dốc, xuống dốc, về ga kết hợp các kiểu chân : Gót chân , mũi bàn chân , đi khom và dẫn 3 hàng cách nhau một sải tay. 
2/ Hoạt động 2: Trọng động:
* Động tác thở 1: Hít vào thật sâu khi mở lồng ngực bằng động tác: Hai tay dang ngang.
- Thở ra thu hẹp lồng ngực bằng động tác: Hai tay bắt chéo trước ngực.2LX8N
* Động tác tay 1: 
- Đứng thẳng, hai chân ngang 
+ Hai tay thẳng lên cao quá đầu
+ Đưa hai tay ra phía trước, cao ngang vai
+ Đứng thẳng, hai tay thả xuôi theo người.2LX8N
* Động tác lưng- bụng 4: 
- Đứng thẳng tay chống hông.	
+ Cúi người về phía trước.
+ Đứng thẳng.	 
+ Ngửa người về phía sau. 
+ Đứng thẳng. 2LX8N 
* Động tác chân 4: Nâng cao chân, gập gối. hỗ trợ: 3LX8N
- Đứng hai chân ngang vai.
+ Chân phải làm trụ, chân trái nâng cao đùi, gập đầu gối.
+ Hạ chân trái xuống đúng thẳng.
+ Chân trái làm trụ, chân phải nâng cao đùi, gập đầu gối.
+ Hạ chân phải xuống đứng thẳng. 
* Động tác bật 1: Bật lên phía trước. 
- Đứng thẳng tay chống hông.
+ Nhảy bật lên phía trước
+ Quay người bật về chỗ cũ.2LX8N
3/ Hoạt động 3: Vận động cơ bản
- Cho trẻ đứng đội hình 2 hàng ngang đối diện - Giới thiệu: Cho trẻ xem tranh mẫu, nhận xét. 
- Các con có thích tập như bạn không?
* Sơ đồ bài tập : 
* Cô làm mẫu:
 - Cô làm mẫu lần 1 (không giải thích)
 - Cô làm mẫu lần 2 (kết hợp giải thích).
 - TTCB: Đứng nghiêng người và bước chân phải bắt chéo qua chân trái bằng cách đi ngang cứ như vậy cho khi đến đích (công viên Diên Hồng) 
 - Một cháu lên ném mẫu.
 - Lần lượt 2 cháu một thực hiện, cô động viên bao quát, khuyến khích trẻ thực hiện đi chéo sang ngang.
- Lần sau cho 2 đội thi đua nhau cô động viên cổ vũ cho các đội.
* Cô làm mẫu lại 
4/ Hoạt động 4:Trò chơi: “ Kéo co”.
* Muốn biết trò chơi như thế nào các con hãy chú ý lên cô giải thích cách chơi và luật chơi 
 + Luật chơi : Bên nào dẫm vào cạch chuẩn trước là thua cuộc
 + Cách chơi : Chia trẻ làm hai nhóm bằng nhau, tương đương sức nhau, xếp thành hai hàng dọc đối diện nhau. Mỗi nhóm chọn một cháu khỏe nhất đứng đầu hàng ở vạch chuẩn, cầm vào sợi dây thừng và các bạn khác cũng cầm vào dây. Khi có hiệu lệnh của cô thì tất cả kéo mạnh dây về phía mình. Nếu người đứng đầu hàng nhóm nào dẫm chân vào vạch chuẩn trước là thua cuộc. 
- Các con đã rõ luật chơi và cách chơi chưa nào?
* Cô cho trẻ thực hiện ( Cô chú ý nhắc nhở động viên trẻ kịp thời )
Hôm nay cô thấy bạn nào chơi cũng giỏi là nhờ các con có sức khỏe, các con đều là người chiến thắng cô khen các con.
 - Về nhà các con rủ các bạn hàng xóm chơi trò chơi dân gian “kéo co” nhé!
 5/ Hoạt động 5: Hồi tĩnh:
 - Cho cháu đi thở nhẹ nhàng.
Cháu thực hiện theo sự hướng dẫn của cô
Cháu tập các động tác theo bài: Hòa bình cho bé
Cháu chú ý lên cô
Cháu làm mẫu
Lớp thực hiện
Cháu tham gia chơi
Cháu đi nhẹ nhàng
HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
LÀM QUEN CHỮ CÁI
ĐỀ TÀI: Làm quen chữ cái s,x
I/ YÊU CẦU:
- Trẻ nhận biết, phân biệt được chữ s, x; 
- Biết phát âm đúng âm chữ cái s, x.
- Luyện cho trẻ cách phát âm, nhận biết biểu tượng của chữ s, x trong các tranh từ, bài thơ chữ to.
- Giúp trẻ phát triển khả năng quan sát, ghi nhớ, ngôn ngữ và làm giàu vốn từ.
II/ CHUẨN BỊ:
- Thẻ chữ s, x cho cô và cháu.
- 15 lá sen cắt to bằng xốp ở giữa lá sen có chữ cái s, x.
- Tranh từ: Hoa sen, lá xanh,

File đính kèm:

  • docBAI QUE HUONG DAT NUOC BAC HO.doc