Giáo án Mầm non Lớp Chồi - Chủ đề: Phương tiện và luật lệ giao thông

A. MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ:

1. Phát triển thể chất:

* Dinh dưỡng – sức khoẻ:

- Giáo dục trẻ biết tránh nơi nguy hiểm khi ra đường

- Biết đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy trên đường.

- Nhận biết một số dấu hiệu gây ô nhiễm môi trường của một số loại phương tiện giao thông và hình thành thói quen giữ gìn sức khoẻ cho bản thân

* Phát triển vận động:

- Rèn luyện sự khéo léo của đôi bàn tay khi thực hiện với đồ dùng đồ chơi

- Thực hiện các vận động cơ bản như: Chạy theo tín hiệu; Lăn bóng; Bật xa, ném xa; Ném trúng đích.

2. Phát triển nhận thức: Giúp trẻ

- Có khả năng so sánh, phân biệt được những đặc điểm giống và khác nhau của một số PTGT phổ biến thông qua tên gọi, ích lợi, nơi hoạt động

- Phân nhóm phương tiện giao thông và tìm ra dấu hiệu chung.

- Có hiểu biết về luật giao thông, ý nghĩa của việc chấp hành một số luật giao thông đuờng bộ đơn giản: Cách đi đường, cách qua đường, biết giữ an toàn khi tham gia giao thông

- Biết đếm, nhận biết mối quan hệ, tách gộp trong phạm vi 10

- Nhận biết được mối quan hệ về hình khối qua tên gọi và đặc điểm, nhận dạng các hình khối trong thực tế, chắp ghép các hình để tạo hình mới

 

doc4 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 14/02/2022 | Lượt xem: 677 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Chồi - Chủ đề: Phương tiện và luật lệ giao thông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề: phương tiện và luật lệ giao thông
Thời gian thực hiện: 4 tuần 
A. Mục tiêu chủ đề:
1. Phát triển thể chất:
* Dinh dưỡng – sức khoẻ:
Giáo dục trẻ biết tránh nơi nguy hiểm khi ra đường
Biết đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy trên đường.
Nhận biết một số dấu hiệu gây ô nhiễm môi trường của một số loại phương tiện giao thông và hình thành thói quen giữ gìn sức khoẻ cho bản thân
* Phát triển vận động: 
Rèn luyện sự khéo léo của đôi bàn tay khi thực hiện với đồ dùng đồ chơi
Thực hiện các vận động cơ bản như: Chạy theo tín hiệu; Lăn bóng; Bật xa, ném xa; Ném trúng đích.
2. Phát triển nhận thức: Giúp trẻ
Có khả năng so sánh, phân biệt được những đặc điểm giống và khác nhau của một số PTGT phổ biến thông qua tên gọi, ích lợi, nơi hoạt động
Phân nhóm phương tiện giao thông và tìm ra dấu hiệu chung.
 Có hiểu biết về luật giao thông, ý nghĩa của việc chấp hành một số luật giao thông đuờng bộ đơn giản: Cách đi đường, cách qua đường, biết giữ an toàn khi tham gia giao thông
Biết đếm, nhận biết mối quan hệ, tách gộp trong phạm vi 10
Nhận biết được mối quan hệ về hình khối qua tên gọi và đặc điểm, nhận dạng các hình khối trong thực tế, chắp ghép các hình để tạo hình mới
3. Phát triển ngôn ngữ:
Phát triển và mở rộng vốn từ khi nói về đặc điểm, công dụng của các loại PTGT.
Rèn luyện khả năng nghe qua việc nghe và đoán âm thanh của các loại phương tiện giao thông.
Làm quen và tập tô chữ cái có trong từ chỉ các loại phương tiện giao thông.
4. Phát triển thẩm mỹ:
Phát triển khả năng nhận biết cái đẹp của một số PTGT về: hình dáng, màu sắc, sự cân đối, đa dạng thông qua giờ vẽ, nặn, xé dán...
Thể hiện tình cảm thông qua các bài thơ, bài hát nói về các PTGT.
5. Phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội:
Trẻ biết chấp hành một số luật lệ GT đơn giản đẻ đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông( không chạy trên đường phố, đi bộ trên vỉa hè, ngồi trên xe máy phải đội mũ bảo hiểm.
Có nề nếp tốt khi đi trên tàu xe
Có ý thức giữ gìn và bảo vệ các loại PTGT, tôn trọng, yêu quý người điều khiển PTGT.
B. Xây dựng mạng nội dung, mạng hoạt động của chủ đề:
1. Mạng nội dung:
Phương tiện và luật lệ giao thông
( 3 tuần)
Bé với các PTGT
( 2 tuần)
Bé tìm hiểu luật lệ ATGT ( 1 tuần)
Tên gọi, đặc điểm, cấu tạo, hình dạng, âm thanh của một số PTGT đường bộ, đường thủy, đường sắt, đường hàng không
Người điều khiển các PTGT
Hành động nên làm, không nên làm khi tham gia giao thông
Một số quy định đơn giản của luật giao thông đường bộ.
Hành vi văn minh khi đi trên xe, trên tàu.
Một số biển hiệu giao thông
Chấp hành luật giao thông và giữ an toàn khi tham gia giao thông
2. Mạng hoạt động:
- Trẻ thể hiện tình cảm của mình với những người điều khiển PTGT
- Trò chuyện với trẻ về một số hành vi văn minh khi đi trên xe, đi ngoài đường
- Biết giữ gìn đồng dùng, PTGT
- Thực hành, chấp hành những quy định, luật dành cho người đi bộ
- Nhận biết tiếng còi của một số PTGT
-Trẻ nghe đọc thơ, kể chuyện về PTGT
- Kể chuyện theo tranh về PTGT
- Thơ: Bé làm phi công
- Truyện: Xe nu và xe ca; Qua đường
- Làm quen với chữ: p, q; g, y.
 - Tập tô chữ: h, k; p, q.
* Tạo hình:
- Vẽ thuyền trên biển
- Vẽ PTGT
* Âm nhạc:
- Hát + vận động: Đường em đi; Em đi qua ngã tư đường phố; Em đi chơi thuyền; Đi đường em nhớ
- Nghe hát: Anh phi công ơi; Bạn ơi có biết; Đèn xanh, đèn đỏ
- TC: Ai đoán giỏi; Đoán giọng hát; Ai nhanh nhất
Phát triển TC - XH
Phát triển ngôn ngữ
Phát triển thẩm mỹ
Phương tiện và luật lệ GT
Phát triển thể chất
Phát triển nhận thức
* KPKH:
- Đàm thoại, thảo luận về:
Một số PTGT đường bộ, đường thuỷ
Một số PTGT đường hàng không
Một số biển hiệu giao thông đường bộ đơn giản.
* LQVT:
Chắp ghép các hình hình học để tạo thành các hình mới theo ý thích và theo yêu cầu. 
Tạo ra một số hình học bằng các cách khác nhau
Nhận biết chữ số và số lượng trong phạm vi 10
Gộp các nhóm đối tượng trong phạm vi 10 và đếm
* DD – SK:
- Nhận biết một số trường hợp khẩn cấp và gọi người giúp đỡ
- Nhận biết và phòng tránh những hành động nguy hiểm, những nơi không an toàn, những vật dụng nguy hiểm đến tính mạng
* Phát triển vận động:
Tập các bài tập phát triển chung theo lời ca.
VĐCB: 
+ Lăn bóng bằng 2 tay, đi theo bóng.
+ Bật xa, ném xa bằng 1 tay, chạy nhanh 10 m.
+ Bật xa 50 cm, ném xa, chạy nhanh 15 m.
+ Ném trúng đích nằm ngang, chạy tiếp sức.

File đính kèm:

  • docgiao_an_mam_non_lop_choi_chu_de_phuong_tien_va_luat_le_giao.doc