Giáo án mầm non - Chủ điểm: Bản thân năm 2012 - 2013
I. MỤC TIÊU GIÁO DỤC:
1. Phát triển thể chất:
- Phát triển cơ tay, cơ chân, cơ bụng, thông qua các bài tập “Đập bắt bóng bằng 2 tay”, “Bước dồn trên ghế thể dục”, “Đi theo đường hẹp trèo lên xuống ghế”, “Chạy nhanh 10m”, “chuyền bóng qua phải, qua trái”.
- Biết phối hợp vận động và các giác quan tay,chân,mắt,tai thật chính xác.
- Có khả năng tự phục vụ và sử dụng một số đồ dùng trong sinh hoạt hằng ngày(tự đánh răng, tự xúc cơm.)
- Trẻ biết ích lợi của 4 nhóm thực phẩm, ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, biết giữ gìn vệ sinh thân thể.
2. Phát triển nhận thức:
- Trẻ biết được tên, tuổi, giới tính, một số đặc điểm hình dạng bên ngoài, sở thích, khả năng của bản thân, biết phân biệt bạn trai, bạn gái. Phân biệt một số đặc điểm giống và khác nhau của bản thân so với người khác.
- Trẻ biết các chức năng của bộ phận trên cơ thể bé và các giác quan.
- Biết được một số thực phẩm giàu chất dinh dưỡng và một số đồ dùng của bé.
- Phân biệt được phía phải trái, trước sau của bản thân và của bạn khác. Biết so sánh chiều cao của 2, 3 đối tượng. Đếm so sánh sự bằng nhau trong phạm vi 2.
- Biết bé lớn lên nhờ sự chăm sóc của người thân trong gia đình và ở trường, ăn uống hợp lí, giữ gìn sức khỏe.
3. Phát triển ngôn ngữ:
- Biết sử dụng từ ngữ phù hợp kể về bản thân, về những người thân, biết diễn đạt những suy nghĩ của mình với người khác một cách rõ ràng.
- Đọc thơ diễn cảm, trả lời được các câu hỏi mạch lạc.
- Lịch sự giao tiếp bằng lời nói với mọi người xung quanh.
- Thích giúp đỡ bạn bè và người thân.
4. Phát triển tình cảm xã hội:
- Cảm nhận được trạng thái cảm xúc của người khác và biểu lộ tình cảm, sự quan tâm đến người khác bằng lời nói, cảm xúc, hành động.
- Chơi cùng bạn, hòa đồng với bạn, vâng lời cô giáo.
- Biết giữ gìn bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp. Thực hiện nề nếp quy định ở lớp ở nhà.
ân. - Biết so sánh để thấy sự khác biệt của mình với các bạn khác. - Biết quan tâm, ứng xử phù hợp với mọi người xung quanh. II. CHUẨN BỊ: * Cô: - Tranh ảnh về bạn trai, bạn gái. - Một số đồ chơi cho bạn trai, bạn gái. - Tranh minh họa bài thơ “Cô dạy”. - Nhạc cụ âm nhạc: Xắc xô, thanh gõ... - Bóng. - Búp bê. - Vở vẽ, bút chì, màu tô. - Đồ chơi ở các góc chơi. * Trẻ: - Giấy A4, vở vẽ, bút chì, bút màu, kéo, đất nặn, giấy màu * Phụ huynh: Đóng góp các phế liệu phục vụ cho cô làm đồ dùng. III. MẠNG NỘI DUNG: TÔI LÀ AI Tôi khác gì so với các bạn Khả năng và sở thích của tôi - Tôi có những đặc điểm cá nhân khác với các bạn. + Họ tên, tuổi, ngày sinh nhật, giới tính. - Tôi có những đặc điểm khác với các bạn về diện mạo và hình dáng bên ngoài. + Kiểu tóc, màu tóc... + Vóc dáng (Cao, thấp, béo, gầy) + Nước da. + Trang phục thường mặc (theo giới tính). - Mỗi người có những sở thích khác nhau. + Ăn uống, trang phục quần áo. + Khả năng về các hoạt động khác nhau. + Thích và không thích giao tiếp, kết bạn với những ai. - Tôi có tình cảm yêu thích và ghét. - Những cảm xúc khác nhau của tôi.(vui, buồn, tức giận, sợ hãi...) - Tôi có những ứng xử phù hợp. IV. MẠNG HOẠT ĐỘNG: * TẠO HÌNH: - Dán hình em bé. * ÂM NHẠC: - Hát bài: Tóm được rồi. (Gõ phách) - Nghe cô hát bài: Em là bông hồng nhỏ. - Trò chơi: Tai ai tinh. * KPKH: - Bé là ai? * LQVT: - Phân biệt phía phải, phía trái của bạn khác. Phát triển thẩm mĩ Phát triển nhận thức TÔI LÀ AI Phát triển ngôn ngữ Phát triển tình cảm XH Phát triển thể chất * Biết yêu thương các bạn và mọi người xung quanh. - TCPV: Gia đình, cửa hàng. - TCXD: Xây nhà của bé. *Dinh dưỡng sức khỏe: - Biết chăm sóc và giữ gìn thân thể luôn sạch sẽ. * Vận động: - Đập bắt bóng bằng 2 tay. * Thơ : - Cô dạy. * Đọc đồng dao, ca dao về chủ điểm. KẾ HOẠCH TUẦN 4 (Thực hiện từ ngày 1-10 đến ngày 5-10-2012) Hoạt động Nội dung Đón trẻ - Đón trẻ - Chơi tự do - Thể dục sáng - Điểm danh. - Trò chuyện về bản thân bé. * Thể dục sáng. + ĐT tay : Hai tay đưa tới trước lên cao(3l × 8n). + ĐT chân : Ngồi xổm đứng lên liên tục. + ĐT bụng : Hai tay lên cao gập cúi người. + ĐT bật : Bật tại chỗ. Hoạt động học Thứ 2 - VĐ: Đập bắt bóng bằng 2 tay. Thứ 3 - MTXQ: Bé là ai. Thứ 4 - LQVT: Phân biệt phía phải, phía trái của bạn khác. - VH: Thơ “Cô dạy” Thứ 5 - ÂN: Tóm được rồi. (Gõ phách) Thứ 6 - TH: Dán hình em bé. Hoạt động ngoài trời Thứ 2 Quan sát: Bạn trai, bạn gái. Trò chơi vận động: Kéo cưa lừa xẻ. Nhảy vào nhảy ra. Thứ 3 Làm quen bài thơ: “Cô dạy”. Trò chơi vận động: Lộn cầu vòng. Kéo co. Thứ 5 Trò chuyện về bản thân. Trò chơi vận động: Chồng nụ, chồng hoa. Chuyền bóng. Thứ 6 Ôn bài thơ: “Cô dạy”. Trò chơi vân động: Lộn cầu vòng. Kéo co. Hoạt động góc 1/ Góc phân vai: Gia đình, cửa hàng. - Yêu cầu: Trẻ biết đóng vai các thành viên trong gia đình đến cửa hàng mua thực phẩm. Cửa hàng bán hàng niềm nở với khách. - Chuẩn bị: Đồ dùng trong gia đình. Đồ chơi bán hàng. 2/ Góc xây dựng: Xây nhà của bé. - Yêu cầu: Biết xây nhà của bé có hàng rào,cây xanh, có nhà. - Chuẩn bị: Khối gỗ, lon, cây xanh, hoa cỏ, nhà... 3/ Góc tạo hình: Tô màu, vẽ chân dung bé, làm tóc và váy cho bé. - Yêu cầu: Cháu biết tô màu, vẽ chân dung bé, biết làm tóc và váy cho bé. - Chuẩn bị: Hình vẽ bạn, giấy màu, hồ dán, màu tô, bút chì... 5/ Góc sách: Xem tranh ảnh, làm tranh ảnh về bạn trai, bạn gái. - Yêu cầu: Trẻ xem tranh phân biệt bạn trai bạn gái. Làm tranh ảnh về bạn trai, bạn gái. - Chuẩn bị: Sưu tầm tranh ảnh về bạn trai, bạn gái. 6/ Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây, hoa. - Yêu cầu: Trẻ biết chăm sóc cây hoa, lau bụi, tưới nước... - Chuẩn bị: Cây xanh, hoa, khăn lau, bình tưới... KẾ HOẠCH NGÀY Thứ 2 ngày 29 tháng 9 năm 2014 * HOẠT ĐỘNG HỌC: VẬN ĐỘNG: ĐẬP BẮT BÓNG BẰNG 2 TAY I/ Yêu cầu: - Trẻ biết đập và bắt bóng bằng 2 tay. - Trẻ biết cầm bóng bằng 2 tay đập xuống sàn và bắt bóng đúng tư thế. - Giáo dục trẻ mạnh dạn, tự tin, tích cực tham gia hoạt động. II/ Chuẩn bị: * Cô: - Vạch chuẩn, xắc xô, bóng. III/ Tổ chức hoạt động: 1/ Hoạt động 1: - Trẻ hát bài: “Hãy xoay nào”. - Trò chuyện về bản thân bé. - Khởi động: Cho trẻ đi chạy các kiểu chân khác nhau, làm động tác hô hấp. 2/ Hoạt động 2: Bé khỏe, bé vui. - Trọng động: * BTPTC: - ĐT tay: Hai tay đưa tới trước lên cao(3l × 8n). - ĐT chân: Ngồi xổm đứng lên liên tục. - ĐT bụng: Hai tay lên cao gập cúi người. - ĐT bật: Bật tại chỗ. * VĐCB: Đập bắt bóng bằng 2 tay. - Cô làm mẫu lần 1. - Cô làm mẫu lần 2: Cô giảng giải rõ ràng. TTCB: Hai tay cầm bóng đập xuống sàn, khi bóng nảy lên trẻ bắt bóng bằng 2 tay, không ôm bóng vào người. - Trẻ thực hiện: + Cả lớp, nhóm, cá nhân. Cô chú ý sửa sai cho trẻ. * TCVĐ: Lộn cầu vồng. - Cô nhắc cách chơi. - Cho trẻ chơi. 3/ Hoạt động 3: - Hồi tĩnh: Trẻ đi hít thở nhẹ nhàng. * ĐÁNH GIÁ TRẺ: ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ Thứ 3 ngày 30 tháng 10 năm 2014 * HOẠT ĐỘNG HỌC: Tiết 1: KPKH: BÉ LÀ AI I/ Yêu cầu: - Trẻ biết giới thiệu về bản thân: Tên, tuổi, giới tính, hình dáng bên ngoài, sở thích, khả năng... - Trẻ quan sát, chú ý, ghi nhớ có chủ định. Trả lời trọn câu. - Giáo dục trẻ biết yêu thương và bảo vệ bản thân mình. II/ Chuẩn bị: * Cô: - Tranh ảnh về bạn trai, bạn gái. - Búp bê. * Trẻ: Một số đồ dùng cho bạn trai, bạn gái. III/ Tổ chức hoạt động: 1/ Hoạt động 1: - Hát bài “Bạn ở đâu”. - Dẫn dắt giới thiệu bài. 2/ Hoạt động 2: Bé là ai. - Cô đưa bạn búp bê ra tự giới thiệu: Tên, tuổi, giới tính, dáng vẻ bên ngoài, sở thích của bản thân. - Mời các bạn tự giới thiệu về bản thân. - Cô lắng nghe gợi ý thêm cho cháu. - Giáo dục trẻ. 3/ Hoạt động 3: Tìm bạn. - Cho cháu chơi : Tìm bạn cùng giới tính. Tìm bạn khác giới tính . - Chơi thi chọn đồ dùng tặng bạn trai, bạn gái. * Kết thúc hoạt động. - Nhận xét tuyên dương. * ĐÁNH GIÁ TRẺ: ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ Thứ 4 ngày 1 tháng 10 năm 2014 * HOẠT ĐỘNG HỌC: Tiết 1: LQVT: PHÂN BIỆT PHẢI, TRÁI CỦA BẠN KHÁC I/ Yêu cầu: - Trẻ xác định được phía phải, phía trái của bạn khác. - Trẻ nhận biết, phân biệt, chú ý, ghi nhớ có chủ định. - Sử dụng đúng các từ phía phải, phía trái. - Giáo dục trẻ tích cực tham gia hoạt động. II/ Chuẩn bị: * Cô: 1 búp bê, 1 số đồ chơi. * Trẻ: 1 búp bê, 1 số đồ chơi. 3 bức tranh còn thiếu. Bút chì, màu tô. III/ Tổ chức hoạt động: 1/ Hoạt động 1: Ôn luyện phía phải, trái của bản thân trẻ. - Cho cháu đi chơi nhà bạn Lan. - Trước khi đi các cháu vận động cho cơ thể khỏe mạnh. + Trẻ đặt tay phải (trái) lên hông phải (trái). + Nghiêng đầu sang phải (trái). + Dậm chân phải (trái). 2/ Hoạt động 2: Xác định phía phải, trái của đối tượng khác. - Cho trẻ đặt đồ chơi ở phía phải, phía trái của bạn Quỳnh và xác định phía phải, trái của bạn Quỳnh có gì? - Cho trẻ xác định bạn nào ở phía phải, phía trái của bạn. - Cho cháu chơi “Đoán xem âm thanh ở đâu”. 3/ Hoạt động 3: Luyện tập. - Chia trẻ ra 3 nhóm, phát mỗi nhóm 1 bức tranh vẽ bạn. Cho cả nhóm hội ý vẽ thêm các chi tiết để bức tranh thêm sinh động hơn. - Trong nhóm cử 1 bạn lên giải thích trong tranh phía phải, phía trái của bạn có gì? * Kết thúc hoạt động : - Nhận xét tuyên dương. TCCT: LỘN CẦU VỒNG Tiết 2: LQVH: THƠ “CÔ DẠY” I/ Yêu cầu: - Trẻ biết tên bài thơ, đọc thuộc bài thơ, biết tên tác giả. - Luyện trẻ đọc thơ, đọc đúng nhịp điệu bài thơ. - Giáo dục trẻ biết vâng lời cô giáo. II/ Chuẩn bị: * Cô: - Tranh minh họa nội dung bài thơ. * Trẻ: - Lá cây, giấy . III/ Tổ chức hoạt động: 1/ Hoạt động 1: - Trẻ hát “Tóm được rồi” - Trò chuyện về bản thân bé. - Dẫn dắt giới thiệu bài thơ “Cô dạy” của tác giả Phạm Hổ 2/ Hoạt động 2: Bé nghe đọc thơ. - Cô đọc thơ 2 lần. - Lần 2: Kết hợp cho trẻ xem tranh minh họa. - Giảng giải, đàm thoại: + Cô vừa đọc bài thơ gì? Tác giả của ai? + Cô dạy cháu những gì? + Khi tay bẩn cháu sẽ như thế nào? + Cháu có vâng lời cô giáo không? - Giáo dục trẻ. 3/ Hoạt động 3: Bé đọc thơ. - Trẻ đọc thơ: + Cả lớp, nhóm, cá nhân. Cô chú ý sửa sai cho trẻ. 4/ Hoạt động 4: Bé khéo tay. - Trẻ làm đồ chơi tặng bạn. * Kết thúc hoạt động. - Nhận xét tuyên dương.. * ĐÁNH GIÁ TRẺ: ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ...................................................
File đính kèm:
- TOI LA AI.doc