Giáo án Lý 7 tuần 3: Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng

Tiết 3

ỨNG DỤNG ĐỊNH LUẬT TRUYỀN THẲNG CỦA ÁNH SÁNG

I. Mục tiêu

 1. Kiến thức :

 - Nhận biết được bóng tối, bóng nửa tối và giải thích .

 - Giải thích được vì sao có hiện tượng nhật thực và nguyệt thực .

 2. Kỹ năng :

 - Vận dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng giải thích một số hiện tượng trong thực tế và hiểu được một số ứng dụng của định luật truyền thẳng ánh sáng .

II. Chuẩn bị của thầy và trò

1 đèn pin,1 quả pin ,vật cản bằng bìa dày, 1 màn chắn, 1 hình vẽ nhật thực và nguyệt thực .

III. Tổ chức lớp

1.Kiểm tra sĩ số

 2 . Các hình thức tổ chức dạy học : HS hoạt đông nhóm , cá nhân .

 

doc4 trang | Chia sẻ: tuananh27 | Lượt xem: 781 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lý 7 tuần 3: Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 3 Ngày soạn: 13/08/2011
Tiết 3 
ỨNG DỤNG ĐỊNH LUẬT TRUYỀN THẲNG CỦA ÁNH SÁNG
I. Mục tiêu 
 1. Kiến thức :
 - Nhận biết được bóng tối, bóng nửa tối và giải thích .
 - Giải thích được vì sao có hiện tượng nhật thực và nguyệt thực . 
 2. Kỹ năng :
 - Vận dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng giải thích một số hiện tượng trong thực tế và hiểu được một số ứng dụng của định luật truyền thẳng ánh sáng .
II. Chuẩn bị của thầy và trò 
1 đèn pin,1 quả pin ,vật cản bằng bìa dày, 1 màn chắn, 1 hình vẽ nhật thực và nguyệt thực .
III. Tổ chức lớp 
1.Kiểm tra sĩ số 
 2 . Các hình thức tổ chức dạy học : HS hoạt đông nhóm , cá nhân .
IV. Tổ chức hoạt đông dạy và học 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
HĐ1 : Kiểm tra 
 1/ Làm bài 2.4 SBT 
 2/ Phát biểu định luật truyền thẳng ánh sáng? Đường truyền của ánh sáng được biểu diễn như thế nào ?
HS : Hai học sinh lên bảng trả lời – HS dưới lớp nghe và nêu nhận xét .
HĐ2 : Quan sát hình thành khái niệm bóng tối, bóng nửa tối . 
GV: Yêu cầu các nhóm HS làm thí nghiệm như mô tả trong SGK .
HS : Làm thí nghiệm hình 3.1 theo nhóm .
GV : Yêu cầu các nhóm chỉ ra trên màn chắn vùng sáng , vùng tối .
GV? Giải thích vì sao các vùng đó lại tối hoặc sáng ?
HS : Vùng sáng nhận được đầy đủ ánh sáng từ nguồn sáng chiếu tới , vùng tối hoàn toàn không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng chiếu tới .
GV? Vì sao trên màn chắn lại có vùng hoàn toàn không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng chiếu tới ?
HS : Vì ánh sáng truyền theo đường thẳng , bị vật chắn chặn lại .
GV : Yêu cầu HS điền vào chỗ trống câu nhận xét .
HS : Hoàn thành câu nhận xét .
GV : Yêu cầu các nhóm HS làm thí nghiệm hình 3.2 SGK .
HS : Làm thí nghiệm theo nhóm .
GV? Hiện tượng có gì khác so với thí nghiệm 1 
HS : Trên màn chắn có 3 vùng sáng tối khác nhau .
GV : Yêu cầu HS trả lời C2 .
HS : Trả lời C2 và thảo luận về câu trả lời .
GV? Giữa thí nghiệm 1 và 2 bố trí thí nghiệm có gì khác nhau ?
HS : ở thí nghiệm 2 nguồn sáng rộng so với màn chắn( Hoặc có kích thước gần bằng vật chắn ).
GV? Bóng nửa tối khác bóng tối như thế nào ?
HS : Bóng nửa tối: Nhận được một phần ánh sáng từ nguốn sáng chiếu tới .
HS : Rút ra nhận xét .
HĐ3 : Hình thành khái niệm nhật thực .
GV? Trình bày quỹ đạo chuyển động của mặt trăng , mặt trời và trái đất ?
HS : Mô tả quỹ đạo chuyển động .
GV : Sửa sai và thông báo tiếp về hiện tượng nhật thực như SGK .
GV : Yêu cầu HS trả lời câu C3 .
HS : Trả lời C3 và thảo luận về câu trả lời 
GV : Yêu cầu HS chỉ ra trên hình 3.3 vùng nào trên mặt đất có nhật thực toàn phần và vùng nào có nhật thực một phần 
HS : Làm theo lệnh của GV .
HĐ4 : Hình thành khái niệm nguyệt thực 
GV : Thông báo về tính chất phản chiếu ánh sáng của mặt trănắngự quay của mặt trăng xung quanh trái đất và hiện tượng nguyệt thực .
GV : Yêu cầu HS chỉ ra trên hình 3.4 . Đứng chỗ nào trên mặt đất là ban đêm và nhìn thấy trăng sáng .
GV ? Mặt trăng ở vị trí nào thì đáng lẽ ta nhìn thấy trăng tròn nhưng mặt trăng lại bị trái đất che lấp hoàn toàn ( Nghĩa là có nguyệt thực toàn phần )? Mặt trăng ở vị trí nào thì ta nhìn thấy trăng sáng ?
HS : Lên bảng chỉ trên hình vẽ .
GV? Khi mặt trăng ở vị trí 2 ( hình 3.4 ), đứng ở vị trí A ta nhìn thấy trăng sáng nhưng chỉ nhìn thấy một phần của mặt trăng . Vì sao ?
HS : Trả lời .
GV : Làm thí nghiệm với mô hình hệ
Mặt trời – Trái đất – Mặt trăng 
GV : ở các vị trí đó , Mặt trăng vẫn được mặt trời chiếu sáng như ở các vị trí khác , nhưng vì ta đứng nghiêng nên không nhìn thấy toàn bộ phần được chiếu sáng mà chỉ nhìn thấy một phần ( Trăng khuyết )
HĐ5 : Vận dụng - Củng cố 
GV: Yêu cầu các nhóm HS làm thí nghiệm như C5 .
HS : Làm thí nghiệm theo nhóm và trả lời C5 .
GV : Hướng dẫn HS vẽ hình minh hoạ .
GV : Yêu cầu HS trả lời C6 .
HS : Trả lời C6 và thảo luận về câu trả lời .
GV : Treo bảng phụ yêu cầu HS điền vào chỗ trống :
+Bóng tối nằm ở phía sau vật ....không nhận được ánh sáng từ ....
+Bóng nửa tối nằm .......Nhận .....
+Nhật thực là do Mặt trời , Mặt trăng , Trái đất sắp xếp theo thứ tự trên đường thẳng :.........
GV? Nguyên nhân chung gây hiện tượng nhật thực và nguyệt thực là gì ?
HS : Do ánh sáng truyền theo đường thẳng .
HĐ6 : Hướng dẫn học ở nhà 
GV : Hướng dẫn :
 - Học bài kết hợp SGK và vở ghi - Thuộc phần ghi nhớ , giải thích lại câu C1 đến C6 .
 - Đọc phần “ Có thể em chưa biêt”
 - Làm bài tập 3.1 đến 3.4 SBT
 - Chuẩn bị bài : Định luật phản xạ ánh sáng 
Bài 2.4: Lấy một miếng bìa đục lỗ thứ 2 đặt sao cho lỗ trên miếng bìa này ở đúng điểm C . Nếu mắt vẫn nhìn thấy đèn thì ánh sáng đã đi qua C .
I.Bóng tối – Bóng nửa tối 
+ Thí nghiệm 1 .
* Nhận xét : Trên màn chắn đặt phía sau vật cản có một vùng không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng tới gọi là bóng tối .
+ Thí nghiệm 2 .
C2:
+ Vùng bóng tối ở giữa màn chắn 
+Vùng ở ngoài cùng được chiếu sáng đầy đủ .
+Vùng xen giữa bóng tối và vùng sáng sáng mờ . Gọi là bóng nửa tối .
* Nhận xét : Trên màn chắn đặt phía sau vật cản có một vùng chỉ nhận được ánh sáng từ một phần của nguồn sáng tới gọi là bóng nửa tối .
II. Nhật thực – Nguyệt thực 
1.Nhật thực :
C3: Nơi có nhật thực toàn phần nằm rtong vùng bóng tối của mặt trăng , bị Mặt trăng che khuất không cho ánh sáng Mặt trời chiếu đến . Vì thế đứng ở đó ta không nhìn thấy Mặt trời và trời tối lại .
2. Nguyệt thực :
III. Vận dụng 
C5: Khi miếng bìa lại gần màn chắn hơn thì bóng tối và bóng nửa tối đều thu hẹp lại hơn . Khi miếng bìa gần sát màn chắn thì hầu như không còn bóng nửa tối nữa , chỉ còn bóng tối rõ nét .
C6: Bóng đèn dây tóc có nguồn sáng nhỏ , vật cản lớn so với nguồn . Do đó không có ánh sáng tới bàn .
 Bóng đèn ống , nguồn sáng rộng so với vật cản , Bàn nằm trong vùng nửa tối sau quyển vở , nhận được 1 phần ánh sáng truyền tới vở nên vẫn đọc được sách .
V.Rút kinh nghiệm 
 Ký duyệt
 Ngày / /2011
 Tô Minh Đầy 

File đính kèm:

  • docTUAN 3.doc
Giáo án liên quan