Giáo án Lý 7 tuần 12: Nguồn âm

Tiết 12

CHƯƠNG II ÂM HỌC

NGUỒN ÂM

I. Mục tiêu

 1. Kiến thức :

 - Nêu được đặc điểm chung của các nguồn âm .

 - Nhận biết được một số nguồn âm thường gặp trong đời sống .

 2. Kỹ năng : Quan sát thí nghiệm kiểm chứng để rút ra đặc điểm của nguồn âm là dao động .

 3. Thái độ : Yêu thích môn học .

II. Chuẩn bị của thầy và trò

+ 1 sợi dây cao su mảnh; 1 dùi trống và trống; 1 âm thoa và búa cao su; 1 tờ giấy

+ 1 mẩu lá chuối .

III. Tổ chức lớp

 1.Kiểm tra sĩ số

 2 . Các hình thức tổ chức dạy học : HS hoạt đông nhóm , cá nhân .

 

doc3 trang | Chia sẻ: tuananh27 | Lượt xem: 876 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lý 7 tuần 12: Nguồn âm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12 Ngày soạn: 19/10/2011
Tiết 12 
CHƯƠNG II ÂM HỌC
NGUỒN ÂM
I. Mục tiêu 
 1. Kiến thức :
 - Nêu được đặc điểm chung của các nguồn âm .
 - Nhận biết được một số nguồn âm thường gặp trong đời sống .
 2. Kỹ năng : Quan sát thí nghiệm kiểm chứng để rút ra đặc điểm của nguồn âm là dao động .
 3. Thái độ : Yêu thích môn học .
II. Chuẩn bị của thầy và trò 
+ 1 sợi dây cao su mảnh; 1 dùi trống và trống; 1 âm thoa và búa cao su; 1 tờ giấy 
+ 1 mẩu lá chuối .
III. Tổ chức lớp 
 1.Kiểm tra sĩ số 
 2 . Các hình thức tổ chức dạy học : HS hoạt đông nhóm , cá nhân .
IV. Tổ chức hoạt đông dạy và học 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
HĐ1 : Tổ chức tình huống học tập .
GV: Yêu cầu HS đọc thông báo của chương .
GV? Chương âm học nghiên cứu hiện tượng gì?
HS :Đọc phần đầu của chương trả lời câu hỏi của GV. HS khác bổ sung .
GV : Đặt vấn đề như phần mở bài SGK và nêu vấn đề nghiên cứu: Âm thanh được tạo ra như thế nào ?
HĐ2 : Nhận biết nguồn âm .
GV: Yêu cầu HS hãy cùng giữ im lặng và lắng tai nghe .
GV? Nêu những âm mà em nghe được và xem chúng được phát ra từ đâu ?
HS : Trả lời C1.
GV: Chỉ rõ những vật phát ra âm gọi là nguồn âm . Ví dụ : Tiếng nói của GV lớp bên cạnh được phát ra từ GV đó . GV đó là nguồn âm .
GV? Vậy . Thế nào là nguồn âm?
HS: Tự đưa ra khái niệm nguồn âm .
GV: Yêu cầu HS lấy ví dụ về nguồn âm .
HS: Trả lời C2: Một số nguồn âm : Tiếng trống phát ra từ trống Trống là nguồn âm ...
HĐ3 : Tìm hiểu đặc điểm chung của nguồn âm.
GV : Yêu cầu HS làm thí nghiệm theo nhóm 2 nguời như hướng dẫn SGK .
GV: Hướng dẫn HS quan sát và lắng nghe .
HS: Làm thí nghiệm , quan sát dây cao su và lắng nghe .
GV? Vị trí cân bằng của dây cao su là vị trí nào ?
HS: Vị trí cân bằng của dây cao su là vị trí đứng yên , nằm trên đường thẳng .
GV: Yêu cầu HS trả lời C3 .
HS: Trả lời C3: Dây cao su rung động và có âm phát ra .
GV: Yêu cầu các nhóm làm thí nghiệm 2 . Thay cốc thuỷ tinh bằng trống .
HS: Làm thí nghiệm gõ nhẹ vào mặt trống .
GV: Yêu cầu HS trả lời C4.
GV gợi ý : Phải kiểm tra như thế nào để biết mặt trống có rung động .
HS: Mặt trống phát ra âm, mặt trống rung động ( để mẩu giấy lên mặt trống mẩu giấy nảy nên nảy xuống ).
GV: Yêu cầu HS kiểm tra lại thí nghiệm .
HS: KIểm tra theo nhóm xem mặt trống có rung động không bằng cách để mẩu giấy lên mặt trống .
GV: Thông báo khái niệm dao động của vật .
GV: Hướng dẫn các nhóm làm thí nghiệm : Dùng búa gõ vào một nhánh của âm thoa , lắng nghe , quan sát .
HS: Làm thí nghiệm 3 theo nhóm 
GV: Yêu cầu HS trả lời C5
HS: Trả lời C5: Âm thoa dao động 
 Kiểm tra : Sờ nhẹ vào một nhánh của âm thoa thấy nhánh của âm thoa dao động .
GV? Qua 3 thí nghiệm . Hãy tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống hoàn thành kết luận trang 29
HĐ4 : Vận dụng - Củng cố .
GV : Yêu cầu HS trả lời C6. 
HS : Cuộn lá chuối thành kèn và thổi cho phát ra âm .
GV: Yêu cầu HS trả lời C7.
GV? Nếu các bộ phận đó đang phát ra âm mà muốn dừng lại thì phải làm thế nào ?
HS: Giữ cho vật đó không dao động .
GV: Yêu cầu HS trả lời C8.
GV gợi ý: Nếu có các băng giấy dán bên trong miệng ống , cột không khí trong ống dao động các băng giấy có dao động không ?
HS: Dùng băng giấy dán bên trong miệng ống 
GV: Làm thí nghiệm hình 10.4SGK . Dùng thìa gõ vào từng ống nghiệm cho HS quan sát và nghe .
GV? Bộ phận nào dao động phát ra âm .
GV? ống nào phát ra âm trầm nhất , ống nào phát ra âm bổng nhất ?
GV: Cho 1 HS lên trước lớp làm thí nghiệm:
Lần lượt thổi mạnh vào miệng các ống nghiệm và lắng nghe âm phát ra .
HS: Quan sát và lắng nghe âm phát ra.
GV? Cái gì dao động phát ra âm ?
GV? ống nào phát ra âm trầm nhất , ống nào phát ra âm bổng nhất ?
GV? Các vật phát ra âm có chung đặc điểm gì?
HS: Các vật phát ra âm đều dao động .
HĐ6 : Hướng dẫn học ở nhà 
GV : Hướng dẫn :
 - Học thuộc phần ghi nhớ 
 - Làm bài tập 10.1 đến 10.5 SBT
 - Chuẩn bị bài : Độ cao của âm .
I. Nhận biết nguồn âm .
- Vật phát ra âm gọi là nguồn âm 
II. Các nguồn âm có chung đặc điểm gì ?
* Thí nghiệm
1. Thí nghiệm 1
 SGK
2. Thí nghiệm 2
- Sự rung động ( chuyển động) qua lại vị trí cân bằng của vật gọi là dao động .
3. Thí nghiệm 3
* Kết luận : Khi phát ra âm các vật đều DAO ĐỘNG 
III. Vận dụng 
C7: 
+ Dây đàn ghi ta dao động phát ra tiếng đàn .
+ Cột không khí trong ống sáo dao động phát ra tiếng sáo .
C8:Dán băng giấy bên trong miệng ống , khi thổi băng giấy sẽ rung động .
C9: 
a/ ốmg nghiệm và nước trong ống nghiệm dao động phát ra âm .
b/ ống có nhiều nước nhất phát ra âm trầm nhất , ống có ít nước nhất phát ra âm bổng nhất .
c/ Cột không khí trong ống dao động phát ra âm .
d/ ống có ít nước nhất phát ra âm trầm nhất . ống có nhiều nước nhất phát ra âm bổng nhất .
V. Rút kinh nghiệm
	 Ký duyệt 
 Ngày 24/10/2011
 Tô Minh Đầy

File đính kèm:

  • docTUAN 12.doc
Giáo án liên quan