Giáo án lý 7: Mục tiêu chương I: Quang học
1.NÊU ĐƯỢC MỘT SỐ THÍ DỤ VỀ NGUỒN SÁNG.
-Phát biểu được định luật về sự truyền thẳng của ánh sáng.
-Nhận biết được các loại chùm sáng: Hội tụ, phân kỳ, song song.
-Vận dụng được định luật về sự truyền thẳng của ánh sáng để giải thích một số hiện tượng đơn giản
( ngắm đường thẳng, sự tạo thành bóng tối, bóng nửa tối, nhật thực, nguyệt thực,.)
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Ngày soạn:03/01/2008 Ngày giảng:08/1/2008 Tiết 17: TỔNG KẾT CHƯƠNG II: ÂM THANH. MỤC TIÊU: -Ôn tập, củng cố lại kiến thức về âm thanh. -Luyên tập cách vận dụng kiến thức về âm thanh vào cuộc sống. -Hệ thống hóa lại kiến thức của chương I và II. B.CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HỌC SINH. HS chuẩn bị đề cương ôn tập dựa theo phần tự kiểm tra. C.PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp. -Học bài trong 26 phút. -Kiểm tra giấy 15 phút. -Chữa bài 3 phút. D.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. *Ổn định (1 phút) *HOẠT ĐỘNG 1: ÔN LẠI KIẾN THỨC CƠ BẢN. I.TỰ KIỂM TRA. -GV: Hướng dẫn cả lớp thảo luận và thống nhất câu trả lời. 1.a.Các nguồn phát âm đều... b.Số dao động trong 1 giây là... Đơn vị tần số là... c. Độ to của âm được đo bằng đơn vị d.Vận tốc truyền âm trong không khí là ... e.Giới hạn ô nhiễm tiếng ồn làdB. 2.Đặt câu với các từ và cụm từ sau : a. Tần số, lớn, bổng. b.Tần số, nhỏ, trầm. c. Dao động, biên độ lớn, to. d. Dao động, biên độ nhỏ, nhỏ. 3.Hãy cho biết âm có thể truyền qua môi trường nào sau đây: a. Không khí. b.Chân không. c.Rắn. d. Lỏng. 4. Âm phản xạ là gì? 5.Hãy đánh dấu vào câu trả lời đúng. Tiếng vang là : 6. Chọn từ thích hợp trong khung điền 7. Trường hợp nào sau đây có ô nhiễm tiếng ồn ? 8.Hãy liệt kê một số vật liệu cách âm tốt. 1.dao động Tần số Hec (HZ) Đêxiben(dB) 340m/s 70 2.a,Tần số dao động càng lớn, âm phát ra càng bổng. b. Tần số dao động càng nhỏ, âm phát ra càng trầm. c, Dao động càng mạnh, biên độ lớn, âm phát ra to. d. Dao động yếu, biên độ nhỏ, âm phát ra nhỏ. 3.Âm có thể truyền qua môi trường: a.Không khí; b.Rắn. d.Lỏng. 4.Âm phản xạ là âm dội ngược trở lại khi gặp một mặt chắn. 5. D.Âm phản xạ nghe được cách biệt với âm phát ra. 6.a.Các vật phản xạ âm tốt là các vật cứng và có bề mặt nhẵn. b.Các vật phản xạ âm kém là các vật mềm và có bề mặt gồ ghề. 7.b.Làm việc tại nơi nổ mìn, phá đá. d. Hát karaôkê to lúc ban đêm. 8.Một số vật liệu cách âm tốt là: Bông, vải xốp, gạch, gỗ, bêtông. *HOẠT ĐỘNG 2: LÀM BÀI TẬP VẬN DỤNG. II VẬN DỤNG -GV: Hướng dẫn cả lớp thảo luận thống nhất câu trả lời -HS: Làm việc cá nhân phần “vận dụng” vào VBT. 1.Vật dao động phát ra âm trong đàn ghi ta là dây đàn. Vật dao động phát ra âm trong kèn lá là phần lá bị thổi. Vật dao động phát ra âm trong sáo là cột không khí trong sáo. Vật dao động phát ra âm trong trống là mặt trống. 2.C.Âm không thể truyền trong chân không. 3.a. Dao động của các sợi dây đàn mạnh, dây lệch nhiều khi phát ra tiếng to. Dao động của các sợi dây đàn yếu, dây lệch ít khi phát ra tiếng nhỏ. b. Dao động của các sợi dây đàn nhanh khi phát ra âm cao. Dao động của các sợi dây đàn chậm khi phát ra âm thấp. 4.Tiếng nói đã truyền từ miệng người này qua không khí đến hai cái mũ và lại qua không khí đến tai người kia. 5. Ban đêm yên tĩnh, ta nghe rõ tiếng vang của chân mình phát ra khi phản xạ lại từ hai bên tường ngõ. Ban ngày tiếng vang bị thân thể người qua lại hấp thụ, hoặc tiếng ồn trong thành phố át nên chỉ nghe thấy mồi tiếng chân. 6.A.Âm phát ra đến tai cùng một lúc với âm phản xạ. 7. Biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn cho bệnh viện nằm bên cạnh đường quốc lộ: -Treo biển báo cấm bóp còi gần bệnh viện. -Xây tường chắn xung quanh bệnh viện, đóng các cửa phòng để ngăn chặn đường truyền âm. -Trồng nhiều cây xanh xung quanh bệnh viện để hướng âm truyền đi theo đường khác. -Treo rèm ở cửa ra vào để ngăn chặn đường truyền âm cũng như để hấp thụ bớt âm. -Dùng nhiều đồ dùng mềm, có bề mặt xù xì để hấp thụ bớt âm. *HOẠT ĐỘNG 3: TRÒ CHƠI Ô CHỮ. -Theo hàng ngang: 1. Môi trường không truyền âm. 2.Âm có tần số lớn hơn 20000 Hz. 3. Số dao động trong 1 giây. 4.Hiện tượng âm dội ngược trở lại khi gặp mặt chắn. 5.Đặc điểm của các nguồn phát âm. 6. Hiện tượng xảy ra khi phân biệt được âm phát ra và âm phản xạ. 7.Âm có tần số nhỏ hơn 20 Hz. Từ hàng dọc là gì? -Chân không. - Siêu âm. - Tần số. -Phản xạ âm. -Dao động. -Tiếng vang. -Hạ âm. Từ hàng dọc là âm thanh. *HOẠT ĐỘNG 4 : KIỂM TRA 15 phút. Đề bài : I. Tìm từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong các câu sau : (1 điểm) Âm được tạo ra khi một vật .. 2 .( 1 điểm) Khi ta đang nghe đài thì màng loa của đài 3 ( 1 điểm).Số dao động trong một giây gọi là của âm. 4. ( 1 điểm) Đơn vị đo tần số là :.. II. Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng: 5.(1 điểm) Âm phát ra càng cao khi: A. độ to của âm càng lớn. B. thời gian để thực hiện một dao động càng lớn. C. tần số dao động càng tăng D. vận tốc truyền âm càng lớn. 6. (1 điểm) Âm phát ra càng to khi: A. Nguồn âm có kích thước càng lớn. B. Nguồn âm dao động càng mạnh C.Nguồn âm dao động càng nhanh. D. Nguồn âm có khối lượng càng lớn 7.( 1 điểm) Hãy chọn câu đúng. A. Âm không thể truyền qua nước. B. Âm không thể phản xạ. C. Âm truyền nhanh hơn ánh sáng. D. Âm không thể truyền trong chân không. 8. (1 điểm) Ta có thể nghe thấy tiếng vang khi: A. Âm phản xã đến tai ta trước âm phát ra. B. Âm phát ra và âm phản xạ đến tai ta cùng một lúc. C. Âm phát ra đến tai ta trước âm phản xạ. D. Âm phản xạ gặp vật cản. 9. (1 điểm) Vật phản xạ âm tốt là những vật có bề mặt : A.Phẳng và sáng. B. Nhẵn và cứng. C. Gồ ghề và mềm. D. Mấp mô và cứng. 10.(1 điểm)Em đi xa dần khán đài có dàn nhạc đang biểu diễn. Tiếng nhạc mà em nghe được : A. Càng kéo dài. B. Có vận tốc càng giảm. C. Càng nhỏ. D. Có tần số càng giảm. Đáp án 1.dao động 5. C.tần số dao động càng tăng. 2. dao động. 6.B.nguồn âm dao động càng mạnh 3. tần số của âm 7. D.âm không thể truyền trong chân không. 4. Hz ( Héc) 8.C.âm phát ra đến tai ta trước âm phản xạ. 9. nhẵn và cứng. 10. C. Càng nhỏ. E. RÚT KINH NGHIỆM. .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Ngày soạn:12/01/2008 Ngày giảng:15/01/2008 Tiết 19: Chương III: ĐIỆN HỌC. MỤC TIÊU: 1.Nhận biết nhiều vật bị nhiễm điện khi cọ xát. -Giải thích được một số hiện tượng nhiễm điện do cọ xát trong thực tế. -Biết chỉ có hai loại điện tích là điện tích dương và điện tích âm; hai điện tích cùng dấu thì đẩy nhau, trái dấu thì hút nhau. -Nêu được cấu tạo nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương, quay xung quanh hạt nhân là các êlẻctôn mang điện tích âm; nguyên tử trung hoà về điện. 2.Mô tả TN tạo ra dòng điện và biết dòng điện là dòng chuyển dời có hướng của các điện tích. -Biết muốn tạo ra dòng điện phải có các nguồn điện. -Kể tên các nguồn điện thông dụng. -Mắc được một mạch điện kín gồm pin, bóng đèn pin, ngắt điện và dây nối. -Vẽ được sơ đồ cuả mạch điện đơn giản. -Biết cách kiểm tra một mạch điện hở và cách khắc phục. 3. Phân biệt được vật liệu dẫn điện và vật liệu cách điện. -Kể tên được một số vật liệu dẫn điện và vật liệu cách điện thông dụng. -Nêu được dòng điện trong kim loại là dòng chuyển dời có hướng của các êlẻctôn. 4.Biết dòng điện có 5 tác dụng chính : Tác dụng nhiệt, tác dụng hoá học, tác dụng từ, tác dụng quang học và tác dụng sinh lí. Nêu được biểu hiện của các tác dụng đó. 5. Nhận biết được cường độ dòng điện thông qua tác dụng mạnh, yếu của nó. -Biết cách sử dụng ampekế để đo cường độ dòng điện. 6. Biết giữa hai cực của một nguồn điện hoặc giữa hai đầu của một vật dẫn điện đang có dòng điện chạy qua thì có một hiệu điện thế, hiệu điện thế này có thể đo được bằng một vôn kế; nhờ có hiệu điện thế này thì mới có dòng điện. -Biết cách sử dụng vônkế để đo hiệu điện thế. 7.Phân biệt được mạch điện mắc nối tiếp và mạch điện mắc song song. -Biết mắc nối tiếp hai bóng đèn, mắc song song hai bóng đèn trong một mạch điện. -Phát hiện được bằng thực hành quy luật về hiệu điện thế trong mạch mắc nối tiếp và quy luật về cường độ dòng điện trong mạch mắc song song. 8.Tuân thủ các quy tắc an toàn khi sử dụng điện. SỰ NHIỄM ĐIỆN DO CỌ SÁT. A.MỤC TIÊU: 1.Kiến thức: -HS mô tả được một hiện tượng hoặc một TN chứng tỏ vật bị nhiễm điện do cọ xát. -Giải thích được một số hiện tượng nhiễm điện do cọ xát trong thực tế (chỉ ra các vật nào cọ xát với nhau và biểu hiện của sự nhiễm điện). 2.Kỹ năng: Làm TN cho vật bằng cách cọ xát. 3. Thái độ: Yêu thích môn học, ham hiểu biết, khám phá thế giới xung quanh. B.CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS: Mỗi nhóm HS (Đồ dùng có ở PTN): - 1 thước nhựa, 1 thanh thuỷ tinh hữu cơ, 1 mảnh nilông. -1 quả cầu nhựa xốp có xuyên sợi chỉ khâu, 1 giá treo. -1 mảnh len hoặc một mảnh lông thú, 1 mảnh dạ, 1 mảnh lụa sấy khô. -1 số mẩu giấy vụn.-1 mảnh tôn.-1 mảnh nhựa.-1 bút thử điện thông mạch. C. PHƯƠNG PHÁP: Trực quan, đàm thoại. D. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. *ỔN ĐỊNH (1 phút) *H. Đ.1: TỔ CHỨC TÌNH HUỐNG HỌC TẬP (6 phút) -GV gọi 2 HS mô tả hiện tượngổtong ảnh đầu chương III (SGK), nêu thêm các hiện tượng khác? -Gọi HS nêu mục tiêu chương III. -Để tìm hiểu các loại điện tích, trước hết ta tìm hiểu một trong các cách nhiễm điện cho các vật là “Nhiễm điện do cọ xát”’. -Vào những ngày hanh khô khi cởi áo bằng len hoặc dạ em đã từng thấy hiện tượng gì? -GV: Hiện tượng sấm sét là hiện tượng nhiễm điện do cọ xát. -HS quan sát tranh vẽ tr 47 SGK, nêu ví dụ khác. -Đọc SGK tr 47, nêu được những mục tiêu cần đạt được của chương III. -HS nêu được: Khi cởi áo len, dạ trong tối thấy chớp sáng li ti và tiếng lách tách. H. Đ 2: LÀM TN PHÁT HIỆN VẬT BỊ CỌ XÁT CÓ KHẢ NĂNG HÚT CÁC VẬT KHÁC. ( 15 phút) I. VẬT NHIỄM ĐIỆN. -Yêu cầu HS đọc TN 1, nêu các dụng
File đính kèm:
- BO GIAO AN VAT LY 7 CA NAM.doc