Giáo án Luyện từ và câu Lớp 3 - Nguyễn Thị Tuyết Sương

1. MỞ ĐẦU

- Trong giờ Tiếng Việt hôm nay, chúng ta sẽ học bài đầu tiên của phần Luyện từ và câu. Các bài tập Luyện từ và câu trong chương trình sẽ giúp các em mở rộng vốn từ, biết cách dùng từ và biết nói thành câu, tiến tới nói và viết hay.

- Giờ Luyện từ và câu đầu tiên, chúng ta sẽ ôn tập về các từ chỉ sự vật và làm quen với biện pháp tu từ so sánh.

2. DẠY – HỌC BÀI MỚI

Bài 1

- Gọi HS đọc đề bài.

- GV gọi 4 HS lên bảng thi làm bài nhanh. Yêu cầu HS dưới lớp dùng bút chì gạch chân dưới các từ chỉ sự vật có trong khổ thơ.

- GV chữa bài, tuyên dương HS làm bài đúng, nhanh nhất. Yêu cầu HS dưới lớp đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.

Bài 2

- Giới thiệu về so sánh: Trong cuộc sống hằng ngày khi nói đến một sự vật, sự việc nào đó, các em đã biết nói theo cách so sánh đơn giản, ví dụ: Râu ông dài và bạc như cước; Bạn Thu cao hơn bạn Liên; Búp bê xinh như một đoá hoa hồng; Trong bài học hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu vẻ đẹp của các câu thơ, câu văn có dùng cách so sánh.

- Yêu cầu HS đọc đề bài.

 

doc57 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 22/02/2022 | Lượt xem: 377 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Luyện từ và câu Lớp 3 - Nguyễn Thị Tuyết Sương, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à thơ Tố Hữu. Mẹ Nguyên Thị Suốt là một người phụ nữ anh hùng, quê ở tỉnh Quảng Bình. Trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước, mẹ làm nhiệm vụ đưa bộ đội qua sông Nhật Lệ. Mẹ đã dũng cảm vượt qua bơm đạn đưa hàng ngàn chuyến đò chở cán bộ qua sông an toàn. Khi viết về mẹ Suốt, tác giả đã dùng những từ ngữ của quê hương Quảng Bình của mẹ làm cho bài thơ càng hay hơn.
- Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau thảo luận cùng làm bài.
- Nhận xét và đưa đáp án đúng.
Bài 3
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Dấu chấm than thường được sử dụng trong các câu thể hiện tình cảm, dấu chấm hỏi dùng ở cuối câu hỏi. Muốn làm bài đúng, trước khi điền dấu câu vào ô trống nào, em phải đọc thật kĩ câu văn có dấu cần điền.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Chữa bài và cho điểm HS.
3. CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS về nhà ôn lại các bài tập và chuẩn bị bài Ôn tập về từ chỉ đặc điểm, ôn tập câu: Ai thế nào? 
- 2 HS lên bảng, HS cả lớp theo dõi và nhận xét bài làm của các bạn.
- Nghe GV giới thiệu bài.
- 1 HS đọc trước lớp.
- Nghe giảng.
- Tiến hành trò chơi theo hướng dẫn của GV.
Đáp án:
+ Từ dùng ở miền Bắc: bố, mẹ, anh cả, quả, hoa, dứa, sắn, ngan.
+ Từ dùng ở miền Nam: ba, má, anh hai, trái, bông, thơm, khóm, mì, vịt xiêm.
- 2 HS đọc đề bài.
- Nghe GV giới thiệu về xuất xứ của đoạn thơ.
- Làm bài theo cặp, sau đó một số HS đọc bài của mình trước lớp.
- Chữa bài theo đáp án:
chi, gì, rứa – thế, nờ – à, hắn – nó, tui – tôi.
- 1 HS đọc yêu cầu, 1 HS đọc đoạn văn của bài.
- Bài tập yêu cầu chúng ta điền dấu chấm than hoặc dấu chấm hỏi vào ô trống.
- Nghe giảng.
- 1 HS làm bài trên bảng lớp, cả lớp làm bài vào vở, sau đó nhận xét làm bài trên bảng của bạn.
Đáp án:
Một người kêu lên: cá heo!
A! Cá heo nhảy múa đẹp quá!
Có đau không, chú mình? Lần sau, khi nhảy múa, phải chú ý nhé!
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
Thứ	 , ngày tháng năm 200
Tiết 13 LUYỆN TỪ VÀ CÂU
I. MỤC TIÊU
Ôn tập về từ chỉ đặc điểm: tìm đúng các từ chỉ đặc điểm trong đoạn thơ cho trước; tìm đúng các đặc điểm của các sự vật được so sánh với nhau.
Ôn tập mẫu câu: Ai (cái gì, con gì) thế nào?
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Các câu thơ, câu văn trong các bài tập viết sẵn trên bảng hoặc bảng phụ, giấy khổ to.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. KIỂM TRA BÀI CŨ
- Gọi 3 HS lên bảng làm miệng 3 bài tập của giờ Luyện từ và câu tuần trước.
- Nhận xét và cho điểm HS.
2. DẠY – HỌC BÀI MỚI
2.1. Giới thiệu bài 
- GV nêu mục tiêu giờ học và ghi tên bài lên bảng.
2.2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu bài .
- Giới thiệu về từ chỉ đặc điểm: Khi nói đến mỗi người, mỗi vật, mỗi hiện tượng xung quanh chúng ta đều có thể nói kèm cả đặc điểm của chúng. Ví dụ: đường ngọt, muối mặn, nước trong, hoa đỏ, chạy nhanh thì các từ ngọt, mặn, trong, đỏ, nhanh chính là các từ chỉ đặc điểm của các sự vật vừa nêu.
- Yêu cầu HS suy nghĩ và gạch chân dưới các từ chỉ đặc điểm có trong đoạn thơ trên.
- Chữa bài và cho điểm HS.
Bài 2
- Gọi HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS đọc câu thơ a)
- Hỏi: Trong câu thơ trên, các sự vật nào được so sánh với nhau?
- Tiếng suối được so sánh với tiếng hát về đặc điểm nào?
- Yêu cầu HS suy nghĩ và tự làm các phần còn lại.
- Nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS đọc câu văn a)
- Hỏi: Ai rất nhanh trí và dũng cảm?
- Vậy bộ phận nào trong câu: Anh Kim Đồng rất dũng cảm trả lời cho câu hỏi Ai?
- Anh Kim Đồng như thế nào?
- Vậy bộ phận nào trong câu Anh Kim Đồng rất nhanh trí và dũng cảm trả lời cho câu hỏi như thế nào?
- Yêu cầu HS làm các phần còn lại của bài.
- Chữa bài và cho điểm HS.
*Mở rộng:
- Yêu cầu HS suy nghĩ và cho biết bộ phận trả lời câu hỏi như thế nào? Trong các câu trên là nói về đặc điểm hay hoạt động của bộ phận ai (cái gì, con gì)?
- Gọi một số HS đặt câu theo mẫu Ai (cái gì, con gì) như thế nào?
3. CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS về nhà ôn lại các bài tập trong tiết học, tìm các từ chỉ đặc điểm của các vật, con vật xung quanh em và đặt câu với mỗi từ em tìm được theo mẫu Ai (cái gì, con gì) như thế nào?
- 3 HS lên bảng làm baiø, HS cả lớp theo dõi và nhận xét.
- Nghe GV giới thiệu bài.
- 1 HS đọc yêu cầu, 1 HS đọc đoạn thơ.
- 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở bài tập. Đáp án: xanh, xanh mát, bát ngát, xanh ngắt.
- 1 HS đọc đề bài trước lớp.
- 1 HS đọc.
- Tiếng suối được so sánh với tiếng hát.
- Tiếng suối trong như tiếng hát xa.
- 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Đáp án:
b) Ông hiền như hạt gạo.
 Bà hiền như suối trong.
c) Giọt nước cam Xã Đoài vàng như giọt mật.
- 1 HS đọc trước lớp.
- HS đọc: Anh Kim Đồng rất nhanh trí và dũng cảm.
- 1 HS trả lời: Anh Kim Đồng.
- Bộ phận Anh Kim Đồng.
- Anh Kim Đồng rất nhanh trí và dũng cảm.
- Bộ phận đó là rất nhanh trí và dũng cảm.
- 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- Đáp án:
b) Những hạt sương sớm/ 
 Cái gì?
Long lanh như những bóng đèn pha lê
 Như thế nào?
c) Chợ hoa trên đường Nguyễn 
 Cái gì?
Huệ đông nghịt người.
 Như thế nào?
- Bộ phận trả lời câu hỏi như thế nào? Cho ta biết về đặc điểm của bộ phận trả lời câu hỏi ai (cái gì, con gì)?
- 3 đến 4 HS đặt câu, cả lớp theo dõi và nhận xét.
- Nghe GV dặn dò cuối tiết học.
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
Thứ	 , ngày tháng năm 200
Tiết 14 LUYỆN TỪ VÀ CÂU
I. MỤC TIÊU
Mở rộng vốn từ về các dân tộc: kể được tên của một số dân tộc thiểu số ở nước ta, làm đúng bài tập điền các từ cho trước vào chỗ trống.
Đặt được câu có hình ảnh so sánh.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Các câu văn trong bài tập 2, 4 viết sẵn trên bảng phụ.
Thẻ từ ghi sẵn các từ cần điền ở bài tập 2.
Tranh ảnh minh hoạ ruộng bậc thang, nhà rông.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. KIỂM TRA BÀI CŨ
- Yêu cầu HS làm miệng bài tập 1, 3 của tiết luyện từ và câu tuần trước.
- Nhận xét và cho điểm HS.
2. DẠY – HỌC BÀI MỚI
2.1. Giới thiệu bài 
Trong giờ học hôm nay, chúng ta sẽ cùng mở rộng vốn từ về các dân tộc, sau đó tập đặt câu có sử dụng so sánh.
2.2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1
- Gọi 2 HS đọc yêu cầu bài .
- Hỏi: Em hiểu thế nào là dân tộc thiểu số?
- Người dân tộc thiểu số thường sống ở đâu trên đất nước ta.
- Chia HS thành 4 nhóm, phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy khổ to, 1 bút dạ, yêu cầu các em trong nhóm tiếp nối nhau viết tên các dân tộc thiểu số ở nước ta mà em biết vào giấy. (Về đáp án của bài tập này GV có thể xem phần phụ lục giới thiệu về 54 dân tộc Việt Nam cuối bài thiết kế này)
- Yêu cầu HS viết tên các dân tộc thiểu số vừa tìm được vào vở.
Bài 2
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS suy nghĩ và tự làm bài.
- Yêu cầu HS ngồi cạnh đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau, sau đó chữa bài.
- Yêu cầu HS cả lớp đọc các câu văn sau khi đã điền từ hoàn chỉnh.
- GV: Những câu văn trong bài nói về cuộc sống, phong tục của một số dân tộc thiểu số ở nước ta. (Có thể giảng thêm về ruộng bậc thang: là ruộng nương được làm trên núi đồi, để tránh xói mòn đất, người dân đã bạt đất ở các sườn đồi thành các bậc thang và trồng trọt ở đó; Nhà rông là ngôi nhà cao, to, làm bằng nhiều gỗ quý, chắc. Nhà rông của các dân tộc Tây Nguyên là nơi thờ thần linh, nơi tập trung buôn làng vào những ngày lễ hội (giống như đình làng ở vùng đồng bằng của người Kinh).
- Nếu có tranh ảnh về ruộng bậc thang, nhà rông thì GV cho HS quan sát hình.
2.3. Luyện tập về so sánh
Bài 3
- Yêu cầu HS đọc đề bài 3.
- Yêu cầu HS quan sát cặp hình thứ nhất và hỏi: Cặp hình này vẽ gì?
- Hướng dẫn: Vậy chúng ta sẽ so sánh mặt trăng với quả bóng hoặc quả bóng với mặt trăng. Muốn so sánh được chúng ta phải tìm được điểm giống nhau giữa mặt trăng và quả bóng. Hãy quan sát hình và tìm điểm giống nhau của mặt trăng và quả bóng.
- Hãy đặt câu so sánh mặt trăng và quả bóng.
- Yêu cầu HS suy nghĩ và tự làm các phần còn lại, sau đó gọi HS tiếp nối đọc câu của mình.
- Nhận xét bài làm của HS.
Bài 4
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Hướng dẫn: Ở câu a) muốn điền đúng các em cần nhớ lại câu ca dao nói về công cha, nghĩa mẹ đã học ở tuần 4; câu b) Em hãy hình dung đến những lúc phải đi trên đường đất vào trời mưa và tìm trong thực tế cuộc sống các chất có thể làm trơn mà em đã gặp (dầu nhớt, mỡ,) để viết tiếp câu so sánh cho phù hợp; với phần c) em có thể dựa vào hình ảnh so sánh mà bạn Páo đã nói trong bài tập đọc Nhà bố ở.
- Yêu cầu HS đọc câu văn của mình sau khi đã điền từ ngữ. Nhận xét và cho điểm HS.
3. CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS viết lại và ghi nhớ tên của các dân tộc thiểu số ở nước ta, t

File đính kèm:

  • docgiao_an_luyen_tu_va_cau_lop_3_nguyen_thi_tuyet_suong.doc
Giáo án liên quan