Giáo án lớp 5 - Tuần 9, thứ ba

I/ Mục tiêu:

- Giúp các em biết những nguyên nhân chính gây tai nạn giao thông (do con người,do phương tiện giao thông, do đường, do thời tiết).

- Cách phòng tránh tai nạn.

II/ Chuẩn bị:

- Tranh vẽ trong SGK.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc6 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1307 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 5 - Tuần 9, thứ ba, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ ba ngày 20 tháng 10 năm 2009
ATGT: BÀI 4 NGUYÊN NHÂN GÂY TAI NẠN GIAO THÔNG (T2)
I/ Mục tiêu:
Giúp các em biết những nguyên nhân chính gây tai nạn giao thông (do con người,do phương tiện giao thông, do đường, do thời tiết).
Cách phòng tránh tai nạn.
II/ Chuẩn bị:
Tranh vẽ trong SGK..
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HĐ CỦA GIÁO VIÊN
HĐ CỦA HỌC SINH
1/ Ổn định: Hát
2/ KTBC:
3/ Bài mới:
Giới thiệu bài.
Cho các em quan sát trang ở SGK.
HD các em quan sát và trả lời câu hỏi gợi ý.
Nêu những nguyên nhân chính gây tai nạn giao thông.:
+ Do con người tham gia giao thông không tập trung chú ý. Không hiểu hoặc không chấp hành luật giao thông.
+ Do phương tiện giao thông: Phương tiện không đảm bảo.
+ Do đường: Dường gồ ghề, quanh co, không có đèn tín hiệu, đường hẹp, có nhiều chỗ giao nhau với đường nhỏ, thiếu tín hiệu đèn ...
+ Do thời tiết: Mưa bão làm đường lầy, trơn, sạt lỡ, sương mù che khuất tầm nhìn...
HD các em hiểu về cách phòng tránh tai nạn giao thông: Khi đi luôn tập trung chú ý, khi tham giao giao thông mọi người phải có ý thức chấp hành luật giao thông, có phương tiện giao thông tốt, đảm bảo đủ điều kiện đi trên đường.
Rút ra phần ghi nhớ: Khi tham gia giao thông cần có phương tiện tốt và chấp hành luật giao thông đường bộ.
4/ Củng cố dặn dò:Về nhà học bài và chuần bị bài 5.
Hát
Quan sát
Trả lời và nhận xét bổ sung.
Nghe hướng dẫn
Nhắc lại phần ghi nhớ.
TOÁN: THỰC HÀNH NHẬN BIẾT VÀ VẼ GÓC VUÔNG BẰNG Ê KE
TẬP ĐỌC: ĐẤT CÀ MAU
I/ Mục tiêu:
N3: - Biết sử dụng ê ke để kiểm tra, nhận biết góc vuông, góc không vuông và vẽ được góc vuông trong trường hợp đơn giản.
 - Làm được các bài tập: 1, 2, 3.
N5: - Đọc đúng bài văn và biết nghỉ hơi đúng dấu chấm, phẩy trong bài văn.
 - Hiểu nội dung ý nghĩa: Sự khắc nghiệt của thiên nhiên Cà Mau góp phần hun đúc tính cách kiên cường của con người Cà Mau.(Trả lời được các câu hỏi trong SGK). 
II/ Chuẩn bị:
N3: - SGK, vở bài tập.
N5: - SGK.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Nhóm 3
Nhóm 5
1/KTBC: 
2/ Bài mới:
HS: - Chuẩn bị bài mới.
GV: - Giới thiệu bài ghi đề.
 - HD giúp các em Biết sử dụng ê ke để kiểm tra, nhận biết góc vuông, góc không vuông và vẽ được góc vuông trong trường hợp đơn giản
 - HD dùng ê ke vẽ góc vuông biết đỉnh và một cạnh cho trước(bài tập 1), gọi 3 HS lên bảng làm lớp làm bài vào vở.
HS: - Lên bảng làm B1, lớp làm bài vào vở tập.
GV: - Nhận xét và HD B2, B3. theo yêu cầu bài tập.
HS: - Làm bài tập vào vở.
GV:- HD thêm bài tập 3 và cho các em làm bài vào vở tập.
HS: Làm bài theo yêu cầu.
GV: - Thu vở chấm bài , sửa sai, HD lại giúp các em làm bài đúng theo yêu cầu bài .
HS: - Sữa lại bài tập, nhắc lại ghi nhớ.
3/ Củng cố, dặn dò: Về nhà làm lại bài tập sai và chuẩn bị bài mới: Đề- ca-mét, Hét-tô-mét
GV: - Giới thiệu bài ghi đề.
 - Đọc bài lần 1 và HD các em luyện đọc theo yêu cầu. 
HS: - Luyện đọc từng đoạn văn trong bài.
GV: - Gọi HS đọc từng câu, đoạn.
 - Nghe và chỉnh sửa nhịp đọc của các em.
 - HD và nêu câu hỏi gợi ý SGK cho các em đọc và tự tìm hiểu nội dung bài văn.
HS: - Đọc bài và tìm hiểu bài học dựa vào các câu hỏi SGK.
+Mưa ở Cà Mau có gì khác thường?
+ Cây cối trên đất Cà Mau mọc ra sao?
+ Người Cà Mau dựng nhà cửa như thế nào?
+ Người dân Cà Mau có tính cách như thế nào?
+ Bài văn trên có mấy đoạn?
GV: - Gọi các em đọc và trả lời câu hỏi, lớp bổ sung thêm ý.
 - Giảng bài và giải nghĩa một số từ ngữ mới và rút ra nội dung bài học viết lên bảng.
 - Đọc bài lần 2 và HD cho các em luyện đọc theo đoạn, bài.
HS: Luyện đọc bài.
GV: Nghe và chính sửa nhịp đọc .
HS: Đọc lại cả bài và nhắc lại nội dung bài học.
GV: Về nhà tập đọc bài và chuẩn bị bài mới: Ôn tập giữa kì I (Tiết 1).
ĐẠO ĐỨC: CHIA SẺ VUI BUỒN CÙNG BẠN
TOÁN: VIẾT CÁC SỐ ĐO KHỐI LƯỢNG DƯỚI DẠNG SỐ THẬP PHÂN
I/ Mục tiêu:
N3: - Biết được bạn bè cần phải chia sẻ với nhau khi có chuyện vui buồn.
 - Nêu được một vài việc làm cụ thể chia sẻ vui buồn cùng bạn
 - Biết chia sẻ vui buồn cùng bạn trong cuộc sống hằng ngày.
N5: - Biết viết số đo khối lượng dưới dạng số thập phân.
 - Làm được các bài tập: 1,2(a),3.
II/ Chuẩn bị:
N3: - Vở bài tập đạo đức.
N5: - SGK, vở bài tập toán.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Nhóm 3
Nhóm 5
1/KTBC: 
2/ Bài mới:
HS: - Chuẩn bị bài mới.
GV:- Giới thiệu bài mới ghi đề.
 - Cho các em quan sát tranh và làm bài tập 1 trong vở bài tập đạo đức.
HS:- Tìm hiểu và làm bài theo gợi ý.
GV:- Gọi các em trả lời câu hỏi gợi ý trong bài tập, nhận xét và giảng bài. HD bài tập 2 và cho các em tìm hiểu và trả lời.
HS:- Làm bài tập 2 vở bài tập.
GV:- Gọi các em nêu yêu cầu bài tập 2 và trả lời yêu cầu của bài, nhận xét và giúp các em hiểu được bạn bè cần phải chia sẻ với nhau khi có chuyện vui buồn.
 - Nêu được một vài việc làm cụ thể chia sẻ vui buồn cùng bạn
 - Biết chia sẻ vui buồn cùng bạn trong cuộc sống hằng ngày.
HS:- Tập liên hệ thực tế về những việc làm giúp đỡ bạn
3/ Củng cố, dặn dò: Về nhà học bài và chuẩn bị tiết tiếp theo: chia sẻ vui buồn cùng bạn (T2) 
GV:- Giới thiệu bài mới ghi đề
 - HD giúp các em biết viết số đo khối lượng dưới dạng số thập phân.
 - HD và gọi 1 HS lên bảng làm bài tập 1, lớp làm bài vào vở tập.
HS:- Làm bài tập 1 theo yêu cầu của GV.
Bài 1/ Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm:
4 tấn 562 kg = 4,562 tấn
3 tấn 14 kg = 3,014 tấn
12 tấn 6 kg = 12, 006 tấn
500kg = 0,500 tấn
GV:- Nhận xét bài làm của các em và HD bài tập 2 và cho các em làm vào vở tập.
HS:- Làm bài tập 2 vào vở.
Bài 2/ Viết các số đo sau dưới dạng số thập phân với đơn vị đo là kg
2kg50g = 2,050 kg; 45kg23g = 45,023 kg
10kg3g = 10,003 kg; 500g = 0,500 kg
GV:- Nhận xét và HD thêm giúp các em làm bài đúng theo yêu cầu bài tập, HD bài tập 3: và cho các em làm bài vào vở tập.
HS:- Làm bài theo mẫu yêu cầu bài tập.
 Giải
Lượng thịt cần thiết để nuôi 6 con sư tử đó trong một ngày là.
 9 x 6 = 54 (kg)
Lượng thịt cần thiết để nuôi 6 con sư tử đó trong 30 ngày là.
 54 x 30 = 1620 (kg)
 1620 kg = 1,620 tấn (hay 1,62 tấn)
 Đáp số: 1,620 tấn (hay 1,62 tấn)
GV:- Thu vở chấm và nhận xét bài làm của các em. HD lại các bài tập mà HS làm sai giúp các em sửa sai.
 - Về nhà làm lại BT sai và chuẩn bị bài mới: Viết các số đo diện tích dưới dạng số thập phân.
CHÍNH TẢ: ÔN TẬP (T3)
KHOA HỌC: THÁI ĐỘ ĐỐI VỚI NGƯỜI NHIỂM HIV/AIDS
I/ Mục tiêu:
N3:- Mức độ, yêu cầu về kĩ năng đọc như tiết 1.
 - Đặt được 2-3 câu theo mẫu Ai là gì?(BT2)
 - Hoàn thành được đơn xin tham gia sinh hoạt câu lạc bộ thiếu nhi phường (xã, quận, huyện) theo mẫu (BT3).
N5:- Xác định những hành vi tiếp xúc thông thường không lây nhiểm HIV.
 - Không phân biệt đối xử với người bị nhiểm HIV và gia đình của họ.
II/ chuẩn bị:
N3:- Viết bài tập 3 lên bảng lớp.
N5:- Tranh vẽ trong SGK.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Nhóm 3
Nhóm 5
1/ KTBC:
2/ Bài mới: 
HS:- Đọc lại các bài tập đọc đã học.
GV:- Giới thiệu bài – ghi đề
 - HD các em luyện đọc lại các bài tập đọc đã học, gọi các em đọc và trả lời câu hỏi gợi ý theo nội dùng của bài học.
HS: Đọc và trả lời câu hỏi.
GV:- Nhận xét tuyên dương các em. HD bài tập2,3 và cho các em tập đặt câu Ai là gì? Và cách hoàn thành được đơn xin tham gia sinh hoạt câu lạc bộ thiếu nhi xã theo yêu cầu, lớp làm bài vào vở.
HS:- Làm bài vào vở tập.
GV: Thu vở chấm chữa bài và hướng dẫn lại bài tập sai cho các em sửa lại bài.
HS: Sửa lại bài tập sai.
3/ Củng cố, dặn dò: Về nhà tiếp tục làm bài và chuẩn bị bài mới: Ôn tập (Tiết 4)
GV:- Giới thiệu bài – ghi đề
 - Cho các em mở SGK và quan sát tranh SGK và tập trả lời các câu hỏi về những hành vi tiếp xúc thông thường không lây nhiểm HIV.
HS:- Quan sát tranh tranh 1,2,3 SGK và trả lời câu hỏi SGK
GV:- Nêu câu hỏi gợi ý theo SGK gọi các em trả lời, lớp bổ sung.
 - Giảng giải bài .
 - Rút ra phần ghi nhớ trong bài (SGK trang 37) và cho các em đọc phần ghi nhớ.
HS:- đọc phần ghi nhớ và tập liên hệ đến gia đình mình.
GV:- Gọi HS liên hệ về gia đình mình. 
HS:- Liên hệ thực tế
- Về nhà học bài và chuẩn bị bài mới: Phòng tránh bị xâm hại.
TẬP ĐỌC* : LUYỆN ĐỌC BÀI TẬP ĐỌC ĐÃ HỌC
KỂ CHUYỆN : KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
I/ Mục tiêu:
N3:- Giúp các em luyện đọc các bài tập đọc đã học từ đầu năm đến nay.
N5:- Kể lại được một lần đi thăm cảnh đẹp ở địa phương; kể rõ địa điểm , diễn biến của câu chuyện.
 - Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn.
II/ Chuẩn bị:
N3:- SGK.
N5:Câu chuyện mẫu (Làng ông Tía).
II/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Nhóm 3
Nhóm 5
1/ KTBC:
2/ Bài mới:
HS: Luyện đọc lại bài “ Các em nhỏ và cụ già ”
GV:- Giao nhiệm vụ: bài tập đọc này ta đã học vậy yêu cầu các em luyện đọc đúng, nghỉ hơi đúng dấu chấm, dấu phẩy.
HS:- Luyện đọc theo yêu cầu.
 * HSY: đánh vần đọc trơn đoạn 1 của bài.
GV:- Gọi các em đọc, chỉnh sửa nhịp đọc của các em.
HS:- Tiệp tục luyện đọc theo yêu cầu.
GV:- Gọi những học sinh yếu đánh vần đọc trơn đoạn 1 của bài, chỉnh sửa nhịp đọc và tuyên dương những em có tiến bộ trong quá trình luyện đọc.
HS:- Tiếp tục luyện đọc theo yêu cầu.
GV:- Gọi học sinh có thể đọc thuộc một vài khổ thơ mà em thích.
3/ Củng cố dặn dò:
- Về nhà tập đọc bài và chuẩn bị bài mới.
GV:- Giới thiệu bài ghi đề.
 - HD các em kể lại câu chuyện mà các em đã được nghe (Ví dụ: làng ông Tía).
HS:- Tập kể lại những câu chuyện mà các em được nghe.
GV:- Gọi HS kể cho cả lớp nghe
HS:- Kể chuyện.
GV:- Gọi các em tập kể, lớp bổ sung thêm ý giúp câu chuyện hay hơn.
 - HD các em trao đổi với nhau về ý nghĩa của câu chuyện.
HS:- Trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện.
GV:- Gọi các em nêu lên ý nghĩa câu chuyện, GV nhận xét và rút ra ý nghĩa của câu chuyện, gọi các em nhắc lại.
HS:- Kể lại câu chuyện và nhắc lại ý nghĩa của câu chuyện.
GV: Về nhà kể lại câu chuyện cho bộ mẹ nghe và chuẩn bị bài mới: Ôn tập

File đính kèm:

  • docTHỨ BA.doc
Giáo án liên quan