Giáo án Lớp 5 - Tuần 9 - Năm 2011

I. Mục tiêu

- HS biết viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân.

- Làm được các bài tập 1, 2, 3, 4(a,c). HS khá, giỏi làm được bài 4(b,d) ở nhà.

* Mục tiêu riêng: HS làm được bài tập 1.

II. Các hoạt động dạy học

 

doc30 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1368 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp 5 - Tuần 9 - Năm 2011, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 của bài .
- Nêu miệng.
- Nhận xét.
Bài 2:
 * Đọc yêu cầu bài tập.
- Làm bảng con, nêu kết quả.
a/ 5,7 ; 32,85.
Bài 3
* Đọc yêu cầu bài tập.
- HS tự làm, chữa bài.
Bài 4:
* Đọc yêu cầu bài tập.
- Làm vở, chữa bảng.
Đáp số: 4500 m2 ;0,45 ha.
+ Nhận xét.
***************************************
Tập đọc (tiết 18 )
Đất Cà Mau
I, Mục đích yêu cầu
1. Đọc thành tiếng:
- Đọc đúng các tiếng, từ ngữ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ.
- Đọc trôi chảy được bài, ngắt nghỉ hơi đúng giữa các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ gợi tả, gợi cảm làm nổi bật sự khắc nghiệt của thiên nhiên ở Cà Mau và tính cách kiên cường của người Cà Mau.
- Đọc diễn cảm bài.
2. Đọc – hiểu:
- Hiểu các từ ngữ khó trong bài: phũ, phập phều, cơn thịnh nộ, hằng hà sa số, sấu...
- Hiểu nội dung bài: Thiên nhiên Cà Mau góp phần hun đúc nên tính cách con người Cà Mau.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ sgk.
- Bảng phụ...
III. Các hoạt động dạy học cụ thể:
A. Giới thiệu bài (10’)
1. ổn định tổ chức (2)
2. Kiểm tra bài cũ (3)
- Y/c HS đọc và nêu đại ý bài: Cái gì quý nhất.
- Nhận xét – cho điểm.
3. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài.
B. Phát triển bài(25’)
* Hoạt động 1: Luyện đọc
- y/ c 1 HS đọc bài.
- Bài chia làm mấy đoạn ?
+ Đoạn 1: Cà Mau là đất...nổi cơn dông.
+ Đoạn 2: Cà Mau đất xốp... thân cây đước.
+ Đoạn 3: Còn lại.
- Y/c HS luyện đọc tiếp nối.
- Y/c HS luyện đọc theo cặp.
- 1 Hs đọc toàn bài.
- GV đọc mẫu.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu bài:
- Mưa ở Cà Mau có gì khác thường?
- Em hình dung cơn mưa hối hả là cơn mưa như thế nào?
- Cây cối trên đất Cà Mau mọc ra sao?
- Người Cà Mau dựng nhà cửa như thế nào?
- Người dân Cà Mau có tính cách như thế nào?
- Nội dung bài nói nên điều gì?
* Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm.
- Hs đọc lại toàn bài theo đoạn.
- Y/c HS luyện đọc theo nhóm.
- Tổ chức cho HS luyện đọc diễn cảm đoạn 
- GV đọc mẫu.
- Y/c HS luyện đọc theo cặp
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
- Nhận xét- cho điểm.
* Hoạt động 4: (5)
- Nhắc lại nội dung bài.
- Chuẩn bị bài sau.
- Hát.
- 2 HS lên bảng.
- 1 HS đọc bài trước lớp.
- 1 Hs chia đoạn.
- HS luyện đọc tiếp nối kết hợp giải nghĩa một số từ khó trong bài.
- HS luyện đọc theo cặp.
- HS nghe.
- Mưa ở Cà Mau là mưa dông rất đột ngột, rất dữ dội nhưng chóng tạnh.
- Là cơn mưa rất nhanh, ào đến như con người hối hả làm một việc gì đó khi sợ bị muộn giờ.
- Cây cối mọc thành chòm, thành rặng, rễ dài, cắm sâu vào lòng đất để chống chọi với thời tiết khắc nghiệt. Cây bình bát, cây bầm quầy quần thành chòm, thành rặng, được mọc san sát.
- Nhà cửa dọc những bờ kênh, dưới những hàng đước xanh rì, từ nhà nọ sang nhà kia phải leo trên cầu bằng thân cây đước.
- Người dân Cà mau thông minh, giàu nghị lực, có tinh thần thượng võ, thích kể và thích nghe những câu chuyện kì lạ về sức mạnh và trí thông minh của con người.
* Thiên nhiên Cà Mau góp phần hun đúc tính cách kiên cường của người Cà Mau.
- 3 Hs đọc lại bài
- HS luyện đọc theo nhóm.
- HS luyện đọc diễn cảm
- HS nghe
- HS luyện đọc theo cặp.
- HS thi đọc diễn cảm.
***********************************************
Tập làm văn ( tiêt17 )
Luyện tập thuyết trình, tranh luận
I. Mục đích yêu cầu
- Biết cách thuyết trình, tranh luận về một vấn đề đơn giản, gần gũi với lứa tuổi HS.
- Biết đưa ra những lí lẽ, dẫn chứng cụ thể khi thuyết trình, tranh luận.
- Có thái độ bình tĩnh, tự tin, tôn trọng người khác khi tranh luận, diễn đạt lời nói ngắn gọn, rõ ràng.
II. Đồ dùng dạy học
- Bài tập 3a viết sẵn vào bảng phụ.
- Giấy khổ to và bút dạ
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
A. Giới thiệu bài (10’)
1. ổn định tổ chức (2)
2. Kiểm tra bài cũ (3)
- Gọi 3 HS đọc phần mở bài, thân bài và kết luận của một bài văn?
Nhận xét, cho điểm
3. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài
b. Phát triển bài (25’)
* Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1:
- Gọi HS đọc y/c và nội dung của bài tập.
- Y/c HS đọc phân vai bài Cái gì quí nhất?
- Y/c HS thảo luận theo cặp để trả lời câu hỏi của bài.
- Nêu từng câu hỏi và y/c HS trả lời. Gọi HS khác bổ sung, sửa chữa.
+ Các bạn Hùng, Quý, Nam tranh luận về vấn đề gì?
+ ý kiến của mỗi bạn nh thế nào?
+ Mỗi bạn đưa ra lí lẽ gì để bảo vệ ý kiến của mình?
+ Thầy giáo muốn thuyết phục ba bạn công nhận điều gì?
+ Thầy đã lập luận như thế nào?
+ Cách nói của thầy thể hiện thái độ tranh luận như thế nào?
- Qua câu chuyện của các bạn em thấy khi muốn tham gia tranh luận và thuyết phục người khác đồng ý với mình về một vấn đề nào đó em phải có những điều kiện gì?
- GV tóm tắt ý kiến HS.
Bài 2:
- Gọi HS đọc y/c và mẫu của bài tập.
- Tổ chức cho HS hoạt động trong nhóm để thực hiện y/c của bài.
- Gọi HS phát biểu.
- GV nhận xét, bổ sung ý kiến cho từng HS phát biểu.
Bài 3:
- Gọi HS đọc y/c của bài tập.
a) Y/c HS hoạt động nhóm
Đánh dấu vào những điều kiện cần có khi tham gia tranh luận, sắp xếp chúng theo thứ tự ưu tiên 1, 2, 3…
- Gọi đại diện 1 nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung, GV đánh dấu câu trả lời theo thứ tự ưu tiên vào bảng phụ
- Nhận xét, kết luận
b) Khi thuyết trình tranh luận, để tăng sức thuyết phục và bảo đảm phép lịch sự, người nói cần có thái độ như thế nào?
- GV ghi nhanh các ý kiến lên bảng.
* Hoạt động 2: Kết lụân (5)
- Nhắc lại nội dung bài.
- Chuẩn bị bài sau.
- Hát
- Đọc bài theo y/c của GV
- 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe.
- 5 HS đọc phân vai.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi thảo luận.
- Tiếp nối nhau trình bày, bổ sung ý kiến để có câu trả lời hoàn chỉnh.
+ Các bạn Hùng, Quý, Nam tranh luận vấn đề: Trên đời này, cái gì quí nhất ?
+ Hùng cho rằng quí nhất là lúa gạo. Quý cho rằng quí nhất là vàng. Nam cho rằng quí nhất là thì giờ.
+ Bạn Hùng cho rằng chẳng có ai không ăn mà lại sống đợc, lúa gạo nuôi sống con ngời nên nó quí nhất. Bạn Quí lại nói rằng vàng bạc có thể mua được lúa gạo nên vàng bạc là quí nhất. Bạn Nam thì dẫn chứng thầy giáo thường bảo thì giờ quí hơn vàng bạc, vậy thì giờ là cái quí nhất.
+ Thầy giáo muốn ba bạn công nhận rằng: Người lao động mới là quí nhất.
+ Thầy nói rằng lúa gạo, vàng bạc, thì giời đều rất quí nhưng chưa phải là thứ quí nhất. Không có người lao động thì không có người làm ra vàng bạc, lúa gạo và thời gian cũng trôi qua vô ích.
+ Thầy rất tôn trọng người đang tranh luận (là học trò của mình) và lập luận rất có tình có lý.
- HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến của mình.
- 2 HS đọc tiếp nối nhau trớc lớp.
- 4 HS ngồi 2 bàn trên dới tạo thành nhóm cùng trao đổi, đóng vai các bạn Hùng, Quý, Nam nêu ý kiến của mình trong nhóm.
- 3 HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến 
trước lớp.
- 2 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng.
a) 4 HS tạo thành 1 nhóm cùng trao đổi, làm bài.
- Lắng nghe.
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung sau đó đi đến thống nhất:
1. Phải có hiểu biết về vấn đề đợc thuyết trình, tranh luận.
2. Phải có ý kiến riêng về vấn đề được thuyết trình tranh luận.
3. Phải biết cách nêu lí lẽ và dẫn chứng.
- Lắng nghe.
b) HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến.
- Thái độ ôn tồn vui vẻ.
- Lời nói vừa đủ nghe.
- Tôn trọng người nghe.
- Không nên nóng nảy.
- Phải biết lắng nghe ý kiến của người khác.
- Không nên bảo thủ, cố tình cho ý kiến của mình là đúng.
*************************************
Khoa học (tiết 17 )
Thái độ đối với người nhiễm HIV/ AIDS
I. Mục tiêu:
Sau bài học, HS có khả năng:
- Xác định các hành vi tiếp xúc thông thường không lây nhiễm HIV.
- Có thái độ không phân biệt đối xử với người nhiễm HIV và gia đình của họ.
II. Đồ dùng:
- Hình minh hoạ trong sgk.
- Phiếu bài tập dành cho HS.
III. Các hoạt động dạy học cụ thể.
A. Giới thiệu bài (10’)
1. ổn định tổ chức (2)
2. Kiểm tra bài cũ (3)
- Chúng ta phải làm gì để phòng tránh HIV/ AIDS ?
- Gv nhận xét cho điểm.
3. Giới thiệu bài .
B. Phát triển bài (25’)
Hoạt động 1: 
* Mục tiêu: HS xác định được các hành vi tiếp xúc thông thường không lây nhiễm HIV.
* Cách tiến hành:
- Những hoạt động tiếp xúc nào không có khả năng lây truyền HIV/ AIDS ?
- Kết luận: Những hoạt động tiếp xúc thông thường không có khả năng lây nhiễm HIV.
Hoạt động 2:
* Mục tiêu: Giúp HS :
- Biết được trể em bị nhiễm HIV có quyền được học tập, vui chơi và sống chung cùng cộng đồng.
* Cách tiến hành.
- Tổ chức cho HS hoạt động theo cặp.
+ Y/c HS quan sát tranh trong sgk, đọc lời thoại của các nhân vật và trả lời câu hỏi:
+ Nếu các bạn đó là người quen của em, em sẽ đối xử với các bạn như thế nào? Vì sao?
- Nhận xét- bổ xung.
Hoạt động 3:
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm.
+ Phát phiếu ghi tình huống cho mỗi nhóm.
+ Y/c HS thảo luận theo nhóm các tình huống.
- Đại diện các nhóm trình bày .
- Gv nhận xét bổ xung.
* Hoạt động 4: Kết luận (5)
- Nhắc lại nội dung bài.
- Hs về nhà học bài .
- Chuẩn bị bài sau.
- Hát 
- 3 HS lên bảng trình bày.
- Bơi ở bể bơi công cộng.
- Ôm, hôn má.
- Bắt tay.
- Bị muỗi đốt.
- Ngồi học cùng bàn.
- Khoác vai.
- Dùng chung khăn tắm.
- Nói chuyện.
- Uống chung li nước.
- Nằm ngủ bên cạnh.
- Ăn chung mâm cơm.
- Dùng chung nhà vệ sinh.
- HS chơi trò chơi.
- HS lên diễn kịch.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận để đưa ra cách ứng xử của mình.
- 3 HS lên trình bày ý kiến của mình.
- HS nêu, thống nhất ý kiến của tổ mình.
- Trẻ em cho dù có bị nhiễm HIV thì vẫn có quyền trẻ em. họ rất cần được sống trong tình yêu thương, sự san sẻ của mọi người.
- HS hoạt động theo nhóm.
***************************************************************
Soạn ngày 19/10/2011
Dạy ngày:
	Thứ sáu ngày 21 tháng 10 năm 2011.
Toán.
Luyện tập chung.
I/ Mục tiêu.
Giúp HS:
- Củng cố cách viết số đo độ dài, khối lượng, diện tích dưới dạng số thập phân theo các đơn vị đo khác nhau.
- Rèn kĩ năng giải bài toán có liên quan đến đơn vị đo độ dài, khối lượng, diện tích. 
- Giáo dục ý thức tự giác học tập.
II/ Đồ dùng dạy học.
 - Giáo viên: nội dung bài, trực quan.
 - Học sinh: sách, vở, ...
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Giáo viên
Học sinh
1/ Kiểm tra bài cũ.
2/ Bài mới.
a)Giới thiệu bài.
b)Bài mới.
Bài 1: HD 

File đính kèm:

  • docTuan 9.doc
Giáo án liên quan