Giáo án lớp 5 - Tuần 8 năm 2011

I. Mục tiêu: Củng cố về cách đọc viết số thập phân, hàng của số thập phân.

- HS biết vận dụng để làm các bài tập.

- GDHS tính cẩn thận, tự giác làm bài.

II. Các hoạt động dạy- học

A. Bài cũ: Nêu cấu tạo về số thập phân.

- Nêu cách đọc, viết số thập phân.

B. Luyện tập

1. Hoạt động 1: Làm việc cá nhân

- GV ghi các bài tập lên bảng. HS đọc xác định yêu cầu của từng bài và làm vào vở.

- GV quan tâm giúp đỡ HS yếu.

Bài 1. Đọc các số sau và nêu rõ giá trị của các chữ số ở từng phần của số thập phân đó:

 

doc6 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1336 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 5 - Tuần 8 năm 2011, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
; ; 
2. Hoạt động 2: Chữa bài
- Gọi 1 số HS lên bảng làm bài. Bài 2d và BT3 hai phân số cuối dành cho HS khá, giỏi.
- HS khác nhận xét chữa bài; Gv hỏi để củng cố kiến thức từng bài.
C. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học.
- HS về xem lại bài và CB bài sau.
__________________________________________
Toán
Luyện tập về số thập phân bằng nhau
I Mục tiêu: Củng cố cách tìm các phân số bằng nhau.
- HS vận dụng để làm các bài tập.
- GDHS tính cẩn thận, tự giác làm bài.
II. Chuẩn bị: Vở BTToán- Tập 2.
III. Các hoạt động dạy- học
A. Bài cũ: Nêu cách tìm các phân số bằng nhau.
B. Luyện tập
- HS làm các BT trong vở BTT- Tr. 48.
- GV quan sát giúp đỡ HS làm bài.
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
* HS nêu yêu cầu của BT và làm vào vở.
- GV hỏi: Muốn viết số thập phân dưới dạng gon hơn ta làm thế nào?
- 1 HS lên bảng làm; HS khác nhận xét, chữa bài.
* HS làm bài vào vở. 1HS lên bảng làm. 
- HS nhận xét bài trên bảng, chữa.
- GV chốt lời giải đúng.
* HS làm bài vào vở. GV ghi BT lên bảng.
- 1HS lên bảng làm bài.
- HS nhận xét và giải thích cách làm.
- GV nhận xét, chốt đáp án đúng.
* HS làm vào vở. Gọi HS trả lời miệng. HS khác nhận xét.
* Bài 1
38,500 = 38,5
17,0300 = 17,.3
.........................
19,100 = 19,1
0,010 = 0,01
............................
* Bài 2
60,3 = 60,300 ; 1,04 = 1,040 ; 72 = 72,000
2,1 = 2,100 ; 4,36 = 4,360
* Bài 3
S
Đ
0,2 = 	 0,2 = 
S
Đ
0,2 = 	 0,2 = 	
* Bài 4
 Khoanh vào B
C. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học.
- HS vễ xem lại bài và chuẩn bị bài sau.
__________________________________________
Tiếng việt
Luyện tập tả cảnh
I. Mục tiêu: Củng cố các kiến thức về văn tả cảnh.
- Rèn kĩ năng dùng từ, diễn đạt câu và viết thành 1 bài văn có đủ 3 phần: MB, TB, KB.
- GDHS tính tích cực, tự giác làm bài.
II. Các hoạt động dạy- học
	Đề bài: Tả cảnh công viên vào buổi sáng.
1. Tìm hiểu đề và lập dàn ý
- GV ghi đề bài lên bảng; Gọi 2HS đọc đề bài.
- GV hỏi: Đề bài yêu cầu gì? (tả công viên, vào buổi sáng)
- GV gợi ý HS lập dàn ý:
* Mở bài: Giới thiệu cảnh công viên vào buổi sáng...
* Thân bài: Nhìn từ xa cảnh công viên như thế nào?
- Khi đến gần: cây cối, cảnh vật....
- Cảnh mọi người đi lại tập thể dục,....
* Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về cảnh công viên.
- Gọi 2 HS khá, giỏi trình bày dàn ý. GV nhận xét, bổ sung.
2. HS làm bài
- HS dựa vào dàn ý viết bài vào vở.
- GV quan sát giúp đỡ HS yếu làm bài.
- GV chấm một số bài của HS.
- Gọi 1-2 HS khá, giỏi trình bày bài làm.
- GV nhận xét về cách dùng tư, diễn đạt câu và bố cụ bài văn.
3. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về viết tiếp bài (nếu chưa viết xong).
Thứ ba ngày 11 tháng 10 năm 2011
Tiếng việt
Luyện viết chính tả: Nghe - viết
I. Mục tiêu: HS luyện viết một đoạn trong bài Kì diệu rừng xanh (Từ loanh quanh trong rừng... lúp xúp dưới chân.)
- Làm được bài tập chính tả "Tìm tiếng có vần uyên"
- GDHS ý thức giữ gìn VSCĐ.
II. Chuẩn bị: Bảng phụ viết sẵn BT; vở ô li.
III. Các hoạt động dạy - học
1. Hoạt động 1: Luyện viết chính tả
- Gv đọc mẫu đoạn viết; HS đọc thầm và nêu nội dung. (Vẻ đẹp của nấm trong rừng)
- HD đọc thầm đoạn văn và tìm từ khó, dễ viết sai chính tả.
- HS luyện viết từ khó: loanh quanh, lúp xúp, sặc sỡ, rực lên, kiến trúc, ...
- Nhắc nhở HS cách trình bày bài viết.
- GV đọc cho HS viết bài vào vở.
- Đọc cho HS soát lỗi.
- Gv chấm một số bài, nhận xét và chữa những lỗi HS viết sai nhiều.
2. Hoạt động 2: làm BT chính tả
- HS làm bài tập ghi trên bảng (bảng phụ).
- 1 HS lên bảng làm bài.
- HS nhận xét, bổ sung.	
Bài tập. Tìm tiếng có vần uyên thích hợp với mỗi chỗ chấm dưới đây:
 a) ...... trong vòm lá
 Chim có gì vui
 Mà nghe rúc rích
 Như trẻ em cười.
b) Tôi yêu ......truyện cổ nước tôi
 Vừa nhân hậu lại ..... vời sâu xa.
3. Củng cố, dặn dò
- Gv nhận xét tiết học.
- HS về viết lại bài và chuẩn bị bài sau.
_________________________________
Tiếng việt
Mở rộng vốn từ: Thiên nhiên
I. Mục tiêu: Hệ thống và mở rộng vốn từ về thiên nhiên.
- HS biết tìm thêm một số từ ngữ miêu tả cảnh thiên nhiên.
- GDHS ý thức tự giác làm bài.
II. Chuẩn bị: Bảng phụ ghi sẵn các BT.
III. Các hoạt động dạy - học
1. Hoạt động 1: làm việc cá nhân
- HS đọc và làm các BT (trên bảng phụ) vào vở.
- GV quan sát, giúp đỡ HS yếu làm bài.
Bài 1. Đọc đoạn văn sau và ghi lại các từ ngữ miêu tả sự vật, hiện tượng thiên nhiên:
	 Mùa xuân đã đến thật rồi với cơn gió ấm áp. Những cây sau sau đã ra lá non. Những mầm lá mới nảy chưa có màu xanh, mang màu nâu hồng trong suốt. Những lá lớn hơn xanh mơn mởn. Đi dưới rừng cây sau sau, tưởng như đi dưới một vòm lá lợp đầy những ngôi sao xanh. ánh mặt trời chiếu qua tán lá xuống như một ánh đèn xanh dịu. Không khí trong rừng đã đỡ hanh, những lá mhô không vỡ giòn tan ra dưới chân người như những lớp bánh quế nữa.
Bài 2. Em hãy tìm các từ ngữ miêu tả sự vật, hiện tượng thiên nhiên khác các từ ngữ vừa tìm được ở BT1.
Bài 3. Đặt một câu với một từ ngữ vừa tìm được ở BT2.
2. Hoạt động 2: Chữa bài
- Gọi vài HS lên bảng làm bài.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
C. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học.
- HS về xem lại bài và chuẩn bị bài sau.
________________________________________
Toán
Luyện tập so sánh số thập phân
I. Mục tiêu: Củng cố cách so sánh các số thập phân, cách viết các số thập phân theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại.
- Rèn kĩ năng, tính cẩn thận cho HS khi làm bài.
II. Chuẩn bị: Vở BTToán- Tập 2.
III. Các hoạt động dạy - học
A. Bài cũ: Nêu cách so sánh 2 số thập phân.
B. Luyện tập
- HS làm các BT trong vở BTT- Tr. 48; 49.
- Gv quan sát hướng dẫn HS làm bài.
Hoạt động của GV - HS
	Nội dung	
* HS nêu yêu cầu của BT và làm vào vở.
- 1HS lên bảng làm bài.
- HS nhận xét và nêu cách làm.
* HS nêu yêu cầu của BT; Gv hỏi: Muốn viết được các số TP theo thứ tự từ bé đến lớn ta làm thế nào?
- HS tự làm bài vào vở. 1HS lên bảng làm bài. HS khác nhận xét, chữa.
* GV hướng dẫn làm tương tự bài 2.
- 1 HS lên bảng làm bài.
- HS tự làm bài và chữa bài.
* HS đọc yêu cầu của BT. GV gợi ý: so sánh các chữ số ở phần nguyên và phần thập phân tương ứng với mỗi hàng.
- HS làm bài vào vở. Gọi HS trả lời.
- HS khác nhận xét và giải thích cách làm.
Bài 1
69,99 < 70,01
95,7 > 95,68
0,4 > 0,36
81,01 = 81,010
 Củng cố cách so sánh 2 số thập phân.
Bài 2
5,736 ; 6,01 ; 5,673 ; 5,763 ; 6,1 viết được: 5,673 ; 5,736 ; 5.763 ; 6,01 ; 6,1.
 Củng cố cách viết các số TP theo thứ tự từ bé đến lớn.
Bài 3
 0,16 ; 0,219 ; 0,19 ; 0,291 ; 0,17 . Viết được: 0,291 ; 0,219 ; 0,19 ; 0,17 ; 0,16.
 Củng cố viết các số thập phân theo thứ tự từ lớn đến bé.
Bài 4
 2,5...7 < 2,517
 95,6... = 95,60
8,65... > 8,658
42,08... = 42,08
C. Củng cố, dặn dò: GV cùng HS hệ thống bài học và nhận xét tiết học.
- Dặn HS về xem lại bài.
Thứ sáu ngày 14 tháng 10 năm 2011
Toán
Luyện tập chung
I. Mục tiêu: Củng cố cách đọc, viết, sắp thứ tự các số thập phân.
- HS biết tính bằng cách thuận tiện đối với phép nhân phân số. (HS yếu chỉ yêu cầu làm bài 1, 2, 3)
- GDHS tính cẩn thận, tự giác làm bài.
II. Chuẩn bị: Vở BTToán- Tập 1.
III. Các hoạt động dạy - học
A. Bài cũ: Nêu cách đọc, viết số thập phân.
B. Luyện tập chung
- HS làm các bài tập trong vở BTT- Tr. 50; GV quan sát, HDHS làm bài.
Bài 1: Gv kẻ bảng như trong vở BT lên bảng.
- HS làm vào vở; 1 HS lên bảng làm bài.
- HS klhác nhận xét, chữa bài (Nếu cần).
	Củng cố cách đọc, viết số thập phân.
Bài 2: HS làm bài vào vở theo mẫu.
- 3HS lên bảng làm bài. HS nhận xét, chữa bài.
- GV nhận xét chốt lại đáp án đúng.
a) ; b) ; ; 
	c) ; ; 
	Củng cố cách viết phân số thập phân dưới dạng số thập phân.
Bài 3: 1 HS lên bảng làm bài; HS khác tự làm vào vở rồi chữa bài.
 74,692 ; 74,296 ; 74926 ; 74,962 viết được 74,296 ; 74, 692 ; 74,926 ; 74,962.
	Củng cố cách sắp thứ tự	 các số thập phân theo thứ tự từ bé đến lớn.
Bài 4: HS khá, giỏi nêu cách làm.
- 1 HS lên bảng làm bài. 
- GV nhận xét, chữa bài.
	Đáp án: 54; 48 	
	Củng cố tính bằng cách thuận tiện nhất.
C. Củng cố, dặn dò: Gv nhận xét tiết học.
- Dặn HS về xem lại bài và CB bài sau.
__________________________________________
Toán
Luyện tập viết các số đo độ dài dưới dạng số thập phân
I. Mục tiêu: Củng cố cách viết các số đo độ dài dưới dạng số thập phân.
- HS biết vận dụng để làm các bài tập.
- GDHS tính tích cực, tự giác làm bài.
II. Chuẩn bị: Vở BT Toán- Tập 1.
III. Các hoạt động dạy- học
1. Hoạt động 1: Làm việc cá nhân
- HS làm các BT trong vở BT Toán- Tập 1- Tr. 51.
Bài 1. HS tự làm bài vào vở theo mẫu. 2 HS lên bảng làm.
- HS nhận xét, chữa bài trên bảng.
a) Mẫu: 6m 7dm = 6,7m
 4dm 5cm = 4,5dm
 7m 3cm = 7,03m
b) 12m 23cm = 12,23m
 9m 192mm = 9,192m
 8m 57mm = 8,057m
Bài 2. HS tự làm vào vở; 2 HS lên bảng làm, mỗi HS làm 1ý.
- HS nhận xét, chữa bài trên bảng; Gv chốt đáp án đúng.
 a) 4m 13 cm = 4,13m
 6dm 5cm = 6,5dm
 6dm 12mm = 6,12dm
b) 3dm = 0,3m
 3cm = 0,3dm
 15cm = 0,15m
Bài 3. HS tự làm bài bài vở; 2 HS lên bảng làm bài.
-íH nhận xét bài trên bảng; GV chốt đáp án đúng.
- HS đổi vở cho nhau kiểm tra.
 a) 8km 832m = 8832km
 7km 37m = 7,037km
 6km 4m = 6,004km
b) 753m = 0,753km
 42m = 0,042km
 3m = 0,003km
2. Hoạt động 2: Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Về ôn lại các đơn vị đo độ dài và MQH giữa các đơn vị đo.
_________________________________________
Tiếng việt
Luyện tập tả cảnh
 Đề bài: Tả con đường quen thuộc từ nhà em đến trường.
I. Mục tiêu: Củng cố kĩ năng viết một bài văn tả cảnh.
- HS biết tìm ý, lập dàn ý và viết thành một bài văn tả con đường có đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài.
- GDHS ý thức tự giác làm bài.
II. Các hoạt động dạy - học
1. Tìm hiểu đề và lập dàn ý
- GV ghi đề bài lên bảng; gọi 2HS đọc đề bài.
- GV hỏi: Đề bài yêu cầu gì? (tả con đường, từ nhà em đến trường)
- HS dựa vào những điều đã quan sát được để lập dàn ý.
- 2 HS khá, giỏi trình bày dàn ý. GV nhận xét bổ sung.
	Gợi ý về dàn ý:
* Mở bài: Giới thiệu con đường định tả (Em tả con đường ấy vào lúc nào? (Sáng, trưa, chiều); Trong hoàn c

File đính kèm:

  • docTuan 8.doc
Giáo án liên quan