Giáo án lớp 5, tuần 8

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Cảm nhận vẻ đẹp kì thú của rừng, tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ của tác giả đối với vẻ đẹp kì diệu của rừng.

 2. Kĩ năng: - Đọc trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm lời văn với giọng tả nhẹ nhàng, nhấn giọng ở từ ngữ miêu tả vẻ đẹp rất lạ, những tình tiết bất ngờ, thú vị của cảnh vật trong rừng, sự ngưỡng mộ của tác giả với vẻ đẹp của rừng.

3. Thái độ: Học sinh hiểu được lợi ích của rừng xanh: mang lại vẻ đẹp cho cuộc sống, niềm hạnh phúc cho con người.

 

doc48 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1769 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 5, tuần 8, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hoạt động 4: Củng cố 4’
- Hoạt động cá nhân 
Phương pháp: Đàm thoại, thực hành, động não
- Thi đua so sánh nhanh, xếp nhanh, 
Bài tập: Xếp theo thứ tự giảm dần 12,468 ; 12,459 ; 12,49 ; 12,816 ; 12,85. 
5. Tổng kết - dặn dò: 1’
- Về nhà học bài + làm bài tập 
- Chuẩn bị: Luyện tập 
- Nhận xét tiết học 
Thứ ngày tháng năm 20
TẬP ĐỌC
TRƯỚC CỔNG TRỜI
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Ca ngợi vẻ đẹp của cuộc sống trên miền núi cao, nơi có thiên nhiên thơ mộng, khoáng đạt, trong lành cùng với những con người chịu thương chịu khó, hăng say lao động làm đẹp cho quê hương.	
2. Kĩ năng: Đọc trôi chảy, lưu loát bài thơ. Đọc đúng các từ ngữ, câu, đoạn khó - Biết ngắt, nghỉ hơi đúng nhịp của thơ - Biết đọc diễn cảm bài thơ thể hiện niềm xúc động của tác giả trước vẻ đẹp vừa hoang sơ, vừa thơ mộng, vừa ấm cúng, thân thương của bức tranh cuộc sống vùng cao.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thiên nhiên, có những hành động thiết thực bảo vệ thiên nhiên. 
TÍCH HỢP: 
GDVBVMT: Giáo dục ý thức bảo vệ mơi trường xung quanh em bằng những hành động thực tiễn. (trực tiếp)
 TTHCM: GDHS yêu thiên nhiên và yêu con người Việt Nam, các dân tộc Việt nam.
Xây dựng tình đồn kết với các dân tộc anh em qua hình ảnh dân tộc Dao. (gián tiếp)
 KNS: Thấy được vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên. Từ đĩ ý thức trong việc bảo vệ mơi trường xung quanh ta. (trực tiếp)
II. Chuẩn bị:
- 	Thầy: Tranh “Trước cổng trời” - Bảng phụ ghi đoạn thơ cần luyện đọc, cảm thụ. 
- 	Trò : Sưu tầm tranh ảnh về khung cảnh thiên nhiên vùng cao. 
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động: 1’
- Hát 
2. Bài cũ: Kì diệu rừng xanh 4’
3. Giới thiệu bài mới: 1’
- Giáo viên giới thiệu bài thơ: “Trước cổng trời” 
- Học sinh lắng nghe
4. Phát triển các hoạt động: 34’
* Hoạt động 1: HDHS luyện đọc 8’
- Hoạt động cá nhân, lớp 
PP: Thực hành, đàm thoại, giảng giải 
- Thầy mời 1 bạn đọc lại toàn bài
- Học sinh đọc 
- Để đọc tốt bài thơ này, thầy lưu ý các em cần đọc đúng các từ ngữ: khoảng trời, ngút ngát, sắc màu, vạt nương, Giáy, thấp thoáng.
- Học sinh phát âm từ khó
- Học sinh đọc từ khó có trong câu thơ. 
- Thầy mời 3 bạn xung phong đọc nối tiếp theo từng khổ. 
- 3 học sinh đọc nối tiếp nhau theo từng khổ + mời bạn nhận xét. 
- 3 bạn đã đọc xong, 3 bạn có quyền mời 3 bạn khác đọc nối tiếp lại. 
- 3 học sinh khác đọc nối tiếp lại + mời bạn nhận xét. 
- Thầy mời 1 bạn đọc lại toàn bài thơ.
- 1 học sinh đọc toàn bài thơ 
- Để giúp các em nắm nghĩa một số từ ngữ, thầy mời 1 bạn đọc phần chú giải. 
- Học sinh giải nghĩa ở phần chú giải. 
- Giáo viên giải thích từ khó (nếu học sinh nêu thêm). 
Dự kiến: 
- cổng trời (cổng lên trời, cổng của bầu trời).
- áo chàm (áo nhuộm màu lá chàm, màu xanh đen mà đồng bào miền núi thường mặc).
-nhạc ngựa (chuông con, trong có hạt, khi rung kêu thành tiếng, đeo ở cổ ngựa). 
- Để giúp các em nắm rõ hơn nội dung bài thơ, thầy sẽ đọc lại toàn bài. 
- Học sinh lắng nghe 
* Hoạt động 2: Tìm hiểu bài 12’
- Hoạt động nhóm, lớp
Phương pháp: Thảo luận nhóm, đàm thoại
- Giáo viên chia nhóm ngẫu nhiên:
+ Trên tay thầy có 5 loại hoa khác nhau, thầy sẽ phát cho mỗi bạn 1 loại hoa bất kì. 
- Học sinh nhận hoa 
+ Thầy mời các bạn nêu tên loại hoa mà mình có. 
- Học sinh nêu 5 loại hoa hồng, hướng dương, mai, đào, phượng.
+ Thầy mời các bạn có cùng loại hoa trở về vị trí nhóm của mình. 
- Học sinh trở về nhóm, ổn định, cử nhóm trưởng, thư kí. 
- Giao việc
+ Thầy mời đại diện các nhóm lên bốc thăm nội dung làm việc của nhóm mình. 
- Đại diện nhóm bốc thăm, đọc to yêu cầu làm việc của nhóm. 
- Nhóm 1,2: Đọc khổ thơ 1
- Nhóm 3,4: Đọc khổ thơ 2 và 3
- Nhóm 5,6: Đọc toàn bài thơ 
- Nhóm 7,8: Đọc toàn bài thơ 
- Yêu cầu học sinh thảo luận 
- Học sinh thảo luận 
- Giáo viên treo tranh “Cổng trời” cho học sinh quan sát. 
- Học sinh quan sát tranh 
® Giáo viên chốt
- Học sinh trả lời + kết luận tranh 
- Như vậy, các em đã vừa tìm hiểu xong nội dung mà tác giả Nguyễn Đình Ảnh muốn thông qua bài thơ gửi đến người đọc. Mời 1 bạn cho biết nội dung chính của bài? 
- Ca ngợi vẻ đẹp của cuộc sống trên miền núi cao, nơi có thiên nhiên thơ mộng, khoáng đạt, trong lành cùng với những con người chịu thương, chịu khó, hăng say lao động làm đẹp cho quê hương. 
* Hoạt động 3: Rèn đọc diễn cảm 10’
- Hoạt động cá nhân, nhóm 
Phương pháp: Thực hành, t.luận 
- Đây là văn bản thơ. Để đọc tốt, chúng ta cần đọc với giọng như thế nào? Thầy mời các bạn thảo luận nhóm đôi trong 2 phút. 
- Học sinh thảo luận nhóm đôi 
- Mời bạn... nêu giọng đọc? 
- Giọng sâu lắng, ngân nga thể hiện niềm xúc động của tác giả trước vẻ đẹp của một vùng núi cao. 
- Giáo viên đưa bảng phụ có ghi sẵn khổ thơ. 
- 3 HS thể hiện cách nhấn giọng, ngắt giọng. 
- Thầy mời các bạn đọc nối tiếp theo bàn. 
- Học sinh đọc + mời bạn nhấn xét 
Ÿ Giáo viên nhận xét, tuyên dương
* Hoạt động 4: Củng cố 4’
- Thi đua: Đọc diễn cảm (thuộc lòng khổ thơ 2 hoặc 3) (2 dãy)
- Học sinh thi đua 
Ÿ Giáo viên nhận xét, tuyên dương
5. Tổng kết - dặn dò: 1’
- Xem lại bài 
- Chuẩn bị: “Cái gì quý nhất?” 
- Nhận xét tiết học 
TOÁN
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Củng cố các kiến thức về so sánh số thập phân theo thứ tự đã xác định - Làm quen với một số đặc điểm về thứ tự của số thập phân. 
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng làm đúng, chính xác. 
3. Thái độ: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, trình bày khoa học. 
II. Chuẩn bị:
- 	Thầy: Phấn màu - Bảng phụ thẻ đúng - sai. 
- 	Trò: Vở toán, SGK
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động: 1’
- Hát 
2. Bài cũ: “So sánh hai số thập phân” 4’
- Bốc thăm số hiệu bất kì lên trả lời
1/ Muốn so sánh 2 số thập phân ta làm như thế nào? Cho VD (học sinh so sánh). 
- Học sinh trả lời 
2/ Nếu so sánh hai số thập phân mà phần nguyên bằng nhau ta làm như thế nào? 
3. Giới thiệu bài mới: 1’
- Để nắm và củng cố thêm những kiến thức về so sánh hai số thập phân. Thầy trò chúng ta cùng tìm hiểu qua tiết Luyện tập. 
- Ghi tựa bài 
4. Phát triển các hoạt động: 33’
* Hoạt động 1: Ôn tập củng cố kiến thức về so sánh hai số thập phân, xếp thứ tự đã xác định. 8’
- Hoạt động cá nhân, lớp 
PP: Đàm thoại, thực hành, động não 
- Yêu cầu học sinh mở SGK/46
- Đọc yêu cầu bài 1
Ÿ Bài 1: 
- Bài này có liên quan đến kiến thức nào? 
- So sánh 2 số thập phân 
- Yêu cầu học sinh nhắc lại quy tắc so sánh. 
- Học sinh nhắc lại 
- Cho học sinh làm bài 1 vào vở
- Học sinh sửa bài, giải thích tại sao
Ÿ Sửa bài: Sửa trên bảng lớp bằng trò chơi “hãy chọn dấu đúng”. 
- Điền đúng, lớp cho tràng pháo tay
* Hoạt động 2: Ôn tập củng cố về xếp thứ tự. 10’
- Hoạt động nhóm (4 em) 
Phương pháp: Đàm thoại, thực hành, động não 
- Đọc yêu cầu bài 2 
- Để làm được bài toán này, ta phải nắm kiến thức nào? 
- Hiểu rõ lệnh đề 
- So sánh phần nguyên của tất cả các số. 
- Học sinh thảo luận (5 phút) 
- Phần nguyên bằng nhau ta so sánh tiếp phần thập phân cho đến hết các số. 
Ÿ Sửa bài: Bằng trò chơi đưa số về đúng vị trí(viết số vào bảng, 2 dãy thi đua tiếp sức đưa số về đúng thứ tự. 
- Xếp theo yêu cầu đề bài 
- Học sinh giải thích cách làm 
Ÿ GV nhận xét chốt kiến thức 
- Ghi bảng nội dung luyện tập 2
* Hoạt động 3: Tìm số đúng 10’
- Hoạt động lớp, cá nhân 
Phương pháp: Đàm thoại, hỏi đáp, thực hành 
Ÿ Bài 3: Tìm chữ số x 
- Giáo viên gợi mở để HS trả lời
- Nhận xét xem x đứng hàng nào trong số 9,7 x 8? 
- Đứng hàng phần trăm 
- Vậy x tương ứng với số nào của số 9,718? 
- Tương ứng số 1 
- Vậy để 9,7 x 8 < 9,718 x phải như thế nào? 
- x phải nhỏ hơn 1
- x là giá trị nào? Để tương ứng? 
- x = 0 
- Sửa bài “Hãy chọn số đúng” 
- Học sinh làm bài 
Ÿ Giáo viên nhận xét 
Ÿ Bài 4: Tìm số tự nhiên x 
- Thảo luận nhóm đôi 
a. 0,9 < x < 1,2
- x nhận những giá trị nào? 
- x nhận giá trị là số tự nhiên bé hơn 1,2 và lớn hơn 0,9. 
- Ta có thể căn cứ vào đâu để tìm x?
- Căn cứ vào 2 phần nguyên để tìm x sao cho 0,9 < x < 1,2. 
- Vậy x nhận giá trị nào? 
- x = 1 
b. Tương tự
- Học sinh làm bài 
- Sửa bài 
Ÿ Giáo viên nhận xét 
* Hoạt động 4: Củng cố 5’
- Hoạt động lớp, cá nhân 
Phương pháp: Đàm thoại, hỏi đáp, thực hành, động não
- Nhắc lại nội dung luyện tập
- Học sinh nhắc lại 
- Thi đua 2 dãy: 
- Thi đua tiếp sức 
Ÿ Xếp theo thứ tự từ bé đến lớn: 42,518 ; ; 45,5 ; 42,358 ; 
5. Tổng kết - dặn dò: 1’
- Chuẩn bị: “Luyện tập chung “
- Nhận xét tiết học 
KHOA HỌC
PHÒNG TRÁNH HIV / AIDS
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Học sinh giải thích được một cách đơn giản HIV là gì, AIDS là gì. Nêu được các đường lây nhiễm và cách phòng tránh HIV. 
2. Kĩ năng: Nhận ra được sự nguy hiểm của HIV/AIDS và trách nhiệm của mọi người trong việc phòng tránh nhiễm HIV/AIDS. 
3. Thái độ: Giáo dục học sinh co

File đính kèm:

  • docTUAN 8 tich hop.doc
Giáo án liên quan