Giáo án lớp 5 - Tuần 8

I. Mục đích yêu cầu:

- Đọc diễn cảm bài văn với cảm xúc ngưỡng mộ trước vẻ đẹp của rừng.

- Cảm nhận được vẻ đẹp kì thú của rừng; tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ của tác giả đối với vẻ đẹp của rừng. (Trả lời được các câu hỏi 1,2,4)

II. Đồ dùng DH:

- Tranh minh hoạ (SGK)

III. Các hoạt động dạy - học:

 

doc33 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1348 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 5 - Tuần 8, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 
- GV gọi hs đọc đề bài trên bảng.
- Đề bài y/c ta làm gì?
- GV gạch chân dưới các từ: đã nghe, đã đọc, giữa con người với thiên nhiên
- GV gọi hs đọc lại gợi ý SGK.
- GV yêu cầu HS giới thiệu câu truyện mình sẽ kể cho các bạn nghe
HĐ2: Kể trong nhóm:
- Gv yêu cầu hs kể truyện theo cặp, kể cho nhau nghe câu chuyện của mình 
- GV đi giúp đỡ từng nhóm .
- Gợi ý cho hs các câu hỏi để trao đổi về nội dung truyện 
HĐ3; Thi kể và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện 
-T tổ chức cho học sinh thi kể trước lớp 
-T theo dõi hướng dẫn bổ sung .
- T nhận xét cho điểm và tuyên dương 
C. Củng cố, dặn dò: 
- Con người cần làm gì để thiên nhiên tươi đẹp mãi ? 
- T. nhắc nhở hs ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên …
- Nhận xét đánh giá tiết học .
- 3HS nối tiếp nhau kể kể lại truyện Cây cỏ nước Nam 
- 1 hs nêu ý nghĩa câu truyện
- Lớp theo dõi nhận xét .
- Theo dõi, mở SGK
- HS đọc đề bài .
- Kể lại câu truyện đã nghe, đã đọc giữa con người với thiên nhiên
Cả lớp đọc thầm lại yêu cầu.
- 2HS đọc nối tiếp phần gợi ý SGK.
- HS tiếp nối nhau giới thiệu
- HS luyện kể lại câu truyện và trao đổi nội dung ý nghĩa câu truyện theo cặp.
- HS thi kể trước lớp 
- Lớp theo dõi nhận xét bình chọn bạn kể truyện theo tiêu chí đã nêu ở tiết trước . 
+ Yêu quý thiên nhiên
+ Chăm sóc, bảo vệ thiên nhiên 
+ chăm sóc vật nuôi
+ Không tàn phá rừng
- Hs học bài chuẩn bị bài sau 
-------------------------------------------
Tiết 4: Khoa học
Phòng bệnh viêm gan A
 I. Mục tiêu: 
- Biết cách phòng tránh bệnh viêm gan A
* GDKNS: Kn phân tích đối chiếu, Kn tự bảo vệ bản thân.
II Chuẩn bị đồ dùng:
	- Thông tin và hình trang 32,33 (SGK)
III. Các hoạt động dạy học:
HĐ của Giáo viên
HĐ của học sinh
A. Bài cũ:
- GV nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới:
HĐ 1: Chia sẻ kiến thức: 
- Em biết gì về bệnh viêm gan A ? Em hãy chia sẻ cho các bạn cùng biết.
KL: Các em đã tìm ra được dấu hiệu của người bị viêm gan A. chúng ta cũng phân biệt người mắc viêm gan A và viêm gan B.
Viêm gan B thì người bệnh sốt cao, da vàng, nước tiểu có màu sẫm.
HĐ2: Tác nhân gây bệnh và con đường lây truyền bệnh viêm gan A 
- Yc đọc thông tin và quan sát hình 1 trang 32 (sgk), trả lời các câu hỏi: 
+ Nêu một số dấu hiệu của bệnh viêm gan A? 
+ Tác nhân gây ra bệnh viêm gan A là gì ? 
+ Bệnh viêm gan A lây truyền qua đường nào ? 
- Kết luận về nguyên nhân và con đường lây truyền của bệnh viêm gan A.
HĐ3:Cách đề phòng bệnh viêm gan A 
- Bệnh viêm gan A nguy hiểm như thế nào?
- Yêu cầu hs qs hình 2,3,4,5 sgk thảo luận theo cặp các câu hỏi sau:
+ Người trong hình minh hoạ đang làm gì ?
+ Làm như vậy để làm gì ?
- Theo em, người mắc bệnh viêm gan A cần làm gì? 
- Em có thể làm gì để phòng bệnh viêm gan A ? 
- Gọi HS đọc mục bạn cần biết trang 33.
KL: Bệnh viêm gan A lây qua đường tiêu hoá. Muốn phòng bệnh, cần ăn chín, uống sôi, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện. Bệnh viêm gan A chưa có thuốc đặc trị. Do vậy, cách tốt nhất để phòng bệnh là thực hiện ăn sạch ở sạch. Nêu đã bị bệnh thì cần phải nghỉ ngơi, ăn thức ăn lỏng chứa nhiều chất đạm, vitamin, không ăn mỡ, không uống rượu..
C. Củng cố, dặn dò: 
- Dặn hs đọc thuộc mục bạn cần biết trang 33 và chuẩn bị bài sau .
GV nhận xét tiết học.
- Nêu các biện pháp phòng bệnh viêm não
Một số HS nêu: Bệnh viêm gan A :
+ Rất nguy hiểm
+ Lây qua đường tiêu hoá.
+ Người bị viêm gan A có các dấu hiệu: gầy, yếu, sốt nhẹ, đau bụng, chán ăn, mệt mỏi, …
- …sốt nhẹ, đau bụng, chán ăn
…do một loại vi rút Viêm gan A có trong phân người bệnh.
- Bệnh viêm gan A lây truyền qua đường tiêu hoá. Vi rút viêm gan A có trong phân người bệnh. Phân có thể dính vào tay, chân, quần áo, nhiễm vào nước, bị các động vật dưới nước ăn, có thể lây sang một số súc vật, …Từ những nguồn đó sẽ lây sang người lành khi uống nước lã, ăn tức ăn sống bị ô nhiễm, tay không sạch, …
+ Bệnh viêm gan A chưa có thuốc đặc trị.
+ Bênh viêm gan A làm cho cơ thể mệt mỏi, chán ăn, gầy yếu.
+ 4 HS nối tiếp nhau trả lời:
Hình 2: Uống nước đun sôi để nguội. …
Hình 3: Ăn thức ăn đã nấu chín. …
Hình 4: Rửa tay bằng nước sạch và xà phòng trước khi ăn. …
Hình 5: Rửa tay bằng nước sạch và xà phòng sau khi đi đại tiện. …
+ Người bị bệnh viêm gan Acần nghỉ ngơi, ăn thức ăn lỏng chứa nhiều chất đạm, vitamin, không ăn mỡ, không uống rượu.
- Ăn chín uống sôi, rửa tay sạch trước khi ăn và sau đi đại tiện
* HS liên hệ thực tế
- 2 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng.
HS lắng nghe.
- HS ghi nhận
……………………………. * * * ………………………….
Thứ năm ngày 18 tháng 10 năm 2012
Tiết 1: Toán
luyện tập chung
I. Mục tiêu: Biết:
- Đọc, viết, sắp thứ tự các số thập phân.
- Tính bằng cách thuận tiện nhất..
II. Các HĐ DH chủ yếu:
HĐ của Giáo viên
HĐ của học sinh
Giới thiệu bài: 
HD luyện tập: 
- Giao BT : 1, 2, 3, trang 50- VBT.
Bài 1: 
Gọi HS nêu yêu cầu bài toán?
Gọi lần lượt HS nêu miệng kết quả (đọc số thập phân). 
* GV nhận xét và củng cố cách đọc số TP
Bài 2: 
 - Yêu cầu bài toán?
- Gọi 3 em lên bảng viết:
* GV nhận xét và củng cố cách viết số thập phân.
Bài 3 : 
- Yêu cầu bài toán?
- Gọi 1 HS chữa bài
* GV nhận xét và hỏi cách sắp xếp.
Bài 4: HSK làm
 Yêu cầu bài toán?
* Củng cố cách tính thuận tiện nhất.
3. Củng cố - dặn dò: - Nhắc lại cách so sánh 2 số thập phân.
- Nhận xét tiết học.
 Làm BT vào vở BT.
+ Đọc các số thập phân sau đây.
- 2 em đọc miệng. 
- Cả lớp chú ý nghe, nhận xét.
+ Viết số thập phân.
- 3 em lên bảng viết:a. 9,3; 24,7
b. 8,71; 3,04; 41,62
c. 0,4; 0,04; 0,004 
+ Viết các số sau theo thứ tự từ bé đến lớn.
- 1 em lên bảng viết:74,296; 74,692; 74,926; 74,962
- HS nêu cách làm.
+ Tính bằng cách thuận tiện nhất.
- 2 em lên chữa bài:
- Về nhà ôn bài.
...................................... * * * ......................................
Tiết 2: Luyện từ và câu
luyện tập về từ nhiều nghĩa
I. Mục đích yêu cầu:- Phân biệt được những từ đồng âm, từ nhiều nghĩa trong số các từ nêu ở BT 1.
- Hiểu được nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ nhiều nghĩa (BT 2); biết đặt câu phân biệt các nghĩa của 1 từ nhiều nghĩa (BT 3)
- HS khá, giỏi biết đặt câu phân biệt các nghĩa của mỗi tính từ nêu ở BT 3.
III. ĐDDH
- Vở bài tập của học sinh
- Viết nội dung BT1
II. Các HĐ DH chủ yếu.
HĐ của Giáo viên
HĐ của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ: 
 Thế nào là từ đồng âm ? Cho VD. Thế nào là từ nhiều nghĩa ? Cho VD.
B. Dạy bài mới.
1. Giới thiệu bài. 
2. Hướng dẫn luyện tập. 
- Giao BT tại lớp : 1, 3 trang 82, 83 SGK.Bài 1: Yêu cầu bài tập ?
- Đánh đấu số thứ tự của từng từ in đậm trong mỗi câu. Yêu cầu HS nêu nghĩa của từng từ in đậm
Bài 3 : 
Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung BT.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
Giúp HS nhận xét , sửa chữa (nếu có).
3. Củng cố - dặn dò:- Em có nhân xét gì về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa ?
- Nhận xét tiết học- Dặn HS về nhà ghi nhớ các kiến thức đã ôn tập và CB bài sau.
2 HS lên bảng lấy VD về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa và đặt câu để xác định các nghĩa của từ nhiều nghĩa.
- Chú ý nghe.
+ Trong các từ in đậm sau đây, những từ nào là từ đồng âm, những từ nào là từ nhiều nghĩa.
- 3 HS nối tiếp nhau phát biểu.
+Chín 1: hoa quả, hạt phát triển đến mức thu hoạch; chín 2.: Số 9 và chín 3: Suy nghĩ kĩ càng. Chín 1và chín 3 là từ nhiều nghĩa, đồng âm với chín 2.+ Đường 2 và đường 3 là từ nhiều nghĩa, đồng âm với đường 1.+ Vạt 1 và vạt 3 là từ nhiều nghĩa, đồng âm với vạt 2.
- HS đặt câu để phân biệt các nghĩa của một trong những từ: cao, nặng, ngọt.
- HS đặt câu vào vở.- 3 em lên bảng viết câu văn mình vừa đặt. - Cả lớp chú ý quan sát, nhận xét.- Một số em nối tiếp nhau đọc câu văn mình đã đặt.
HS nêu. VD:
+ Từ nhiều nghĩa có 1 ngiã gốc và nhiều nghĩa chuyển. Nghĩa chuyển thường được suy ra từ nghĩa gốc. Các nghĩa của từ nhiều nghĩa bao giờ cũng có mối quan hê với nhau.
+ Từ đồng âm là những từ giống nhau hoàn toàn về âm nhưng khác nhau về nghĩa.
- Về nhà ôn bài.
---------------------------------------
Tiết 3: Tập làm văn 
luyện tập tả cảnh
I. Mục đích yêu cầu:
- Lập được dàn ý bài văn tả một cảnh đẹp ở địa phương đủ ba phần: mở bài, thân bài, kết bài.- Dựa vào dàn ý (thân bài), viết được một đoạn văn miêu tả cảnh đẹp ở địa phương.
II. ĐDDH:- Một số tranh, ảnh minh hoạ cảnh đẹp ở các miền đất nước.III. Các HĐ DH chủ yếu:
HĐ của Giáo viên
HĐ của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ: GV nhận xét, chấm điểm.B. Dạy bài mới.
1. Giới thiệu bài. 
2. Hướng dẫn HS luyện tập. 
Bài 1:
+ Yêu cầu bài tập ?
Dàn ý của một bài văn tả cảnh gồm mấy phần?
+ Phần mở bài em cần nêu những gì ?
+ Hãy nêu nội dung chính của phần thân bài ?
+ Các chi tiết miêu tả cần được sắp xếp theo trình tự nào ?
+ Phần kết bài cần nêu những gì ?
- Yêu cầu HS tự lập dàn ý cụ thể cho cảnh mình định tả.
- Yêu cầu HS trình bày dàn ý của mình.
Bài 2: 
 Gọi HS đọc yêu cầu và gợi ý của bài tập.
- Yêu cầu HS tự dựa vào dàn ý đã lập, viết một đoạn văn miêu tả cảnh đẹp ở địa phương em.
- Nhắc HS: 
+ Nên chọn một đoạn trong phần thân bài để chuyển thành đoạn văn.
+ Mỗi đoạn có một câu mở đầu nêu ý bao trùm của đoạn. Các câu trong đoạn cùng làm nổi bật ý đó.
+ Đoạn văn phải có hình ảnh. Chú ý áp dụng các biện pháp so sánh, nhân hoá cho hình ảnh thêm sinh động.
+ Đoạn văn cần thể hiện được cảm xúc của người viết.
- Gọi 2 HS làm vào giấy khổ to trình bày.
- Gọi HS dưới lớp đọc đoạn văn của mình.
- GV nhận xét, cho điểm HS viết đạt yêu cầu
3. Củng cố - dặn dò: 
- Nhận xét tiết học.
- Dặn những HS viết đoạn văn chưa đạt yêu cầu về nhà vết lại.
- HS đọc đoạn văn tả cảnh sông nước.
- Làm BT vào vở BT.
+ Lập dàn ý miêu tả một cảnh đẹp ở địa phương em.
- Gồm 3 phần: Mở bài - thân bài - kết bài.
 Mở bài: Giới thiệu cảnh đẹp định tả, địa điểm của cảnh đẹp đó, giới thiệu thời gian, địa điểm mà mình quan sát.
+ Thân bài: Tả những đặc điểm nổi bật của cảnh đẹp, những chi tiết làm cho cảnh đẹp trở nên gần gũi, hấp dẫn người đọc.
+ Các chi tiết miêu tả được sắp xếp theo trình tự: Từ xa đến gần, từ cao xuống thấp.
+ Kết bài: Nêu cảm xúc của mình với cảnh đẹp quê hương.
- HS lập dàn ý cho bài văn m

File đính kèm:

  • docTuan 8 lop 5b.doc
Giáo án liên quan