Giáo án lớp 5 tuần 7 năm 2013 - 2014
I/ Mục tiêu:
HS đựơc củng cố về:
1 1 1 1 1
- Quan hệ giữa 1 và ; và ; và
10 10 100 100 1000
- Tìm một thành phần chưa biết của phép tính với phân số.
- Giải bài toán liên quan đến số trung bình cộng.
HS yếu: Giải đúng bài tập số 1 và 2 sgk
II/ Đồ dùng: Bảng phụ
III/ Các hoạt động dạy học:
1- Kiểm tra bài cũ.
2- Bài mới.
2.1. Giới thiệu bài.
2.2. Luyện tập.( 30)
bệnh viêm não?- +GV kết luận: SGV - 66 3-Củng cố, dặn dò: (1’) GV nhận xét giờ học, nhắc HS về học bài. …………………………………………………………………………………… Tuần7 Ngày soạn 06/10 Thứ ba, ngày 8 tháng 10 năm 2013 Luyện từ và câu $13: Từ nhiều nghĩa I/ Mục tiêu: HS. Hiểu được thế nào là từ nhiều nghĩa, nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ nhiều nghĩa. Phân biệt được nghĩa gốc, nghĩa chuyển của từ nhiều nghĩa trong 1 số câu văn. Tìm được ví dụ về sự chuyển nghĩa của một số danh từ chỉ bộ phận cơ thể người và động vật. II/ Các hoạt động dạy học: Kiểm tra bài cũ: (4’) Cho HS đặt câu để phân biệt nghĩa của một cặp từ đồng âm. Bài mới: 2.1.Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của bài. 2.2.Phần nhận xét: (14’) *Bài tập 1: -Mời 1 HS nêu yêu cầu. -Cho HS trao đổi nhóm 2. -Mời một số học sinh trình bày. -Cả lớp và GV nhận xét. -GV nhấn mạnh: Các nghĩa mà các em vừa xác định cho các từ răng, mũi, tai là nghĩa gốc (nghĩa ban đầu ) của mỗi từ. *Bài tập 2: -Mời 1 HS nêu yêu cầu. -HS suy nghĩ, làm việc cá nhân và trả lời. -Cả lớp và GV nhận xét. -GV: Những nghĩa này hình thành trên cơ sở nghĩa gốc của các từ răng, mũi, tai. Ta gọi đó là nghĩa chuyển. *Bài tập 3: GV nhắc HS chú ý: -Vì sao không dùng để nhai vẫn gọi là răng? -Vì sao cái mũi thuyền không dùng để ngửi vẫn gọi là mũi? -Vì sao cái tai ấm không dùng để nghe vẫn gọi là tai? -GV: Nghĩa của các từ đồng âm khác hẳn nhau. Nghĩa của từ nhiều nghĩa bao giờ cũng có mối liên hệ – vừa khác vừa giống nhau… 2.3.Ghi nhớ: -Cho HS nối tiếp nhau đọc phần ghi nhớ. 2.4. Luyện tâp. (16’) * Bài tập 1: - Cho HS làm việc độc lập . - GV HD: Có thể gạch một gạch dưới từ mang nghĩa gốc, hai gạch mang nghĩa chuyển. * Bài tập 2: - Cho HS làm bài theo nhóm 7 . - Chữa bài. *Lời giải: Tai- nghĩa a, răng- nghĩa b, mũi – nghĩa c. *Lời giải: -Răng của chiếc cào không dùng để nhai như răng người và động vật. -Mũi của chiếc thuyền không dùng để ngửi. -Tai của cái ấm không dùng để nghe. *Lời giải: -Đều chỉ vật nhọn, sắc, sắp đều nhau … -Cùng chỉ bộ phận có đầu nhọn nhô ra phía trước. -Cùng chỉ bộ phận mọc ở hai bên, chìa ra như cái tai. *Lời giải : Nghĩa gốc : -Mắt trong đôi mắt -Chân trong đau chân Đầu trong ngoeo đầu. Nghĩa chuyển Mắt trong …mở mắt Chân trong ba chân. Đầu trong đầu nguồn 3. Củng cố-dặn dò: (1’) GV nhận xét giờ học ........................................................... Kể chuyện $7: Cỏ Cây Nước Nam I/ Mục tiêu: 1- Rèn kỹ năng nói: - Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ trong SGK, kể được từng đoạn và toàn bộ câu truyện; Giọng kể tự nhiên, phối hợp lời kể với cử chỉ, nét mặt một cách tự nhiên. - Hiểu truyện, biết trao đổi với bạn về ý nghĩa câu truyện: Khuyên mọi người yêu quý thiên nhiên; Hiểu giá trị và biết trân trọng từng ngọn cỏ, lá cây. 2- Rèn kỹ năng nghe: - Chăm chú nghe thầy, cô KC, nhớ truyện. -Theo dõi bạn kể truyện, nhận xét đúng lời kể của bạn, kể tiếp lời bạn. II/ Đồ dùng dạy học. - Tranh minh hoạ trong truyện kể SGK, phóng to tranh. - ảnh hoặc vật thật- Những bụi sâm nam, đinh lăng, cam thảo nam. III/ Các hoạt động dạy học: 1-Kiểm tra bài cũ: (4’) Một HS kể lại câu chuyện Được chứng kiến hoặc tham gia 2-Bài mới: 2.1-Giới thiệu bài: (1’) Trong tiết học hôm nay cô sẽ kể một câu chuyện về danh y Tuệ Tĩnh. Ông sống dưới triều Trần. Ông là một vị tu hành, đồng thời là một thầy thuốc nổi tiếng. Từ những cây cỏ bình thường, ông đã tìm ra hàng trăm vị thuốc để trị bệnh cứu người. 2.2-GV kể chuyện: (8’) -GV kể lần 1, kể chậm rãi, từ tốn. -GV kể lần 2, Kết hợp chỉ 6 tranh minh hoạ. -GV viết lên bảng tên một số cây thuốc quí và giúp HS hiểu những từ ngữ khó ( trưởng tràng, dược sơn ) 2.3-Hướng dẫn HS kể chuyện và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. (20’) -Mời 3 HS nối tiếp đọc 3 yêu cầu trong SGK. -Cho HS kể chuyện trong nhóm 2 ( HS thay đổi nhau mỗi em kể một tranh, sau đó đổi lại ) -Cho HS thi kể từng đoạn chuyện theo tranh trước lớp. -Các HS khác nhận xét, bổ sung. -GV nhận xét, đánh giá. -Cho HS thi kể toàn bộ câu chuyện. -Cả lớp và GV nhận xét đánh giá, GV cho điểm những HS kể tốt. Nội dung chính của từng tranh: +Tranh1: Tuệ Tĩnh giảng giải cho học trò về cây cỏ nước Nam. +Tranh 2: Quân dân nhà Trần tập luyện chuẩn bị chống quân Nguyên. +Tranh 3: Nhà Nguyên cấm bán thuốc men cho quân ta. +Tranh 4: Quân dân nhà Trần chuẩn bị thuốc men cho nước ta. +Tranh 5: Cây cỏ nước Nam góp phần làm cho binh sĩ thêm khoẻ mạnh. +Tranh 6: Tuệ Tĩnh và học trò phát triển cây thuốc nam. -HS thi kể chuyện và trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện. 3-Củng cố, dặn dò: (2’) -GV nhận xét giờ học, nhắc nhở HS phải biết yêu quí những cây cỏ xung quanh. ........................................................... Ngày soạn 07/10 Thứ tư, ngày 9 tháng 10 năm 2013 Tập làm văn $13: Luyện tập tả cảnh I/ Mục tiêu: HS Hiểu được quan hệ về nội dung giữa các câu trong đoạn Biết cách viết câu mở đoạn. II/ Đồ dùng dạy học: - Tranh, ảnh minh hoạ vịnh Hạ Long trong SGK. Thêm 1 số tranh, ảnh về cảnh đẹp Tây Nguyên gắn với các đoạn văn trong bài. - Tờ phiếu khổ to ghi lời giải của BT1 (chỉ viết ý b,c). III/ Các hoạt động dạy học: 1-Kiểm tra bài cũ: (4’) Cho HS trình bày dàn ý miêu tả cảnh sông nước. 2-Bài mới: 2.1-Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của bài. 2.2-Hướng dẫn HS luyện tập: (30’) *Bài tập 1: -Mời một HS đọc bài. Cả lớp đọc thầm. -Cho HS làm bài theo nhóm 9 ( các nhóm đều suy nghĩ cả 3 câu hỏi, nhưng mỗi nhóm làm trọng tâm một câu: nhóm 1 câu a, nhóm 2 câu b, nhóm 3 câu c ) vào bảng nhóm. -Đại diện các nhóm trình bày. -Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung. *Bài tập 2: -Mời 2 HS nối tiếp đọc yêu cầu của bài. -Cho HS làm việc cá nhân. -Mời một số HS trình bày bài làm. -Cả lớp và GV nhận xét. *Bài tập 3: -Cho HS đọc thầm yêu cầu và làm vào vở. -GV nhắc HS viết xong phải kiểm tra xem câu văn có nêu được ý bao trùm của cả đoạn, có hợp với câu tiếp theo trong đoạn không. *Lời giải: a) các phần mở bài, thân bài, kết bài: -Mở bài: Câu mở đầu -Thân bài: Gồm 3 đoạn tiếp theo, mỗi đoạn tả một đặc điểm của cảnh. - Kết bài: Câu văn cuối. b) Các đoạn của thân bài và ý mỗi đoạn: - Đoạn 1: Tả sự kì vĩcủa vịnh Hạ Long với hàng ngìn hòn đảo. - Đoạn 2: Tả vẻ duyên dáng của vịnh Hạ Long. - Đoạn 3: Tả những nét riêng biệt, hấp dẫn của vịnh Hạ Long. c)Các câu văn in đậm có vai trò mở đầu mỗi đoạn, nêu ý bao trùm toàn đoạn. Xét trong toàn bài, những câu văn đó còn có tác dụng chuyển đoạn, kết nối các đoạn với nhau. *Lời giải: a) Điền câu (b), vì câu này nêu được cả 2 ý trong đoạn văn: Tây Nguyên có núi cao và rừng dày. b) Điền câu(c) vì câu này nêu được ý chung của đoạn văn: Tây Nguyên có những thảo nguyên rực rỡ màu sắc. 3 – Củng cố, dặn dò: (1’) -Cho HS nhắc lại tác dụng của câu mở đoạn. -GV nhận xét giờ học. Dặn HS chuẩn bị cho tiết TLV tới-viết một đoạn văn miêu tả cảnh sông nước. ................................................. Chính tả (nghe – viết) $7: Dòng kinh quê hương Luyện tập đánh dấu thanh (các tiếng chứa iê/ia) I/ Mục tiêu: Nghe viết chính xác, trình bày đúng một đoạn của bài Dòng kinh quê hương. Nắm vững quy tắc và làm đúng các bài luyện tập đánh dấu thanh ở tiếng chứa nguyên âm đôi iê, ia. II/ Đồ dùng daỵ học Bảng phụ hoặc 2,3 tờ phiếu phô tô nôi dung BT3,4 III/ Các hoạt động dạy học: 1.Kiểm tra bài cũ. (4’) Cho HS viết những từ chứa các nguyên âm đôi ươ, ưa trong hai khổ thơ của Huy Cận tiết chính tả trước (lưa thưa, mưa, tưởng,…) và giải thích qui ntắc đánh dấu thanh ở tiếng chứa nguyên âm đôi ưa, ươ. 2.Bài mới: 2.1.Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. Hướng dẫn HS nghe – viết: (18’) - GV Đọc bài. - Dòng kinh quê hương đep như thế nào? - Cho HS đọc thầm lại bài. - GV đọc những từ khó, dễ viết sai cho HS viết bảng con:Dòng kinh, giã bàng, giọng hò, dễ thương, lảnh lót… - Em hãy nêu cách trình bày bài? - GV đọc từng câu (ý) cho HS viết. - GV đọc lại toàn bài. - GV thu một số bài để chấm. (7’) - HS theo dõi SGK. - Dòng kinh quê hương đẹp, cái đẹp quen thuộc: Nước xanh, giọng hò, không gian có mùi quả chín… - HS viết bảng con. - HS viết bài. - HS soát bài. 2.3- Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả.(5’) * Bài tập 1: - Mời một HS nêu yêu cầu. - GV gơịi ý: Vần này thích hợp với cả 3 ô trống. - GV cho HS làm bài theo nhóm 2. - Mời đại diện 1 số nhóm trình bày. - Cả lớp và GV nhận xét. * Bài tập 2: - Mời 1 HS đọc đề bài. - Cho HS làm theo nhóm 7 vào bảng nhóm. - Mời đại diện nhóm trình bày. - Các nhóm khác nhận xét bổ sung. - Cho HS nối tiếp nhau đọc thuộc các câu thành ngữ trên. * Lời giải: Rạ rơm thì ít, gió đông thì nhiều. Mải mê đuổi một con diều Củ khoai nướng để cả chiều thành tro * Lời giải: Đông như kiến. Gan như cóc tía. Ngọt như mía lùi. 3-Củng cố dặn dò: (1’) - GV nhận xét giờ học. -Nhắc HS về nhà luyện viết nhiều và xem lại những lỗi mình hay viết sai. ................................................. Luyện toán ÔN tập khái niệm về số thập phân I/ Mục tiêu. Giúp HS: Có nhận biết ban đầu về khái niêm số thập phân (ở các dạng thường gặp) và cấu tạo của số thập phân. Biết đọc,viết các số thập phân (ở dạng đơn giản thường gặp) * HS yếu làm bài 1,2. II/ Đồ dùng dạy học - Kẻ sẵn vào bảng phụ bảng nêu trong bài học của SGK. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu. 1-Kiểm tra bài cũ: (4’) 2-Bài mới: 2.1-Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. - HS nêu khái niệm số thập phân -Em nào nêu ví dụ về số thập phân? -HS nêu: Mỗi số thập phân gồm hai phần: phần nguyên và phần thập phân, chúng được phân các nhau bởi dấu phẩy. Những chữ số ở bên trái dấu phẩy thuộc về phần nguyên, những chữ số ở bên phải dấu phẩy thuộc về phần thập phân -HS nêu ví dụ. 3,5 ;10,234… Bài 1: Cho HS nối tiếp nhau đọc. GV nhận xét sửa sai. Bài tập 2: Mời HS đọc yêu cầu. - Cho HS làm vào bảng con. - GV nhận xét. * Bài tập 3: - Cho HS đọc yêu cầu. - Cho HS làm bài vào vở. - Mời 4 HS lên bảng chữa bài. - Cả lớp và giáo viên nhận xét. 3. Củng cố dặn dò: (1’) GV nhận xét gi
File đính kèm:
- Tuan 7.doc