Giáo án lớp 5 - Tuần 6

I. MỤC TIÊU:

- Đọc đúng từ phiên âm tiếng nước ngoài và các số liệu thống kê trong bài.

- Hiểu nội dung: Chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi và cuộc đấu tranh đòi bình đẳng của những người da màu (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 4 trong SGK).

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Học sinh: SGK

2. GV: Tranh minh họa, bảng phụ viết sẵn câu khó, đoạn khó, nội dung bài.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc38 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1376 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 5 - Tuần 6, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Ổn định tổ chức:
1’
-HS hát.
2. Kiểm tra bài cũ:
4’
- Thế nào là từ đồng âm? Lấy ví dụ?.
-HS làm bài tập.
-GV nhận xét, cho điểm.`
-HS lắng nghe.
3. Dạy học bài mới:
a.Giới thiệu bài: -Hôm nay các em học bài: “Mở rộng vốn từ: hữu nghị - hợp tác”
1’
-HS lắng nghe, nhắc lại tên bài mới tiếp.
b.Dạy học nội dung:
Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
Bài 1: Xếp các từ có tiếng”hữu” (ở SGK) thành 2 nhóm.
8’
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập.
- 1 học sinh đọc, lớp đọc thầm.
- Chia lớp thành 4 nhóm, giao nhiệm vụ..
-HS nhận nhóm, nhận nhiệm vụ.
- Yêu cầu học sinh làm bài vào phiếu.
- Làm bài vào phiếu theo nhóm.
- Gọi học sinh trả lời.
- Đại diện nhóm trình bày.
a)”Hữu”có nghĩa là”bạn bè”: Hữu nghị, chiến hữu, thân hữu, hữu hảo, bằng hữu, bạn hữu.
b)”Hữu”có nghĩa là”Có”: hữu ích, hữu hiệu, hữu tình, hữu dụng.
- Cùng lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
- Theo dõi, nhận xét.
- Yêu cầu học sinh giải nghĩa 1 số từ trên.
a. Hữu có nghĩa là bạn bè: 
- Hữu nghị: tổ chức thân thiết giữa các nước. 
- Chiến hữu: bạn chiến đấu. 
-HS giải thích.
- Thân hữu: bạn bè thân thiết. 
- Hữu hảo: như hữu nghị 
- Bằng hữu: bạn bè. 
- Bạn hữu: bận bè thân thiết. 
b. Hữu có nghĩa là có: 
- Hữu ích: có ích.
- Hữu hiệu: có hiệu quả. 
- Hữu tình: có sức hấp dẫn, gợi cảm, có tổ chức. 
- Hữu dụng: dùng được việc. 
Bài 2: Xếp các từ có tiếng”hợp”thành hai nhóm a và b.
8’
- Hướng dẫn tương tự BT1.
- Làm bài.
* Lời giải đúng:
a)”Hợp”có nghĩa là”gộp lại thành lớn hơn”: hợp tác, hợp nhất, hợp lực
b)”Hợp”có nghĩa là”đúng với yêu cầu, đòi hỏi, … nào đó”: hợp tình, phù hợp, hợp thời, hợp lệ, hợp pháp, hợp lý, thích hợp.
Bài 3: Đặt một câu với một từ ở BT1 và 1 câu với một từ ở BT2.
7’
- Nêu yêu cầu BT3.
- Lắng nghe.
- Yêu cầu học sinh tự đặt câu sau đó nêu miệng câu mình đặt được.
- Đặt câu, nêu miệng.
VD: Nhân dân ta luôn chăm lo vun đắp tình hữu nghị với nhân dân các nước. 
Bác ấy là chiến hữu của bố em. 
Trồng cây gây rừng là việc làm rất hữu ích.
Loại thuốc này thật hữu hiệu.
Chúng tôi hợp tác với nhau trong mọi việc.
Ba tổ chức riêng rẽ giờ đã hợp nhất.
Bố luôn giải quyết công việc hợp tình, hợp lý.
Quyết định này rất hợp pháp.
- Nhận xét câu học sinh đặt, ghi 1 số câu đúng và hay ở bảng lớp.
- Lắng nghe.
4. Củng cố:
3’
-Qua bài các em đã biết kiến thức gì?
-HS nêu.
5. Dặn dò:
1’
-GV nhận xét, 
 - Về nhà học thuộc 3 câu thành ngữ BT4.
- Chuẩn bị bài sau. 
-HS lắng nghe.
Khoa học
PHÒNG BỆNH SỐT RÉT (tr 26)
I. MỤC TIÊU:
Biết nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh sốt rét.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Học sinh: SGK 
2.GV: Tranh ảnh sưu tầm về cách phòng tránh bệnh sốt rét.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
TG
HOẠT ĐỘNG HỌC
1.Ổn định tổ chức:
1’
-HS hát.
2.Kiểm tra bài cũ:
4’
- Nêu những điểm cần chú ý khi dùng thuốc và khi mua thuốc
- Nêu tác hại của việc dùng thuốc không đúng cách
-HS nêu.
-GV nhận xét, cho điểm.`
-HS lắng nghe.
3.Dạy học bài mới:
a.Giới thiệu bài: Hôm nay các em học bài: “PHÒNG BỆNH SỐT RÉT”. ghi bảng.
1’
-HS lắng nghe, nhắc lại tên bài mới tiếp.
b.Dạy học nội dung:
* Hoạt động 1: Làm việc với SGK 
15’
- Yêu cầu học sinh quan sát và đọc lời thoại hình 1, 2 (SGK)
- Quan sát, đọc SGK 
- Trao đổi theo nhóm 2, trả lời các câu hỏi ở SGK
- Thảo luận nhóm 2, trả lời các câu hỏi
- Nêu một số dấu hiệu chính của bệnh sốt rét? 
Cách 1 ngày là xuất hiện một cơn sốt Mỗi cơn sốt có 3 giai đoạn 
+ Bắt đầu là rét run: Thường nhức đầu, người ớn lạnh hoặc rét run từ 15 phút đến 1 giờ 
+ Sau rét là sốt cao: Nhiệt độ cơ thể thường 400C hoặc hơn. Người bệnh mệt, mặt đỏ và có lúc mê sảng. Sốt cao kéo dài nhiều giờ.
+ Cuối cùng, người bệnh bắt đầu ra mồ hôi và bắt đầu hạ sốt.
- Tác nhân gây ra bệnh sốt rét là gì? 
-Bệnh sốt rét do một loại kí sinh trùng gây ra.
- Bệnh số rét nguy hiểm như thế nào? 
-Gây thiếu máu, bệnh nặng có thể gây chết người.
- Bệnh sốt rét lây truyền như thế nào? 
-Do muỗi A – nô-phen mang kí sinh trùng lây truyền từ người bệnh sang người lành.
* Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận
15’
-Yêu cầu học sinh quan sát tranh ở SGK
- Quan sát tranh, vài học sinh nêu.
+ Nhóm 1: Muỗi a – nô – phen Thường ẩn náu và đẻ trứng ở những chỗ nào trong nhà và xung quanh nhà? 
-Muỗi a- nô – phen thường ẩn náu ở những chỗ ẩm thấp, tối tăm, bụi rậm... và đẻ trứng ở những nơi nước đọng, ao tù hoặc ngay trong các mảnh bát. chum, vại, lon sữa bò, ... có chứa nước
Nhóm 2: Khi nào thì muỗi bay ra để đốt người?
-Vào buổi tối hoặc vào ban đêm, muỗi thường bay ra để đốt người. 
Nhóm 3: Bạn có thể làm gì để diệt muỗi trưởng thành? 
-Để diệt muỗi trưởng thành ta có thể phun thuốc diệt muỗi ; tổng vệ sinh không cho muỗi ẩn nấp. 
Nhóm 4: Bạn có thể làm gì không cho muỗi sinh sản?
-Chôn kín rác thải và dọn sạch những nơi có nước đọng, lấp những vũng nước thả cá để chúng ăn bọ gậy, ... 
Nhóm 5: Bạn có thể làm gì để ngăn chặn không cho muỗi đốt người?
-Ngủ màn, mặc quần áo dài tay buổi tối, ... ở một số nơi người ta còn tẩm màn bằng chất phòng muỗi.
- Nhận xét, chốt lại:, cách phòng bệnh sốt rét.
+ Phun thuốc trừ muỗi
+ Vệ sinh môi trường, nhà ở, diệt bọ gậy
+ Nằm màn, tẩm màn bằng chất phòng muỗi
- Lắng nghe
- Kết luận về HĐ2.
- Lắng nghe.
- Cho học sinh xem tranh ảnh sưu tầm về cách phòng tránh bệnh sốt rét.
- Quan sát
- Gọi học sinh đọc: Ghi nhớ (SGK)
- 2 học sinh đọc 
4. Củng cố:
3’
-Nội dung chính của bài là gì?
Học sinh nêu lại ý chính của bài
5. Dặn dò:
1’
-GV nhận xét giờ học, dặn học sinh về nhà thực hiện tuyên truyền.
-HS lắng nghe ghi nhớ.
Tập làm văn
LUYỆN TẬP LÀM ĐƠN (tr 59)
I. MỤC TIÊU:
Biết viết một lá đơn đúng qui định về thể thức, đủ nội dung cần thiết, trình bày lí do, nguyện vọng rõ ràng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Học sinh: Vở bài tập TV lớp 5 tập 1
2.GV: Một số tranh ảnh về thảm hoạ do chất độc màu da cam.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
TG
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Ổn định tổ chức:
1’
-HS hát.
2. Kiểm tra bài cũ:
4’
- Kiểm tra bài văn tả cảnh mà GV yêu cầu 1 số học sinh viết lại.
-GV nhận xét, cho điểm.`
-HS lắng nghe.
3. Dạy học bài mới:
a. Giới thiệu bài: -Hôm nay các em học bài: “LUYỆN TẬP LÀM ĐƠN”.
Luyện tập làm đơn
1’
-HS lắng nghe, nhắc lại tên bài mới tiếp.
b. Dạy học nội dung:
Hướng dẫn học sinh luyện tập:
Bài tập 1: Đọc bài văn (SGK) và trả lời câu hỏi.
15’
- Gọi học sinh nêu yêu cầu BT1.
- 1 học sinh nêu yêu cầu.
- Yêu cầu 1 học sinh đọc bài văn (SGK), lớp đọc thầm.
- 1 HS đọc bài văn, lớp đọc thầm.
- Yêu cầu học sinh đọc chú giải.
- Đọc: chú giải (SGK).
- Yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi:
- Suy nghĩ, trả lời.
+) Chất độc màu da cam đã gây ra những hậu quả gì đối với con người? 
-Cùng với bom đạn và các chất độc khác chất độc màu da cam đã phá huỷ hơn 2 triệu ha rừng, làm sói mòn và khô cằn đất, diệt chủng nhiều loài nuông thú, gây ra những bệnh nguy hiểm cho người nhiễm và con cái họ như ung thư, nứt cột sống, thần kinh, sinh quái thai, dị tật bẩm sinh...
Hiện nước ta có khoảng 70 000 người lớn, từ 200 000 đến 300 000 trẻ em là nạn nhân của chất độc màu da cam. 
+) Chúng ta có thể làm gì để giảm bớt nỗi đau cho những nạn nhân chất độc màu da cam? 
-GV nhận xét, chốt lời giải đúng.	
-Chúng ta cần thăm hỏi, động viên, giúp đỡ các gia đình có nạn nhân chất độc màu da cam. 
Sáng tác truyện, thơ, bài hát, tranh ảnh... thể hiện sự cảm thông với các nạn nhân. Vận động mọi người giúp đỡ cô bác và những bạn nhỏ bị ảnh hưởng của chất độc màu da cam.
Lao động công ích gây quĩ ủng hộ nạn nhân chất độc màu da cam nói riêng, nạn nhân chiến tranh nói chung 
Bài tập 2: Giả sử địa phương em tổ chức đội tình nguyện giúp đỡ nạn nhân chất độc màu da cam, em hãy viết đơn xin ra nhập đội tình nguyện.
15’
- Gọi học sinh đọc yêu cầu BT2.
- 1 học sinh đọc, lớp theo dõi.
- Gọi học sinh đọc phần: chú ý (SGK).
- 1 học sinh đọc.
+ Phần quốc hiệu và tiêu ngữ ta viết ở vị trí nào trên trang giấy? Ta cần viết hoa những chữ nào? 
Lưu ý: 
+ Ngày tháng năm viết đơn các em nhớ viết lùi sang bên phải trang giấy, phía dưới tiêu ngữ cách một dòng. 
+ Tên lá đơn viết giữa trang giấy, chữ to gấp rưỡi hoặc gấp 2 lần các chữ trong nội dung đơn. 
+ Phần lý do viết đơn là nội dung quan trọng các em cần viết ngắn gọn, rõ ràng thể hiện rõ nguyện vọng cá nhân. 
Ta thường viết ở giữa trang giấy 
Cộng, Xã, Chủ, VN, Độc, Tự, Hạnh 
- Yêu cầu học sinh viết đơn sau đó đọc lá đơn mình viết được trước lớp.
- Làm bài vào vở
- Vài học sinh đọc trước lớp.
Cùng học sinh nhận xét, chọn ra lá đơn viết tốt.
- Theo dõi, nhận xét 
4. Củng cố:
3’
- Nhấn mạnh những nội dung chính cần nắm
-HS nêu.
5. Dặn dò:
1’
-GV nhận xét, nhắc HS về nhà học bài và chuẩn bị bài mới.
-HS lắng nghe.
Toán
LUYỆN TẬP (Tr 30)
I. MỤC TIÊU:
Biết:
- Tên gọi, kí hiệu và mối quan hệ của các đơn vị đo diện tích đã học. Vận dụng để chuyển đổi, so sánh số đo diện tích.
- Giải các bài toán có liên quan đến diện tích.
* Bài 1 (a, b), bài 2, bài 3
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Học sinh: SGK, Bảng con, …
2.GV: Nội dung bài tập, bảng lớp chép sẵn bài tập 2, Phiếu học tập nội dung BT3
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
TG
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Ổn định tổ chức:
1’
-HS hát.
2. Kiểm tra bài cũ:
4’
- Nêu tên các đơn vị đo diện tích đã học.
-HS nêu.km2, hm2, dam2, m2, dm2, cm2, mm2
+ Hai đơn vị đo diện tích liền nhau thì gấp hoặc kém nhau bao nhiêu lần? 
+ Khi viết đơn vị đo diện tích mỗi đơn vị ứng với mấy chữ số? 
-YC HS lên bảng làm:
-	800000 m2 =........ ha
 27000 ha =.........km2
-1HS làm trên bảng, lớp làm vào nháp:
800000 m2 = 80 ha
27000 ha = 270 km2
-GV nhận xét, cho điểm.`
-HS lắng nghe.
3.Dạy học bài mới:
a.Giới thiệu bài: -Hôm nay các em học bài: “Luyện tập” (tr 30)
1’
-HS lắng nghe, nhắc lại tên bài nối tiếp.
b.Dạy học nội dung:
*Hướng dẫn học sinh làm bài tập
Bài 1: Viết các số đo (SGK) dưới dạng số đo có đơn vị là m2
10’
- Gọi học sinh nêu yêu cầu của BT1
- 1 học sinh nêu yêu cầu
-HD HS làm: 
a)
5 ha = 50000 m2
2 km2 = 2000000 m2
-HS lắng nghe, ghi nhớ.
YC HS lấy b

File đính kèm:

  • docGIAO AN 5 tuan 6(1).doc