Giáo án lớp 5 - Tuần 6

Tập đọc ( tiết 11 ) : SỰ SỤP ĐỔ CỦA CHẾ ĐỘ A – PÁC – THAI

I.Mục tiêu: -Đọc đúng phiên âm tiếng nước ngoài và các số liệu thống kê trong bài

-Hiểu nội dung : Chế dộ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi và cuộc đấu tranh đòi bình đẳng của những người da màu . ( trả lời được các câu hỏi trong SGK ) .

- Giáo dục HS tình đoàn kết giữa các dân tộc.

II.Các hoạt dộng dạy học( 40 phút ) .(Đ/C Không hỏi câu hỏi 3 ).

 

doc25 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1501 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 5 - Tuần 6, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p mặn . Rừng rậm nhiệt đới tập trung vùng đồi núi , rừng ngập mặn ở vùng ven biển 
Hoạt động 3: Vai trò của rừng - làm việc cả lớp .
H:Vai trò của rừng đối với đời sống và sản xuất con người .
H:Tại sao chúng ta phải sử dụng rừng và khai thác rừng hợp lí ? 
H:Để bảo vệ rừng nhà nước và người dân phải làm gì ? 
GVKL: Trồng cây và bảo vệ rừng là nhiễm vụ của toàn dân . 
4.Củng cố -dặn dò : 
- Gọi HS đọc mục bạn cần biết sgk
- Giáo viên nhận xét tiết học , dặn chuẩn bị bài 7 .
-HS thảo luận -trình bày kết quả trước lớp . Một số HS lên chỉ bản đồ .
a.Phe ra lít : đồi núi
+Đặc điểm: Màu đỏ hoặc màu đỏ vàng 
thường nghèo mùn nên hình thành trên đất bazan thì tơi xốp , phì nhiêu
b. Phù sa : phân bố vùng đồng bằng
+Đặc điểm: Do sông ngòi bồi đắp nên màu mỡ .
-Đất không phải là tài nguyên vô hạn mà là tài nguyên có hạn . Vậy phải sử dụng đất hợp lý . 
Nếu sử dụng mà không cải tạo đất thì đất sẽ bạc màu , xói mòn , nhiễm phèn , nhiễm mặn ... 
- Bón phân hữu cơ , vi sinh .
- Làm ruộng bậc thang ở các vùng đồi núi để tránh xói mòn .
- Khử chua , rửa mặn ở vùng đất bị.nhiễm phèn , nhiễm mặn . 
- Rừng rậm nhiệt đới ở vùng đồi núi, Rừng ngập mặn Vùng đất ven biển bị ngập mặn.
- Rừng rậm nhiệt đới: Nhiều loại cây , rừng nhiều tầng có tầng cao , tầng thấp
+Rừng ngập mặn : Chủ yếu là cây đước , sú , vẹt , cây mọc vượt lên mặt nước .
-Rừng cung cấp gỗ , điều hòa khí hậu , giữ đất không bị xói mòn , rừng đầu nguồn hạn chế lũ lụt , rừng ven biể chống bão biển , bão cát , bảo vệ đời sống các vùng ven biển 
-Tài nguyên rừng là có hạn , không được sử dụng khai thác bừa bãi , khai thác rừng làm ảnh hưởng đễn khí hậu , lũ lụt , hạn hán ...
-Nhà nước ban hành luật bảo vệ rừng , tuyên truyền và hỗ trợ nhân dân trồng rừng . Nhân dân tự giác bảo vệ rừng , không phá rừng làm nương rẫy ...
--------------§¦&¦§---------------
 Kĩ thuật ( tiết 6 ) : CHUẨN BỊ NẤU ĂN
I.Mục tiêu : - Học sinh cần phải nêu được tn những công việc chuẩn bị nấu ăn .
- Biết cách thực hiện một số công việc chuẩn bị nấu ăn, có thể sơ chế được một số thực phẩm đơn giản, thông thường phù hợp với gia đ́nh .
- Có ý thức vận dụng kiến thức đã học để giúp đỡ gia đình .
II.Đồ dung : Một số dụng cụ đun nấu , ăn uống thường dùng trong gia đình .
Tranh một số dụng cụ nấu ăn và ăn uống thông thường .
III.Các hoạt động dạy học ( 35 phút ) .
Hoạt động của giáo viên
1.Bài cũ: ? Để nấu ăn ( ăn uống) cần có những dụng cụ gì?
2.Dạy bài mới: Giới thiệu bài : 
Hoạt động 1 : Xác định một số công việc chuẩn bị nấu ăn .
- HS đọc sgk và nêu tên các công việc thực hiện khi chuẩn bị nấu ăn .
- Nhận xét, KL
Hoạt động 2:Tìm hiểu cách thực hiện một số công việc chuẩn bị nấu ăn 
- HS đọc nội dung 1 và quan sát hình 1 sgk để trả lời .
H:Mục đích yêu cầu của việc chọn thực phẩm cho bữa ăn là gì ? 
H: Nêu tên các chất dinh dưỡng cần cho con người .
H: Nêu cách chọn thực phẩm nhằm đảm bảo đu lượng đủ chất dinh dưỡng 
-Em hãy nêu cách lựa chọn thực phẩm 
+Tìm hiểu cách sơ chế thực phẩm : học sinh đọc mục 2 sgk .
H:Hãy nêu mục đích của việc sơ chế thức ăn?
H:Theo em cách sơ chế rau xanh cần làm như thế nào?
H:Ở gia đình em thường sơ chế cá, thịt như thế nào ?
GVKL: Muốn có được bữa ăn ngon, đủ lượng, đủ chất, đảm bảo vệ sinh cần biét chọn t/p tươi, ngon và sơ chế t/p tuỳ thuộc vào loại t/p và yêu cầu của chế biến món ăn .
4.Củng cố -dặn dò :
 -Giáo viên nhận xét tiết học đánh giá thái độ học tập học sinh .
- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị tiết sau : “ Nấu cơm” 
Hoạt động của học sinh
- Đọc – nêu- nhận xét- bổ sung
+Chọn thực phẩm, sơ chế thực phẩm nhằm có được thực phẩm tươi , ngon sạch dùng để chế biến các thức ăn 
-Đảm bảo có đủ lượng đủ chất dinh dưỡng , thực phẩm sạch an toàn . 
- Chất đạm, chất đường bột , chất béo , vitamin , chất khoáng .
-Dự kiến những thực phẩm cần có trong bữa ăn gia đình . Khi tiến hành công việc này cần căn cứ vào tính chất của bữa ăn , nhu cầu dinh dưỡng của mọi người và khả năng kinh tế của gia đình . Lựa chọn thực phẩm theo dự kiến , mỗi loại thực phẩm có đặc điểm , tính chất khác nhau nen lựa chọn cũng khác nhau 
Ví dụ : rau xanh phải tươi , thịt cá có màu hồng tươi không có mùi ôi 
- Các loại rau chọn tươi xanh không có lá úa , loại quả chọn quả không dập nát , thịt cá chọn loại còn tươi không có mùi… 
-Làm sạch thực phẩm trước khi chế biến thành các món ăn . Khi sơ chế có thể cắt thái và tẩm ướp nhằm làm cho thực phẩm nhanh chín , có mùi vị thơm ngon.
- Nhặt bỏ gốc rễ những phần không ăn được và rửa sạch nhớt .
-Cạo sạch bì , rửa sạch thịt , sau đó thái hoặc băm nhỏ , tẩm ướp gia vị tùy theo cách chế biến 
-Cả lớp lắng nghe .
 --------------§¦&¦§---------------
Thứ tư ngày 24 tháng 9 năm 2014
Tập đọc( tiết 12 ): TÁC PHẨM CỦA SI LE VÀ TÊN PHÁT XÍT
I.Mục tiêu :-Đọc đúng các tên người nước ngoài trong bài: Si- le, Pa- ri, Hít- le, Vin- hem- ten,Mét- xi-na, I- ta- li-a, Oóc- lê-ăng . Bước đầu đọc diễn cảm, bài văn .
- Hiểu ý nghĩa : Cụ già người Pháp đẵ dạy cho tên sĩ quan Đức hống hách một bài học sâu sắc. ( Trả lời được các câu hỏi 1,2,3 ).
II.Các hoạt động dạy học ( 40 phút ) .
Hoạt động của giáo viên
1.Bài cũ : Kiểm tra 2 học sinh đọc và trả lời câu hỏi .
- GV nhận xét ghi điểm .
2.Bài mới : Giới thiệu bài :
a.Luyện đọc :
-Gọi một HS đọc toàn bài 
- H/dẫn HS quan sát tranh minh hoạ
- GV hướng dẫn chia đoạn ( như SGV ).
-HS đọc nối tiếp
- Luyện đọc từ, tiếng khó
-Gọi HS đọc nối tiếp
- Gọi HS đọc chú giải
-HS luyện đọc theo cặp
- Giáo viên đọc mẫu toàn bài .
b.Hướng dẫn tìm hiểu bài 
-HS đọc thầm, lướt suy nghĩ TLCH
H:Câu chuyện xảy ra ở đâu , bao giờ ? Tên phát xít nói gì khi gặp những người trên tàu ? 
H:Vì sao tên sĩ quan phát xít có thái độ bực tức vì ông cụ người Pháp ? 
H:Nhà văn Đức Si-le được ông cụ người Pháp đánh giá ra sao ? Em hiểu thái độ của ông cụ đối với người Đức và tiếng Đức như thế nào ? 
H:Lời đáp của ông cụ cuối truyện có ngụ ý gì 
GV : Cụ già người Pháp biết rất nhiều tác phẩm của nhà văn Đức Si-le nên mượn ngay tên vở kịch “ Những tên cướp ” để ám chỉ bọn phát xít xâm lược . Cách nói ngụ ý rất tế nhị mà sâu cay này khiến tên sĩ quan Đức bị bẽ mặt , rất tức tối mà không làm gì được 
-HS nêu nội dung của câu chuyện 
c.Đọc diễn cảm :
- 3 HS đọc nối tiếp lại bài
-HS thi đọc diễn cảm . 
-Nḥận xét, ghi điểm .
4.Củng cố- dặn dò :GV hệ thống nội dung bài.Giáo viên nhận xét tiết học . Dặn học sinh chuẩn bị bài “ Những người bạn tốt”.
Hoạt động của học sinh
- 1 HS Đọc bài, lớp theo dõi.
- Theo dõi trong sách giáo khoa .
- Phát biểu- nhận xét
- Nối tiếp đọc bài
- luyện đọc các từ khó 
- Đọc nối tiếp kết hợp giải nghĩa từ 
-Đọc theo cặp 
- Lắng nghe
- Đọc- trả lời- nhận xét, bổ sung
- Chuyện xảy ra trên một chuyến tàu ở Pari , thủ đô nước Pháp bị phát xít Đức chiếm đóng . Tên sĩ quan phát xít bước vào toa tàu giữ thẳng tay hô to : Hít – le muôn năm 
- Vì cụ đáp lại lời hắn một cách lạnh lùng . Hắn càng bực khi hắn nhận ra ông cụ biết tiếng Đức một cách thành thạo đến mức đọc được truyện của nhà văn Đức nhưng không đáp lời hắn bằng tiếng Đức . 
-Cụ già người Pháp đánh giá Si- le là một nhà văn quốc tế . Ông cụ thông thạo tiếng Đức , ngưỡng mộ nhà văn Đức Si-le nhưng căm ghét tên phát xít Đức xâm lược -Ông cụ không ghét người Đức , tiếng Đức mà chỉ căm ghét những tên phát xít . 
-Si-le xem các người là kẻ cướp . các ngươi là bọn kẻ cướp . Các người không xứng đáng với Si-le 
- Lắng nghe
- Đọc nối tiếp
- Luyện đọc diễn cảm – Nối tiếp thi đọc diễn cảm, - Nhận xét, b́ình chọn bạn đọc đúng, hay .
 --------------§¦&¦§---------------
Chính tả ( tiết 6 ) Nhớ- viết : Ê-MI-LI , CON ...
I.Mục tiêu: - Nhớ -viết đúng bài chính tả , trình bày đúng hình thức thơ tự do .
- Nhận biết được các tiếng chứa ưa/ươ và cách ghi dấu thanh theo yêu cầu của 
bài tập 2 ; tìm được tiếng chứa ưa/ươ thích hợp trong 2,3 câu thành ngữ, tục ngữ ở bài tập 3 
- Giáo dục HS ý thức rèn luyện chữ viết
II.Đồ dung: bảng phụ ghi nội dung các bài tập 3 .
III.Các hoạt động dạy học ( 35 phút ) .
Hoạt động của giáo viên
1.Bài cũ: nHS viết những tiếng có nguyên âm đôi uô / ua trên bảng
2.Bài mới : Giới thiệu bài
a.Hướng dẫn HS nhớ viết chính tả:
- 2HS đọc thuộc 2 khổ thơ sẽ viết
- HS luyện viết một vài từ ngữ dễ viết sai : Oa-sinh-tơn, Ê-mi-li, sáng loà, dùm 
- Lưu ý cho HS cách trình bày
- HS nhớ lại bài và tự viết
- Theo dõi, giúp đỡ HS chưa thuộc bài 
- Chấm bài
- Nhận xét bài viết
b.Hướng dẫn học sinh làm bài tập 
Bài 2: HS đọc yêu cầu bài tập 2 .làm vào vở bài tập Tiếng Việt 
+ Đọc 2 khổ thơ 
+Tìm tiếng có ưa , ươ trong 2 khổ thơ đó .
+ Nêu nhận xét về cách ghi dấu thanh ở các tiếng đã tìm được . 
- Cho học sinh trình bày kết quả 
- Giáo viên nhận xét và chốt lại kết quả .
Bài 3 : Tương tự HS làm bài- 1 em chữa bài trên bảng phụ
-Học sinh trình bày – giáo viên chốt kết quả đúng . 
4.Củng cố- dặn dò:Chuẩn bị tiết 7 bài “ bài dòng kinh quê hương “.
-Giáo viên nhận xét tiết học .
Hoạt động của học sinh
- Đọc thuộc lòng khổ thơ 
- luyện viết từ ngữ trên bảng+ nháp
-Lắng nghe
-HS nhớ và viết lại đoạn chính tả
- soát lại bài .
- Theo dõi, chữa bài
Bài tập 2:
+Các tiếng chứa ưa :lưa , thưa , mưa ,giữa .
+Các tiếng chứa ươ :tưởng , nước , tươi ,ngược .
+Nhận xét cách đánh dấu thanh .
-Trong tiếng giữa (không có âm 
cuối )dấu thanh đặt chữ cái đầu của âm chính.
Các tiếng : lưa , thưa , mưa không có dấu thanh vì mang thanh ngang .
-Trong các tiếng :tưởng , nước , ngược (có âm cuối )dấu thanh đặt ở chữ cái thứ hai của âm chính . Tiếng tươi không có dấu thanh vì mang thanh ngang .
Bài 3 : Các từ cần điền là .
 + Cầu được ước thấy .
 + Năm nắng mười mưa .
 + Nước chảy đá mòn .
 + Lửa thử vàng gian nan thử sức .
-HS thi đọc thuộc các câu trên . 
 --------------§¦&¦§---------------
Toán (tiết 28) : LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu: - biết tên gọi , kí hiệu và mỗi quan hệ của các đơn vị đo diện tích đã học Vận dụng để chuyển đổi , so sánh số đo diện tích .
- Giải các bài toán có liên quan đến diện tích .
-Rèn học sinh có kĩ năng tính toán nhanh đúng chính xác .

File đính kèm:

  • docGAL5 T6.doc
Giáo án liên quan