Giáo án lớp 5 - Tuần 4 năm 2011

I. Mục tiêu: Củng cố và luyện tập về giải toán "Tìm hai số khi biết tổng (hiệu) và tỉ số" và toán có quan hệ về tỉ lệ.

- Rèn giải toán: rút về đơn vị hoặc tìm tỉ số.

- GDHS tính cẩn thận, tự giác làm bài.

II. Chuẩn bị: Vở BT toán - tập 1

III. Các hoạt động dạy- học

A. Kiểm tra bài cũ: Có mấy cách giải bài toán về quan hệ tỉ lệ? Đó là những cách nào?

B. Ôn tập

 

doc6 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1283 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 5 - Tuần 4 năm 2011, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 toán: rút về đơn vị hoặc tìm tỉ số.
- GDHS tính cẩn thận, tự giác làm bài.
II. Chuẩn bị: Vở BT toán - tập 1
III. Các hoạt động dạy- học
A. Kiểm tra bài cũ: Có mấy cách giải bài toán về quan hệ tỉ lệ? Đó là những cách nào?
B. Ôn tập
Tiết 1
1. Hoạt động 1: Làm việc cá nhân
- GV ghi các BT lên bảng; HS xác định các dạng toán và làm vào vở.
- GV quan tâm giúp đỡ HS yếu.
Bài 1. Một cửa hàng có 350 kg gạo. Số gạo bán buổi sáng bằng 2/ 3 số gạo bán buổi chiều. Hỏi mỗi buổi cửa hàng bán được bao nhiêu ki-lô-gam gạo.
Bài 2. Một mảnh đất hình chữ nhật có chu vi 160m, chiều rộng bằng 2/ 3 chiều dài. Tính diện tích của mảnh đất đó.
Bài 3. Số học sinh nam ở một trường Tiểu học hơn số học sinh nữ là 124 em. Tìm số học sinh nữ và học nam của trường đó biết số học sinh nữ bằng 3/ 5 số học sinh nam
2.Hoạt động 2: Chữa bài
- Gọi 3 HS lên bảng làm bài.
- GV và HS nhận xét, chữa (Nếu làm sai)
- Lưu ý ở mỗi bài GV gợi ý HS xác định dạng toán và vận dụng cách giải ở mỗi dạng toán để làm bài.
Tiết 2
- HS làm các bài tập trong vở BT Toán- Tr. 21.
- GV quan sát giúp đỡ HS yếu.
Bài 1: 1 HS đọc bài toán; HS dựa vào phần toán tắt và nêu cách giải bài toán.
- HS làm vào vở; 1 HS lên bảng chữa bài.
Đáp số: 150 000 đồng
Củng cố giải toán về quan hệ tỉ lệ bằng cách rút về đơn vị.
Bài 2: HDHS làm tương tự bài 1.
Đáp số: 24 cái bánh
Bài 3: HS làm bài vào vở.
- GV hỏi: Bài toán này có thể giải bằng cách nào? (Tìm tỉ số)
- 1 HS lên bảng làm bài.
- GV, HS nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
Đáp số: 3000 cây.
Củng cố giải toán về quan hệ tỉ lệ bằng cách Tìm tỉ số.
Bài 4: GV gợi ý HS giải BT bằng cách tìm tỉ số.
- 1 HS khá lên bảng trình bày bài giải. HS khác làm vào vở.
- Gv nhận xét, chốt lời giải đúng.
Bài giải
5000 người gấp 1000 người số lần là:
5000 : 1000 = 5 (lần)
a) Hằng năm cứ 1000 người, tăng thêm 21 người thì một năm sau dân số của xã đó tăng thêm số người là: 21 x 5 = 105 (người)
b) Hằng năm cứ 1000 người, tăng thêm 15 người thì một năm sau dân số của xã đó tăng thêm số người là: 15 x 5 = 75 (người)
Đáp số: a) 105 người; b) 75 người.
C. Củng cố, dặn dò: Gv nhận xét tiết học.
- HS về xem lại cách giả các dạng toán đã học.
_____________________________________
Tiếng việt
Luyện đọc bài: Những con sếu bằng giấy
I. Mục tiêu: Luyện đọc diễn cảm cho HS.
- HS biết ngắt nghỉ đúng các dấu câu; đọc to, rõ ràng, mạch lạc.
- Luyện đọc thầm và trả lời câu hỏi.
II. Các hoạt động dạy- học
A. Bài cũ: 2HS nêu nội dung của bài Những con sếu bằng giấy.
B. Bài mới
1. Hoạt động 1: Luyện đọc diễn cảm.
- 1 HS đọc toàn bài, GV HD cách đọc. HS luyện đọc theo nhóm (3 HS)
- Gọi từng tốp 3HS nối tiếp đọc 3 đoạn của bài. HS nhận xét, GV sửa cách đọc cho HS .
- HS luyện đọc diễn cảm theo nhóm theo cách phân vai.
- Thi đọc diễn cảm 3- 4 nhóm.
- HS, GV nhận xét.
2. Hoạt động 2: Đọc thầm trả lời câu hỏi.
- HS đọc thầm bài và trả lời các câu hỏi sau:
Câu1. Cô bé Xa-da-cô sinh sống tại đâu?
a) Tại Oa- sinh-tơn, mĩ.
b) Tại hi-rô-si-ma, Nhật Bản.
c) Tại Na-ga-da-ki, Nhật Bản.
Câu 2. Vì sao Xa-da-cô bị nhiễm phóng xạ nguyên tử?
Câu 3. Xa-da-cô gấp sếu bằng giấy để làm gì?
Câu 4. Tại sao trẻ em nước Nhật và nhiều nơi trên thế giới gửi hàng nghìn con sếu bằng giấy đến cho Xa-da-cô?
a) Mong muốn Xa-da-cô khỏi bệnh.
b) Tỏ tình đoàn kết với Xa-da-cô.
c) Bày tỏ nguyện vọng hoà bình.
d) Tất cả các lí do trên.
C. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học.
- Về nhà luyện đọc tiếp.
Thứ ba ngày 13 tháng 9 năm 2011
Tiếng việt
Luyện tập về từ trái nghĩa
I. Mục tiêu: Luyện tập các kiến thức về từ trái nghĩa.
- HS biết tìm các từ trái nghĩa trong các câu văn, câu thơ và biết đặt câu để phân biệt từ trái nghĩa.
- GDHS ý thức tự giác làm bài.
II. Chuẩn bị: Bảng phụ ghi sãn các BT.
III. Các hoạt động dạy- học
A. Kiểm tra bài cũ: Thếnào là từ trái nghĩa? Lấy ví dụ minh hoạ.
B. Luyện tập
- GV ghi các BT lên bảng; HS đọc xác định yêu cầu và làm vào vở.
- GV qua tâm giúp đỡ HS yếu.
- Gọi vài HS lên bảng làm bài, sau đó chữa bài.
Bài 1. Thành ngữ nào dưới đây có cặp từ trái nghĩa?
 a) Yêu cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi.
 b) Đói cho sạch, rách cho thơm.
 c) Một con ngựa đau, cả tàu không ăn cỏ.
Bài 2. Gạch dưới các từ trái nghĩa trong các câu thơ sau:
 - Ngọt bùi nhớ lúc đắng cay.
 Ra sông nhớ suối, có ngày nhớ đêm.
 - Đời ta gương vỡ lại lành
 Cây khô, cây lại đâm cành nở hoa.
Bài 3. Tìm các từ trái nghĩa với các từ sau:
a) Hoà thuận c) Vắng vẻ
b) Vui vẻ d) lạnh lẽo
Bài 4. Đặt hai câu để phân biệt một cặp từ trái nghĩa ở BT3.
C. Củng cố, dặn dò: Gv nhận xét tiết học.
- HS về ôn lại bài.
_______________________________________
Tiếng việt
Luyện tập tả cảnh
I. Mục tiêu: Tiếp tục củng cố về văn tả cảnh.
- Rèn kĩ năng viết 1 bài văn tả cảnh hoàn chỉnh.
- GDHS tính nghiêm túc, tự giác làm bài.
II. Các hoạt động dạy học
A. Bài cũ: nêu cấu tạo bài văn tả cảnh.
B. Luyện tập
Đề bài: Tả lớp học của em.
1. HD tìm hiểu đề và lập dàn ý
- HS đọc đề bài. GV hỏi: Đề bài yêu cầu gì?
- HS quan sát và lập dàn ý theo gợi ý sau:
* Mở bài: Giới thiệu lớp học của em (lớp em ở đâu? có nét gì nổi bật?)
* Thân bài: có thể tả từ ngoài vào trong hoặc từ trong ra ngoài. (lớp học quét vôi hoặc sơn màu gì? các cửa sổ, cửa ra vào; cách trang trí lớp học;...
* Kết bài: Tình cảm hoặc cảm nghĩ của em về lớp học.
- Gọi 1 HS khá, giỏi trình bày dàn ý. Gv nhận xét, bổ sung.
2. HS viết bài
- HS dựa vào dàn ý viết bài vào vở. Gv quan sát, HDHD yếu viết bài.
- GV chấm một số bài.
- Gọi 1 - 2 HS khá, giỏi trình bày bài làm.
- GV nhận xét đánh giá chung.
C. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học.
- HS về viết tiếp bài (nếu chưa xong).
__________________________________
Toán
Ôn tập về giải toán
I. Mục tiêu: Tiếp tục ôn tập cách giải bài toán về quan hệ tỉ lệ.
- Rèn kĩ năng giải toán cho HS.
- GSHD ý thức tự giác làm bài.
II. Chuẩn bị: Vở BT Toán 3- Tập 1
III. Các hoạt động dạy- học
A. Kiểm tra bài cũ: Nêu cách giải bài toán bằng cách rút về đơn vị và tìm tỉ số.
B. Ôn tập
- HS làm các BT trong vở BTT- Tr. 22- 23.
- GV quan sát giúp đỡ HS làm bài.
Bài 1: HS đọc BT, xác định dạng toán và làm vào vở.
- 1 HS lên bảng làm bài. GV và HS nhận xét, chốt lời giải đúng.
	Đáp số: 42000 đồng
	Củng cố giải bài toán về quan hệ tỉ lệ bằng cách rút về đơn vị.
Bài 2: HDHS làm tương tự bài 1.
- Gợi ý HS đổi 1 tá bút chì = 12 bút chì.
	Đáp số: 7500 đồng
	Củng cố giải toán bằng cách tìm tỉ số.
Bài 3: HS tự làm vào vở.
- Gọi hS nêu đáp án và giải thích vì sao chọn đáp án đó.
	Khoanh vào D: 108 000 đồng.
Bài 4: HS đọc Bt và làm vào vở.
- 1 HS khá lên bảng làm bài.
- Gv gợi ý HS yếu đổi 1 phút = 60 giây, sau đó so sánh 60 giây gấp 20 giây bao nhiêu lần rồi tìm 1 phút, 1 giờ, 1 ngày có bao nhiêu em bé ra đời.
- GV nhận xét, chữa bài.
C. Củng cố, dặn dò: Gv nhận xét tiết học.
- HS về ôn tập các dạng toán đã học.
Thứ sáu ngày 16 tháng 9 năm 2011
Toán
Ôn tập về giải toán
I. Mục tiêu: Tiếp tục ôn tập giải các dạng toán đã học.
- Rèn kĩ năng trình bày bài giải.
- GDHS ý thức cẩn thận, tự giác ôn tập.
II. Chuẩn bị; Vở BT Toán 3- Tập 1
III. Các hoạt động dạy - học 
A. Kiểm tra bài cũ: Nêu cách giải bài toán Tổng (hiệu)- Tỉ.
B. Ôn tập
Tiết 1
- HS làm các BT trong vở BTT- Tr. 25- 26.
- GV quan sát, HDHS cách làm.
 Bài 1: HS đọc BT xác định dạng toán và làm vào vở.
- HDHS dùng phương pháp tìm tỉ số để giải BT.
- 1 HS lên bảng làm bài; HS, Gv nhận xét.
	Đáp số: 15 công nhân.
Bài 2: HS đọc bài tập và nêu cách làm.
 + Tìm số tiền mua loại kẹo 5000 đồng 1 gói, sau đó lấy số tiền đó chia cho 7500 đồng thì được số gói kẹo cần tìm.
- HS làm bài vào vở; 1 HS lên bảng làm bài.
- HS nhận xét, chữa bài; Gv chốt lời giải đúng.
	Đáp số: 10 gói kẹo
Bài 3: HS đọc BT và làm vào vở.
- 1 HS khá, lên bảng làm.
- GV gợi ý HS yếu: Tìm tổng số tiền thu nhập của cả gia đình.
 + Tìm số số người khi tăng thêm 1 người.
 + Tìm số tiền bình quân thu nhập của mỗi người khi tăng thêm 1 người.
 + Tìm số tiền bình quân giảm đi khi tăng thêm 1 người.
Bài 4: HS tự làm bài và nêu đáp án đúng.
- HS nhận xét và giải thích.
	Khoanh vào ý C: 105m
Tiết 2
- HS làm các BT trong vở BT Tr. 27- 28.
- GV quan tâm, giúp đỡ HS yếu.
Bài 1: HS đọc BT.
- GV hỏi BT thuộc dạng toàn gì? (Tổng- tỉ)
- HS làm vào vở; 1 HS lên bảng làm bài.
	Củng cố giải bài toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
Bài 2: HS đọc BT, xác định dạng toán và làm vào vở.
- 1 HS lên bảng làm bài.
- GV gợi ý HS yếu: Muốn tính chu vi của mảnh đất ta làm thế nào? (Tìm chiều dài, chiều rộng của mảnh đất).
- HS nhận xét bài trên bảng.
	Củng cốgiải BTvề chu vi hình CN có liên quan đến tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó.
Bài 3: HDHS làm tương tự bài 2.
- HS đổi 1 tạ = 100 kg sau đó vận dụng cách giải toán về quan hệ tỉ lệ để làm bài.
	Củng cố giải toán bằng cách tìm tỉ số.
Bài 4: HS đọc BT và tự làm vào vở.
- 1 HS lên bảng làm bài.
- HS nhận xét bài trên bảng và nêu cách làm.
Bài giải
	15 ngày dệt được số sản phẩm là:
	300 x 15 = 4500 (sản phẩm)
	Dệt 450 sản phẩm thì cần số ngày là:
	4500 : 450 = 10 (ngày)
	 Đáp số: 10 ngày
C. Củng cố, dặn dò: Gv nhận xét tiết học.
- Về ôn lại các dạng toán đã học.
_______________________________
Tiếng việt
Luyện tập về từ trái nghĩa
I. Mục tiêu: Củng cố những kiến thức đã học ề từ trái nghĩa.
- HS biết tìm từ trái nghĩa và điền từ trái nghĩa thích hợp vào chỗ trống trong các câu thành ngữ.
II. Chuẩn bị: Bảng phụ để ghi các BT.
III. Các hoạt động dạy - học
A. Kiểm tra bài cũ:Tìm vài ví dụ về các cặp từ trái nghĩa.
B. Luyện tập
1. Hoạt động 1: Làm bài cá nhân
- Gv ghi các BT lên bảng; HS xác định yêu cầu của từng bài và làm vào vỏ.
- Gv quan sát HDHS làm bài.
Bài 1. Điiền từ trái nghia thích hợp vào chỗ trống:
a) Trong ấm ... êm
b) Trên đe ...búa
c) Giấy trắng mực ....
d) Đi ngược về ...
Bài 2. Tìm các từ ngữ trái nghĩa tả:
a) Hình dáng: béo/ gầy,
b) Trạng thái: thức/ ngủ,
c) Tính chất: tốt/ xấu,
Bài 3. Đặt câu với một cặp từ trái nghĩa vừa tìm được ở BT2.
2. Hoạt động 

File đính kèm:

  • docTuan 4.doc
Giáo án liên quan