Giáo an lớp 5 - Tuần 34 năm 2011 - 2012

I. Mục tiêu:

- Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các tiếng phiên âm tên riêng nước ngoài (Vi-ta-li, Ca-pi, Rê-mi).

- Biết đọc diễn cảm bài văn phù hợp với nội dung câu chuyện và lời nhân vật: lời người kể – đọc nhẹ nhàng, tình cảm; lời cụ Vi-ta-li khi ôn tồn, khi nghiêm khắc, khi xúc động; lời Rê-mi dịu dàng, đầy cảm xúc.

- Ca ngợi tấm lòng yêu trẻ của cụ Vi-ta-li, lòng khao khát và quyết tâm học tập của cậu bé nghèo Rê-mi.

II. Đồ dùng dạy học:

 - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

 - Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm.

III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:

 

doc34 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1326 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo an lớp 5 - Tuần 34 năm 2011 - 2012, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 lửa. Mọi người đều quàng khăn đỏ. Các anh hùng trông như những đứa trẻ lớn.
+ Vẽ nhà du hành vũ trụ đầu rất to, các bạn có ý nói trí tuệ của anh rất lớn, anh rất thông minh.
+Vẽ đôi mắt to chiếm nửa già khuôn mặt, trong đôi mắt chứa một nửa số sao trời, các bạn muốn nói mơ ước của anh rất lớn. Đó là mơ ước chinh phục các vì sao.+Vẽ cả thế giới quàng khăn đỏ, các anh hùng chỉ là những đứa trẻ lớn hơn, các bạn thể hiện mong muốn người lớn gần gũi với trẻ em, hoặc người lớn hồn nhiên như trẻ em; cũng có tâm hồn trẻ trung như trẻ em; hiểu được trẻ em; cùng vui chơi với trẻ em; người lớn giống như trẻ em, chỉ lớn hơn mà thôi.
Ý 1: Trẻ em vẽ tranh rất ngây thơ và đẹp.
-HS đọc.
- Lời anh hùng Pô-pốp nói với nhà thơ Đỗ Trung Lai.
- Nếu không có trẻ em, mọi hoạt động trên thế giới sẽ vô nghĩa. / Người lớn làm mọi việc vì trẻ em. / Trẻ em là tương lai của thế giới. / Trẻ em là tương lai của loài người. / Vì trẻ em, mọi hoạt động của người lớn trở nên có ý nghĩa. / Vì trẻ em, người lớn tiếp tục vươn lên, chinh phục những đỉnh cao.
Ý2 : Người lớn làm việc vì trẻ em, vì những chủ nhân tương lai mai sau của đất nước...
* Nội dung : Bài thơ ca ngợi trẻ em ngộ nghĩnh, sáng suốt, là tương lai của đất nước, của nhân loại. Vì trẻ em, mọi hoạt động của người lớn trở nên có ý nghĩa. Vì trẻ em, người lớn tiếp tục vươn lên, chinh phục những đỉnh cao.
- 3 HS đọc nối tiếp, tìm giọng đọc.
- Học sinh luyện đọc, thi đọc diễn cảm.
- Học sinh thi đọc thuộc lòng từng đoạn, cả bài thơ.
- HS thực hiện theo yêu cầu.
- HS chú ý lắng nghe.
Toán
ÔN TẬP BIỂU ĐỒ.
I. Mục tiêu:
- Giúp học sinh củng cố kĩ năng đọc số liệu trên biểu đo, bổ sung tư liệu trong một bảng thống kê số liệu …
- Rèn kĩ năng đọc biểu đồ, vẽ biểu đồ.
- Giáo dục học sinh tính chính xác, cẩn thận, khoa học.
- BT2b: HSKG
II. Đồ dùng dạy học:
 + GV : Bảng phụ, hệ thống câu hỏi.
 + HS : SGK, VBT, xem trước bài.
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ: Luyện tập.
- Gọi hs làm lại bài 3 tiết trước.
2. Bài mới: Ôn tập về biểu đồ.
* Hướng dẫn hs làm bài tập.
Bài : Yêu cầu học sinh nêu các số trong bảng theo cột dọc của biểu đồ chỉ gì?
- Các tên ở hàng ngang chỉ gì?
- Gọi hs lần lượt trả lời câu hỏi.
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Bài 2: Gọi hs nêu yêu cầu đề.
Lưu ý: câu b học sinh phải chuyển sang vẽ trên biểu đồ cột cần lưu ý cách chia số lượng và vẽ cho chính xác theo số liệu trong bảng nêu ở câu a.
- Gv vẽ lên bảng cho hs tự lên chỉ.
-Nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Bài 3: Gọi học sinh đọc yêu cầu đề.
- Cho học sinh tự làm bài rồi sửa.
- Yêu cầu học sinh giải thích vì sao khoanh câu C.
- Giáo viên chốt. Một nửa diện tích hình tròn biểu thị là 20 học sinh, phần hình tròn chỉ số lượng học sinh thích đá bóng lớn hơn một nửa hình tròn nên khoanh C là hợp lí.
3. Củng cố; dặn dò:
- Nhắc lại nội dung ôn.
- Thi đua vẽ nhanh biểu đồ theo số liệu cho sẵn.
- Xem lại bài. Chuẩn bị tiết : Luyện tập chung.
- HS thực hiện theo yêu cầu.
Bài 1:
+ Chỉ số cây do học sinh trồng được.
+	 Chỉ tên của từng học sinh trong nhóm cây xanh.
Học sinh làm bài.
Chữa bài.
a. 5 học sinh (Lan, Hoà, Liên, Mai, Dũng).
 Lan : 3 cây, Hoà: 2 cây, Liên : 5 cây, Mai : 8 cây, Dũng : 4 cây.
b. Trồng ít cây nhất là Hoà: 2 cây
c. Trồng được nhiều cây nhất là Mai : 8 cây
d. Những bạn trồng được nhiều cây hơn bạn Dũng là : Mai, Liên.
e. Những bạn trồng được ít cây hơn bạn Liên là Dũng, Hòa, Lan.
Bài 2:
a) Điền tiếp vào ô trống.
Loại quả
Cách ghi số HS trong khi điều tra
Số HS
Cam
5
Táo
8
Nhãn
3
Chuối
16
Xoài 
6
b) Một HS lên bảng vẽ
- Học sinh dựa vào số liệu để vẽ tiếp vào các ô còn trống.
Bài 3: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:
- Học sinh làm bài.
Sửa bài.
Khoanh C. 25 học sinh.
- HS thực hiện theo yêu cầu
- Học sinh thi vẽ tiếp sức.
Tập làm văn
TRẢ BÀI VĂN TẢ CẢNH.
I. Mục tiêu:
- Nắm được yêu cầu của bài văn tả cảnh theo đề đã cho: bố cục, trình tự, cách diễn đạt.
- Nhận thức được ưu, khuyết điểm của mình và của bạn khi được thầy (cô) chỉ rõ; biết tham gia sửa lỗi chung; biết tự sửa lỗi thầy (cô) yêu cầu; tự viết lại một đoạn (hoặc cả bài) cho hay hơn.
- Giáo dục học sinh yêu thích cảnh vật xung quanh và say mê sáng tạo.
II. Đồ dùng dạy học:
+ GV: Bảng phụ ghi các đề bài của tiết Viết bài văn tả cảnh (tuần 32, tr.175) ; một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu, đoạn, ý … cần chữa chung trước lớp. Phấn màu.
+ HS: Vở bài tập
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Giáo viên nêu mục đích, yêu cầu cần đạt của tiết Trả bài văn tả cảnh
2. Bài mới: 
Hoạt động 1: Giáo viên nhận xét chung về kết quả bài viết của cả lớp.
a) Giáo viên treo bảng phụ đã viết sẵn các đề bài của tiết Viết bài văn tả cảnh (tuần 32) ; một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu, ý …
b) Nhận xét về kết quả làm bài:
* Những ưu điểm chính:
- Xác định đề: đúng nội dung, yêu cầânTr một ngày mới bắt đầu ở quê em; một khu vui chơi, giải trí mà em thích; Tả một đêm trăng đêm trăng đẹp; Tả trường em trước buổi học).
- Bố cục (đầy đủ, hợp lí), ý (đủ, phong phú, mới, lạ), diễn đạt (mạch lạc, trong sáng).
* Nêu một số bài tiêu biểu. 
* Những thiếu sót, hạn chế.
- Một số em còn dùng từ chưa chính xác, chữ viết sai nhiều lỗi chính tả, chữ viết cẩu thả…
c) Số điểm đạt được cụ thể : điểm giỏi; điểm khá; điểm trung bình; yếu…
* Một số em làm bài chưa đạt về nhà làm lại tiết sau chấm, kiểm tra.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh chữa bài.
* Giáo viên hướng dẫn cho từng học sinh.
a) Hướng dẫn học sinh tự đánh giá bài làm của mình.
- Mời học sinh đọc mục 1, tự đánh giá bài.
b) Hướng dẫn chữa lỗi chung.
- Giáo viên treo bảng phụ, chỉ các lỗi cần chữa đã viết sẵn trên bảng phụ.
* Lỗi dùng từ 
* Lỗi chính tả 
- Giáo viên chữa lại cho đúng bằng phấn màu (nếu sai). YC học sinh chép bài chữa vào vở.
c) Hướng dẫn chữa lỗi trong bài.
- Giáo viên theo dõi, kiểm tra học sinh làm việc.
Hoạt động 3: Hướng dẫn học tập những đoạn văn, bài văn hay.
- Mời 1 HS đọc thành tiếng mục 3.
- Giáo viên đọc những đoạn văn, bài văn hay có ý riêng, sáng tạo của một số học sinh.
- YC học sinh viết lại 1 đoạn.
3. Củng cố; dặn dò:
- Giáo viên nhận tiết học, biểu dương những học sinh viết bài đạt điểm cao và những học sinh đã tham gia chữa bài tốt. 
- Chuẩn bị học tốt tiết 1, tuần 35, Ôn tập và kiểm tra cuối bậc Tiểu học.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- 1 học sinh đọc thành tiếng mục 1 trong SGK - “Tự đánh giá bài làm của em”. Cả lớp đọc thầm lại.
- Học sinh xem lại bài viết của mình, tự đánh giá ưu, khuyết điểm của bài dựa theo hướng dẫn.
- Một số học sinh lên bảng chữa lần lượt từng lỗi. Cả lớp tự chữa trên giấy nháp.
Học sinh cả lớp trao đổi về bài chữa trên bảng.
* Sửa lỗi.
- Đọc lời nhận xét của thầy (cô) giáo, đọc những chỗ thầy (cô) chỉ lỗi trong bài, sửa lỗi vào lề vở hoặc dưới bài viết.
- Đổi bài làm cho bạn bên cạnh để soát lỗi còn sót, soát lại việc sửa lỗi.
- 1 học sinh đọc thành tiếng mục 3 trong SGK (Học tập những đoạn văn, bài văn hay).
- Học sinh trao đổi, thảo luận dưới sự hướng dẫn của giáo viên để tìm ra cái hay, cái đáng học của đoạn văn, bài văn, rút kinh nghiệm cho mình.
- Mỗi học sinh chọn một đoạn trong bài của mình viết lại theo cách hay hơn. Khi viết, tránh những lỗi diễn đạt đã phạm phải.
- HS chú ý lắng nghe
- HS chú ý lắng nghe
Khoa học
MỘT SỐ BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG.
I. Mục tiêu:	
- Xác định được những biện pháp nhằm bảo vệ môi trường ở giới, quốc gia, cộng đồng và gia đình.
- Trình bày mức độ thế về các biện pháp bảo vệ môi trường.
- Gương mẫu thực hiện nếp sống vệ sinh, văn minh góp phần giữ vệ sinh môi trường.
II. Đồ dùng dạy học:
- Hình vẽ trong SGK trang 130, 131.
 - Giấy khổ to, băng dính hoặc hồ dán, SGK.
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ: 
Tác động của con người đến với môi trường không khí và nước.
® Giáo viên nhận xét.
2. Bài mới: Một số biện pháp bảo vệ môi trường.
* Quan sát và thảo luận:
Mỗi hình, Giáo viên gọi học sinh trình bày.
Học sinh tự đặt câu hỏi, mời bạn khác trả lời.
Học sinh làm việc cá nhân, quan sát các hình vả đọc ghi chú xem mỗi ghi chú ứng với hình nào.
Hình
Ghi chú
1
Mọi người trong đó có chúng ta phải luôn ý thức giữ vệ sinh và thường xuyên dọn vệ sinh cho môi trường sạch sẽ.
2
Ngày nay, ở nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có nước ta đã có luật bảo vệ rừng, khuyến khích trồng cây gây rừng, phủ xanh đồi trọc.
3
Nhiều nước trên thế giới đã thực hiện nghiêm ngặt việc xử lí nước thải bằng cách để nước bẩn chảy vào hệ thống cống thoát nước rồi đưa vào bộ phận xử lí nước thải. Sau đó, chất thải được đưa ra ngoài biển khơi hoặc chôn xuống đất.
4
Loài linh dương này đã có lúc chỉ còn 3 con hoang dã vì bị săn bắn hết. Ngày nay, nhờ Quỹ bảo vệ thiên nhiên hoang dã thế giới đã có trên 800 con được bảo vệ và sống trong trạng thái hoang dã.
5
Để chống việc mưa lớn có thề trôi đất ở những sườn núi dốc, người ta đã làm ruộng bậc thang. Ruộng bậc thang vừa giúp giữ đất, vừa giúp giữ nước để trồng trọt.
6
Những con bọ này chuyên ăn các loại rầy hại lúa. Việc sử dụng biện pháp sinh học để tiêu diệt sâu hại lúa cũng nhằm góp phần bảo vệ môi trường, bảo vệ sự cân bằng hệ sinh thái trên đồng ruộng.
-Yêu cầu cả lớp thảo luận xem trong các biện pháp bảo vệ môi trường, biện pháp nào ở mức độ: thế giới, quốc gia, cộng đồng và gia đình.
Phiếu học tập
 Các biện pháp bảo vệ môi trường
 Ai thực hiện
Thế giới
Quốc gia
Cộng đồng
Gia đình
Mọi người trong đó có chúng ta phải luôn có ý thức giữ vệ sinh và thường xuyên dọn vệ sinh cho môi trường sạch sẽ.
x
x
Ngày nay, ở nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có nước ta đã có luật bảo vệ rừng, khuyến khích trồng cây gây rừng, phủ xanh đồi trọc.
x
Nhiều nước trên thế giới đã thực hiện nghiêm ngặt việc xử lí nước thải bằng cách để nước bẩn chảy vào hệ thống cống thoát nước rồi đưa vào bộ phận xử lí nước thải. Sau đó, chất thải được đưa ra ngoài biển khơi h

File đính kèm:

  • docTUAN 34.doc
Giáo án liên quan