Giáo án lớp 5 - Tuần 33 năm 2013

I. Mục tiêu:

-Biết đọc rõ ràng, rành mạch và phù hợp với giọng đọc một văn bản.

- Hiểu nội dung 4 điều của Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. ( trả lời được các câu hỏi SGK)

II. Chuẩn bị :

- Tranh, ảnh gắn với chủ điểm: Nhà nước, các địa phương, các tổ chức, đoàn thể hoạt động để thực hiện luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

III. Các hoạt động dạy và học:

 

 

doc31 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1491 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 5 - Tuần 33 năm 2013, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
àm gì?
H? Còn nguyên nhân nào khiến rừng bị tàn phá? 
- Quan sát, giúp đỡ và hướng dẫn những nhóm còn lúng túng.
- Mời một số nhóm trình bày kết quả thảo luận.
® Giáo viên kết luận : 
+ Hình 1: Con người phá rừng lấy đất canh tác, trồng các cây lương thực, cây ăn quả hoặc các cây công nghiệp.
+ Hình 2: Phá rừng lấy gỗ để xây nhà, đóng đồ đạc hoặc dùng vào nhiều việc khác.
+ Hình 3: Phá rừng để lấy chất đốt.
+ Hình 4: Rừng còn bị tàn phá do những vụ cháy rừng.
- H : Nguyên nhân nào dẫn đến việc rừng bị tàn phá?
- Nhận xét học sinh trả lời và kết luận : Có nhiều lí do khiến rừng bị tàn phá: đốt rừng làm nương rẫy, chặt cây lấy gỗ, đóng đồ dùng gia đình, để lấy đất làm nhà, làm đường,…
HĐ 2: Thảo luận.
- Yêu cầu các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi :
+ Việc phá rừng dẫn đến những hậu quả gì?
- Mời một số nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
- Tuyên dương nhóm có câu trả lời hay.
® Kết luận : Hậu quả của việc phá rừng:
* Khí hậu thay đổi, lũ lụt, hạn hán thường xuyên.
* Đất bị xói mòn.
* Động vật và thực vật giảm dần có thể bị diệt vong.
- Cho học sinh liên hệ thực tế ở địa phương mình.
3 .Củng cố - Dặn dò : 
- Nhận xét tiết học.
* 2 HS lên bảng trả lời .
*Nhóm trường điều khiển thực hành: Quan sát tranh và trả lời 2 câu hỏi trong SGK.
- Đại diện 2-3 nhóm lên trình bày.
- Lắng nghe và ghi nhớ.
- 2-3 em trình bày.
- Lắng nghe và ghi nhớ.
- Thảo luận tìm hiểu những hậu quả của việc phá rừng gây ra.
- Đại diện 2-3 nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
- Lắng nghe và ghi nhớ.
- Nhiều em trình bày hiểu biết của mình.
Ngày soạn:29/5/2013
Ngày dạy: Thứ tư ngày 1/5/2013 
TẬP ĐỌC 
SANG NĂM CON LÊN BẢY
I. Mục tiêu:
- Biết đọc diễn cảm bài thơ, ngắt nhịp thơ hợp lí theo thể thơ tự do.
- Hiểu đợc điều cha muốn nói với con : Khi lớn lên từ giã tuổi thơ, con sẽ có cuộc sống hạnh phúc thật sự do chính tay con dựng nên. ( TL các câu hỏi GK, hoc thuộc 2 khổ cuối bài thơ ) 
II. Chuẩn bị :
 - Tranh minh họa bài đọc trong sgk .
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên:
Hoạt động của học sinh:
1. Kiểm tra bài cũ:(5') 
- Gọi HS đọc bài “Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.” và trả lời câu hỏi.
-GV nhận xét ghi điểm từng em.
2: Bài mới.(40')
HĐ1: Luyện đọc.
- Gọi một HS khá đọc cảbài.
-Yêu cầu HS nối tiếp đọc từng khổ thơ.
+ Lần 1: Theo dõi và sửa từ khó đọc cho HS. 
+ Lần 2: Kết hợp giải nghĩa một số từ ngữ: muôn, Thời ấu thơ…
- Cho HS luyện đọc theo cặp.
-GV đọc toàn bài.
HĐ2. Tìm hiểu nội dung bài. 
-Yêu cầu HS tìm hiểu bài trả lời các câu hỏi.
? Những câu thơ nào cho thấy thế giới tuổi thơ rất vui và đẹp?
? Thế giới tuổi thơ thay đổi thế nào khi ta lớn lên?
? Từ giã thế giới tuổi thơ con người tìm thấy hạnh phúc ở đâu?
?Nhà thơ muốn nói với các em điều gì?
HĐ3: Đọc diễn cảm và học thuộc lòng bài thơ.
-Treo bảng phụ hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm.
- Cho HS luyện đọc diễn cảm và HTL theo cặp.
- Cho HS thi đọc diễn cảm và HTL trước lớp.
- Nhận xét, tuyên dương và ghi điểm cho HS.
3. Củng cố - Dặn dò: (5')
 Nhận xét tiết học.
* Gọi 2 học sinh lên đọc bài và trả lời câu hỏi sgk.
* 1 HS khá đọc, cả lớp lắng nghe.
- 6 HS nối tiếp nhau đọc(2 lượt).
- HS luyện đọc từ khó.
- Đọc và giải nghĩa một số từ ngữ.
- Từng cặp luyện đọc với nhau.
- Theo dõi, lắng nghe.
-HS đọc thầm và tìm câu trả lời.
* HS đọc thầm trao đổi theo nhóm bàn thảo luận, tìm hiểu nội dung bài dựa theo những câu hỏi trong SGK.
-Đại diện các nhóm trả lời câu hỏi, nhóm khác bổ sung.
* 3 em đọc diễn cảm, lớp nhận xét.
- Từng cặp luyện đọc với nhau.
- 3 - 4 HS thi đọc, lớp nhận xét.
-Đọc thuộc bài thơ.
TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu:
- Biết thực hành tính diện tích, thể tích các hình đã học.
- Làm bài 1, 2.
-GD học sinh ham học toán.
II. Chuẩn bị :
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên:
Hoạt động của học sinh:
1. Kiểm tra bài cũ: (5')
- Viết lại công thức tính chu vi và diện tích hình vuông, hình chữ nhật, hình thang.
-GV nhận xét ghi điểm từng em.
2: Bài mới.(40')
HĐ 1: Ôn công thức tính . 
- Gọi học sinh nối tiếp nhắc lại công thức tính hình chữ nhật, diện tích xung quanh và diện tích tòan phần của hình hộp chữ nhật. Giáo viên ghi nhanh lên bảng:
* Hình chữ nhật : S = a ´ b
* Hình hộp chữ nhật: S xq = P đáy x chiều cao.
 S tp = S xq + S 2 đáy.
HĐ2: Luyện tập.
Bài 1: 
- Yêu cầu HS đọc đề bài toán.
- Gọi 2 em tìm hiểu đề.
-Yêu cầu HS nêu cách làm.
? Muốn tính được cả mảnh vườn thu được bao nhiêu ki-lô -gam rau ta làm như thế nào?
- Yêu cầu học sinh làm bài.
Giải
Nửa chu vi mảnh vườn: 160 : 2 = 80 (m)
Chiều dài mảnh vườn: 80 – 30 = 50 (m)
Diện tích mảnh vườn: 50 ´ 30 = 1500 (m2)
Cả thửa ruộng thu hoạch: 15 :10 x 1500 = 2250 (kg) 
Đáp số : 2250 kg
Bài 2 :
- Yêu cầu HS đọc đề bài toán.
- Gọi 2 em tìm hiểu đề.
-Yêu cầu HS nêu cách làm.
? Muốn tính chiều cao hình hộp chữ nhật ta làm thế nào?
- Yêu cầu học sinh làm bài.
3. Củng cố - Dặn dò :(5') 
- Nhận xét tiết học.
* Yêu cầu cả lớp làm vào vở nháp, hai học sinh lên bảng
* Nhiều em nối tiếp đọc, lớp theo dõi.
* 1 em đọc, lớp đọc thầm.
-2 HS tìm hiểu đề, lớp theo dõi.
- HS lần lượt nêu.
- Suy nghĩ và trả lời.
-1 HS lên bảng, lớp làm vào nháp
- Theo dõi và sửa bài.
* 1 em đọc, lớp đọc thầm.
- 2 HS tìm hiểu đề, lớp theo dõi.
- HS lần lượt nêu.
- Suy nghĩ và trả lời.
-1 HS lên bảng, lớp làm vào nháp
- Theo dõi và sửa bài.
TẬP LÀM VĂN
ÔN TẬP VỀ TẢ NGƯỜI
(Lập dàn ý, làm văn miệng)
I. Mục tiêu:
- Lập được bài văn tả người theo đề bài gợi ý sgk.
- Trình bày miệng được bài văn một cách rõ ràng, rnàh mạch dựa theo dàn ý đã lập.
-GD học sinh tính cẩn thận khi làm bài .
II. Chuẩn bị :
 - Giấy khổ to để học sinh các nhóm làm bài tập, bảng phụ ghi sẵn đề bài.
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên:
Hoạt động của học sinh:
1. Kiểm tra bài cũ: (5')
- Kiểm tra phần chuẩn bị ở nhà của HS.
2: Bài mới.(40')
HĐ 1: Hướng dẫn học sinh hiểu đề bài. 
- Gọi học sinh đọc đề bài.
- GV mở bảng phụ đã viết các đề văn, cùng HS phân tích đề, gạch chân những từ ngữ quan trọng. Cụ thể:
1. Tả cô giáo, thầy giáo đã từng dạy dỗ em.
2. Tả một người ở địa phương.
3. Tả một người em mới gặp một lần, ấn tượng sâu sắc.
HĐ2: Hướng dẫn lập dàn ý.
 - Phát bút dạ và giấy khổ to cho các nhóm.
- 1 học sinh đọc thành tiếng gợi ý 1 (Tìm ý cho bài văn) trong SGK.
-1 học sinh đọc thành tiếng bài tham khảo “Người bạn thân”.
- Yêu cầu học sinh lập dàn ý vào giấy lớn theo nhóm.
- Mời một số nhóm trình bày trước lớp.
- Giáo viên nhận xét. Hoàn chỉnh dàn ý.
 HĐ3: Hướng dẫn nói từng đoạn của bài văn. 
- Nêu yêu cầu 2, nhắc nhở HS cần nói theo sát dàn ý, dù là văn nói vẫn cần diễn đạt rõ ràng, rành mạch; dùng từ, đặt câu đúng, sử dụng một số hình ảnh bằng cách so sánh để lời văn sinh động.
Từng HS chọn trình bày miệng (trong nhóm) một đoạn trong dàn ý đã lập.
- GV nhận xét, tuyên dương.
3.Củng cố - Dặn dò:(5')
 - Nhận xét tiết học.
* 3 HS nối tiếp đọc, cả lớp đọc thầm, mỗi em suy nghĩ, lựa chọn 1 đề văn gần gũi, gạch chân dưới những từ ngữ quan trọng trong đề.
- Thực hiện yêu cầu.
*1 em đọc các gợi ý trong sách, cả lớp đọc thầm lại.
- 1 em đọc, cả lớp đọc thầm theo để học cách viết các đoạn, cách tả xen lẫn lời nhận xét, bộc lộ cảm xúc…
- Lập dàn ý theo nhóm bàn.1 em trình bày dàn ý trước nhóm để các bạn góp ý, hoàn chỉnh.
-Mỗi nhóm chọn 1 học sinh đọc dàn ý của nhóm mình trước lớp. Cả lớp nhận xét.
-Lắng nghe và ghi nhớ.
* Nhiều HS lần lượt đọc, những HS khác nghe bạn nói, góp ý để bạn hoàn thiện phần đã nói.
KỸ THUẬT:
LẮP GHÉP MÔ HÌNH TỰ CHỌN (TIẾT1)
I. Mục tiêu:
HS phải:
-Lắp được mô hình đã chọn
-Tự hào về mô hình đã lắp được
II. Chuẩn bị :
-Lắp sẵn 1 hoặc 2 mô hình đã gợi ý trong SGK
-Bộ lắp ghép mô hình kỷ thuật
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên:
Hoạt động của học sinh:
1/Giới thiệu bài: Nêu MĐ, YC tiết học
2/Bài mới:
a) Hoạt động1: HS chọn mô hình lắp ghép
-GV cho các nhân hoặc nhóm HS tự chọn 1 mô hình lắp ghép theo gợi ý trong SGK hoặc tự sưu tầm.
-GV yêu cầu HS quan sát và nghiên cứu kĩ mô hình và hình vẽ trong SGK hoặc hình vẽ tự sưu tầm.
b) Một số mẫu:
-Lắp máy bừa.
-Lắp băng chuyền
3/ Đánh giá:
-Cá nhân hoặc nhóm tự đánh giá sản phẩm thực hành theo các yêu cầu sau:
+Lắp được mô hình tự chọn đúng thời gian quy định.
+Lắp đúng quy trình kỷ thật
+Mô hình được lắp chắc chắn, không xộc xệch.
4/ Củng cố – dặn dò:
-HS nhắc lại những mẫu đã lắp 
-Chuẩn bị tiết tiếp theo.
-HS tự chọn mô hình lắp ghép trong SGK
-HS nghiên cứu kỹ mô hình lắp ghép
-HS đánh giá 
ĐẠO ĐỨC
 DÀNH CHO ĐỊA PHƯƠNG
I. Mục tiêu:
- Giúp HS tìm hiểu về một số phong tục, tập quán của địa phương nơi mình đang sinh sống..
- Học sinh biết yêu quý địa phương mình bằng những hành vi và việc làm cụ thể, phù hợp với khả năng của mình.
- Học sinh có ý thức và tinh thần tự giác góp sức nhỏ bé của mình xây dựng và bảo vệ địa phương.
II. Chuẩn bị :
 - Tranh ảnh lưu niệm của địa phương.
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên:
Hoạt động của học sinh:
HĐ1: Tìm hiểu một số các hoạt động của địa phương. 
- Giới thiệu cho HS biết về một số các hoạt động tại địa phương:
* Các tổ chức ở địa phương
- Các ban ngành : 
- Hội nông dân 
– Hội cựu chiến binh 
– Hội chữ thập đỏ
 – Hội người cao tuổi 
– Đoàn thanh niên 
– Ban an ninh ... 
- Yêu cầu HS nêu vai trò của từng tổ chức này.
- Nhận xét và chốt lại những nội dung trên.
HĐ 2: Quan sát và giới thiệu tranh ảnh và một số các hoạt động tại địa phương.
- Tổ chức cho HS trưng bày một số tranh ảnh mà các em đã sưu tầm được theo nhóm sau đó từng nhóm giới thiệu với các bạn cả lớp về nội dung từng hoạt động trên tranh ảnh.
- GV và cả lớp cùng chú ý và nhận xét bổ sung thêm nội dung ( nếu cần).
- Chú ý lắng nghe.
- Vài HS nêu, em khác nhận xét, bổ sung.
-Trưng bày và giới thiệu theo nhóm.
- Nhận xét, bổ sung.
Ngày soạn:30/4/2013
Ngày dạy: Thứ năm ngày 2/5/2013 
TOÁN 
MỘT SỐ DẠNG BÀI TOÁN ĐÃ HỌC
I. Mục tiêu:
- Biết một số dạng toán đã học.
- Biết g

File đính kèm:

  • docTuần 33cktkn,doc,.doc
Giáo án liên quan