Giáo án lớp 5 - Tuần 33 năm 2012
I. MỤC TIÊU:
- Rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho HS.
- Rèn đọc thầm trả lời câu hỏi.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Sách Tiếng việt- Tập 2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
n dụng các công thức để làm các bài tập. - GDHS tính cẩn thận, tự giác làm bài. II. đồ dùng dạy học: Vở BTT- Tập 2 III. Các hoạt động dạy- học A. Bài cũ: HS nhắc lại công thức tính thể tích; diện tích xung quanh; diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật và hình lập phương. B. Hướng dẫn ôn tập - HS làm các BT trong vở BTT- Tr 106;107. - GV quan tâm giúp đỡ HS làm bài. Bài 1: HS đọc BT, xác định dạng toán và làm vào vở. - 1 HS lên bảng làm bài. GV hỏi: Muốn tính diện tích cần quét vôi ta làm thế nào? (Tìm diện tích xung quanh và diện tích trần nhà, sau đó tìm diện tích cần quét vôi) - HS nhận xét bài trên bảng. GV chốt lại lời giải đúng. Đáp số: 44,2m2 Củng cố cách tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp CN. Bài 2: HS đọc bài toán và nêu yêu cầu của BT. - 1 HS lên bảng chữa bài. - GV gợi ý HS yếu cách làm ýb: Để tính diện tích cần quét sơn ta làm thế nào? (Tìm diện tích của một mặt rồi nhân với 5) - HS nhận xét bài trên bảng. GV chốt lại lời giải đúng. Đáp số: a) 3375cm3 ; b) 1125cm2 Củng cố cách tính thể tích; diện tích toàn phần của hình lập phương. Bài 3: HS đọc BT và làm bài vào vở. 1 HS khá nêu cách làm và lên bảng chữa bài. - HS nhận xét bài. GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. Bài giải Thể tích của bể nước hình hộp chữ nhật là: 1,5 x 0,8 x 1 = 1,2 (m3) 1,2m3 = 1200dm3 = 1200l Số gánh nước để đổ đầy bể nước là: 1200 : 30 = 40 (gánh) Đáp số: 40 gánh nước C. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Về học bài và CB bài sau. Luyện Tiếng Việt Ôn tập về tả người I. Mục tiêu: - Củng cố về văn tả người. - Rèn kĩ năng lập dàn ý và viết một bài văn tả người có bố cục rõ ràng. II. đồ dùng dạy học: THDC2003- Bảng phụ ghi sẵn cấu tạo bài văn tả người. III. Các hoạt động dạy - học 1. Tìm hiểu đề Đề bài: Tả cô giáo (hoặc thầy giáo) đã từng dạy dỗ em và đã để lại cho em nhiều ấn tượng và tình cảm tốt đẹp. - 2 HS đọc đề bài, cả lớp đọc thầm. - GV hỏi: Đề bài yêu cầu gì? (Tả cô giáo hoặc thầy giáo, đã dạy em,...) 2. Lập dàn ý - 2 HS đọc cấu tạo bài văn tả người trên bảng phụ. - HS dựa và cấu tạo bài văn lập dàn ý. - GV quan sát giúp đỡ HS làm bài. - Ví dụ về dàn ý: * Mở bài: Tả cô giáo (tên cô là Mai, dạy em năm lớp 2,...) * Thân bài - Tả ngoại hình: Cô giáo (thầy giáo) năm nay khoảng 38 tuổi; dáng người hơi gầy; hằng ngày cô mặc rất giản dị thường là chiếc quần thô màu đen và chiếc áo màu trắng; khuôn mặt tròn phúc hậu; mái tóc dài ngang lưng; cặp mắt đen hiền từ; khi cười để lộ hàm răng trắng muốt;... - Tả tính tình, hoạt động: Lời nói dịu dàng nhỏ nhẹ, cô luôn gần gũi với học sinh; cô luôn giúp đỡ những bạn học yếu. + em nhớ có lần em bị ốm cô đã dến tận nhà hỏi thăm em và giúp em học bài. + Cô luôn hoà nhã với mọi người,... * Kết bài: Em rất yêu quý cô. Mai đây dù có đi đâu em vẫn luôn nhớ hình ảnh của cô và em coi cô như người mẹ thứ hai của em. - 2 HS khá trình bày dàn ý; HS khác nhận xét bổ sung. 3. HS làm bài - HS dựa vào dàn ý làm bài vào vở. GV giúp đỡ HS yếu làm bài. - Gọi 1- 2 HS khá đọc bài; GV nhận xét bổ sung. 4. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS về viết tiếp bài (nếu chưa viết xong). Luyện Toán Ôn tập một số dạng toán đã học I. Mục tiêu: - Củng cố cách giải 1 số dạng toán đã học. - Rèn kĩ năng giải các bài toán có lời văn ở lớp 5. - GDHS tính cẩn thận, tự giác làm bài. II. đồ dùng dạy học: Vở BTT- Tập 2 III. Các hoạt động dạy- học A. Bài cũ: HS nhắc lại các dạng toán đã được học. B. Ôn tập - HS làm các BT trong vở BTT- Tr 113; 114. - GV quan sát hướng dẫn HS cách làm. Bài 1: HS đọc BT kết hợp quan sát hình vẽ và làm vào vở. - GV gợi ý: Bài toán này là dạng toán "Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó" - 1 HS nêu cách giải BT và lên bảng làm bài. - HS nhận xét và chữa bài trên bảng. GV chốt lại lời giải đúng. Đáp số: 200m2 Củng cố giải toán Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó. Bài 2: HS đọc BT, xác định dạng toán và làm vào vở. 1 HS lên bảng làm bài. - HS nhận xét và nêu cách làm. GV nhận xét chốt lại lời giải đúng - HS đổi vở cho nhau kiểm tra. Đáp số: Nam 18 người; Nữ 27 người Củng cố giải toán Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó. Bài 3: HS đọc BT và nêu cách làm bài. - 1 HS lên bảng làm bài. HS khác làm vào vở. - GV gợi ý HS yếu: Đây là dạng toán về quan hệ tỉ lệ (rút về đơn vị) - HS nhận xét bài trên bảng. GV chốt lại cách làm đúng. + Ô tô đi 1km tiêu thụ số lít xăng là: 15 : 100 = 0,15 (lít) + Ô tô đi 80km tiêu thụ số lí xăng là: 0,15 x 80 = 12 (lít) Bài 4: HS đọc BT kết hợp quan sát biểu đồ và làm bài. - 1HS lên bảng làm bài. GV gợi ý cách làm: + Số HS tham gia môn bóng đá chiếm: 100% - 25 % - 15% = 60% + 1% chiếm số HS là: 60 : 60 = 1 (học sinh) + Số HS tham gia luyện tập môn cờ vua là: 1 x 25 = 25 (học sinh) + Số HS tham gia luyện tập môn bơi là: 1 x 15 = 15 (học sinh) C. Củng cố, dặn dò: - GV hệ thống bài. - Dặn chuẩn bị bài sau. Tiết 2 1. Hoạt động 1: Làm bài cá nhân - GV ghi các BT lên bảng. HS đọc BT xác định dạng bài và làm vào vở. - GV quan sát hướng dẫn HS làm bài. Bài 1. Một bể bơi dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài 60m, chiều rộng 25m, chiều cao 1,8m. biết rằng lượng nước trong bể bằng 90% thể tích của bể. Hỏi trong bể có bao nhiêu mét khối nước? Bài 2: Một khối gỗ hình lập phương có thể tích là 64dm3. Người ta sơn tất cả các mặt của khối gỗ đó. Hỏi diện tích quét sơn bằng bao nhiêu đề-xi-mét khối. 2. Hoạt động 2: chữa bài - Bài 1: Gợi ý HS yếu tính thể tích của bể bơi, sau đó tính lượng nước có trong bể. 60 x 25 x 1,8 = 2700 (m3) ; 2700 x 90 : 100 = 2430 (m3) Bài 2: 1HS khá nêu cách làm và chữa bài trên bảng. GV quan sát giúp đỡ HS yếu làm bài. Cạnh của khối gỗ hình lập phương là: 4dm vì 4x 4 x 4 = 64 (dm3) Diện tích quét sơn là: 4 x 4 x 6 = 96 (dm2) ____________________________________ Thứ ba ngày 17 tháng 4 năm 2012 Tiếng Việt Luyện tập mở rộng vốn từ: Trẻ em I Mục tiêu: Củng cố, mở rộng , hệ thống hoá vốn từ về trẻ em; biết một số thành ngữ, tục ngữ về trẻ em. - Biết đặt câu có các từ ngữ thuộc chủ đề về trẻ em. II. Chuẩn bị: Bảng phụ ghi các bài tập. III. Các hoạt động dạy- học 1. Hoạt động 1: Làm bài cả lớp - HS làm các BT trên bảng phụ. GV quan sát hướng dẫn HS làm bài. Bài 1. Quan sát các từ ngữ sau và thực hiện các yêu cầu ở dưới: Thanh niên, trẻ con, người lớn, tuổi cao, tuổi già, non nớt, nhi đồng, ngây thơ, trung niên, tuổi nhỏ, trưởng thành, tuổi thơ, thiếu niên, trẻ sơ sinh, già dặn. a) Các từ ngữ trên thuộc 5 nhóm từ ngữ khác nhau, hãy xếp các từ đó vào 5 nhóm và đặt tên cho mỗi nhóm. b) Sắp xếp các từ trong mỗi nhóm theo trình tự tăng dần về tuổi tác. c) Mỗi nhóm từ đặt một câu. Bài 2. Gạch dưới các từ trái nghĩa trong từng câu tục ngữ sau: a) Kính trẻ, trẻ hay đến nhà Kính già, già để tuổi cho. b) Khôn đâu đến trẻ, khoẻ đâu đến già. c) Trẻ thì dưỡng cây, già thì cây dưỡng. d) Trẻ trồng na, già trồng chuối. 2. Hoạt động 2: Chữa bài - 2 HS lên bảng chữa bài; HS khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. * Lưu ý cho HS khi đặt câu: Đầu câu phải viết hoa, cuối câu phải ghi đúng dấu câu. 3. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét, đánh giá tiết học. - Về học bài và chuẩn bị bài sau. ________________________________ Tiếng việt Ôn tập về dấu câu I. Mục tiêu: Tiếp tục ôn tập, củng cố về dấu câu (chấm, chấm hỏi, chấm cảm, dấu phẩy, dấu hai chấm). - HS biết vận dụng để dặt câu và viết một đoạn văn có sử dụng các dấu câu đó. II. Chuẩn bị: bảng phụ ghi sẵn các BT. III. Các hoạt động dạy - học A. Bài cũ: Nêu tác dụng của dấu hai chấm. B. Ôn tập 1. Hoạt động 1:Làm bài cá nhân - Gv ghi các BT lên bảng phụ. HS đọc xác định yêu cầu của từng bài và làm vào vở. - GV quan sát hướng dẫn HS làm bài. Bài 1. Điền dấu hai chấm thích hợp vào các câu sau: - Cô giáo vào lớp cả lớp đứng dậy chào. - Một năm có bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Bài 2: Thêm dấu hai chấm vào những chỗ cần thiết trong mẩu chuyện sau: Người đánh cá đang khoan thai gỡ từng chú cá bị mắc lới, rồi cho vào giỏ. Một hoạ sĩ quan sát thấy cảnh này liền nảy ra ý định vẽ một bức tranh. Ông đề nghị với ông lão đánh cá - Cụ cho phép tôi đợc vẽ cụ nhé ! - Người đánh cá do dự. Hoạ sĩ năn nỉ - Cụ yên tâm đi. Vẽ xong, tôi sẽ biếu cụ ít tiền bồi dỡng. Vẻ mặt ngời đánh cá càng băn khoăn. Hoạ sĩ lại nói - Thì cụ vẫn cứ làm việc nh bình thường, còn tôi thì vẽ, không làm gì ảnh hưởng đến công việc của cụ đâu. Ông lão chần chừ một lúc, rồi đành nói thật với hoạ sĩ - Tôi chỉ băn khoăn có mỗi một điều là vẽ xong rồi thì tôi làm cách nào mà gột sạch được hết lớp sơn ấy đi, hả ông? 2 Hoạt động2: chữa bài - 2 HS lên bảng làm bài. HS khác nhận xét, chữa bài. - GV nhận xét chốt lại bài làm đúng 3. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học. - Về ôn lại bài và CB bài sau: Ôn tập về dấu gạch ngang. ______________________________________ Toán Luyện tập tính thể tích và diên tích một số hình I. Mục tiêu: Củng cố cách tính Sxq; Stp ,V của hình hộp CN và hình lập phương. - HS vân dụng các công thức để làm các BT. - GDHS tính cẩn thận, tự giác làm bài. II. Chuẩn bị: vở BTT- Tập 2 III. Các hoạt động dạy- học A. Bài cũ: Nêu công thức Tính Sxq; Stp; V của hình hộp chữ nhật và hình lập phương. B. Luyện tập - HS làm các BT trong vở BTT- Tr107; 108. - GV quan sát hướng dẫn HS làm bài. Bài 1: HS tính toán và diền kết quả vào 2 bảng trong VBT. - GV quan sát hướng dẫn HS yếu làm bài. - 2 HS đọc kết quả; Cả lớp theo dõi nhận xét. Củng cố cách tính Sxq; Stp, V của hình hộp chữ nhật và hình lập phương. Bài 2: HS đọc BT và làm vào vở.GV gơi ý HS yếu: Tính diện tích đáy bể; dựa vào công thức tính thể tích của hình hộp chữ nhật để tìm chiều cao của bể. - 1 HS lên bảng làm bài. HS nhận xét bài. Gv chốt lại lời giải đúng. Diện tích đáy bể là: 1,5 x 1,2 = 1,8 (m2) Chiều cao của bể là: 1,44 : 1,8 = 0,8 (m) Bài 3: HS đọc BT kết hợp quan sát hình vẽ trong VBT và làm bài vào vở. - 1 HS khá nêu cách làm và chữa bài trên bảng. - HS nhận xét và nêu cách làm;
File đính kèm:
- Tuan 33.doc