Giáo án lớp 5, tuần 33

1. Kiến thức:

- Biết đọc bài văn rõ ràng, rành mạch và phù hợp với giọng đọc một văn bản luật.

- Hiểu nội dung 4 điều của Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK)

- Biết liên hệ những điều luật với thực tế để xác định những việc cần làm, thực hiện luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

II. Chuẩn bị:

- Văn bản luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của nước cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

 

doc32 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1539 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 5, tuần 33, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t 3 TẬP ĐỌC
SANG NĂM CON LÊN BẢY
I. Mục đích – yêu cầu: 
1. Kiến thức:	
- Biết đọc diễn cảm bài thơ, ngắt nhịp hợp lí theo thể thơ tự do
- Hiểu được điều người cha muốn nói với con : Khi lớn lên từ giã tuổi thơ, con sẽ có một cuộc sống hạnh phúc thật sự do chính hai bàn tay con gây dựng lên. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK; thuộc hai khổ thơ cuối bài).
- HS khá giỏi : đọc thuộc và diễn cảm bài thơ.
II. Chuẩn bị:
- Tranh minh hoạ trong SGK.
- Bảng phụ viết những dòng thơ cần hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm.
III. Các hoạt động dạy-học:37’
GV
HS
1. KTbài cũ: 
Giáo viên kiểm tra 2 học sinh tiếp nối nhau đọc luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, trả lời câu hỏi về nội dung bài.
2. Bài mới: 
- Giới thiệu bài Sang năm con lên bảy.
HĐ1:Hướng dẫn hs luyện đọc.
- Yêu cầu 1 học sinh đọc toàn bài.
- GV mời từng tốp 3 học sinh đọc nối tiếp nhau 3 khổ thơ.
-Giáo viên chú ý phát hiện những từ ngữ học sinh địa phương dễ mắc lỗi phát âm khi đọc, sửa lỗi cho các em.
-Giáo viên giúp các em giải nghĩa từ.
- YC học sinh luyện đọc theo cặp.
- Mời 1 học sinh đọc toàn bài.
- Giáo viên hướng dẫn đọc và đọc diễn cảm bài thơ:.
Hoạt động 2:Hướng dẫn hs tìm hiểu bài:
- Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận, tìm hiểu bài thơ dựa theo hệ thống câu hỏi trong SGK
- Những câu thơ nào cho thấy thế giới tuổi thơ rất vui và đẹp?
- Thế giới tuổi thơ thay đổi thế nào khi ta lớn lên?
- Từ giã thế giới tuổi thơ con người tìm thấy hạnh phúc ở đâu?
® Giáo viên chốt lại : Từ giã thế giới tuổi thơ, con người tìm thấy hạnh phúc trong đời thực. Để có những hạnh phúc, con người phải rất vất vả, khó khăn vì phải giành lấy hạnh phúc bằng lao động, bằng hai bàn tay của mình, không giống như hạnh phúc tìm thấy dễ dàng trong các truyện thần thoại, cổ tích nhờ sự giúp đỡ của bụt của tiên…. 
 - Điều nhà thơ muốn nói với các em?
® Giáo viên chốt: 
Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm + học thuộc lòng bài thơ. 
- Mời 3 học sinh đọc nối tiếp bài thơ. Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm giọng đọc diễn cảm bài thơ.
- GV đọc mẫu: 
- YC học sinh luyện đọc, thi đọc diễn cảm và thuộc lòng.
3. Củng cố.
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc thuộc lòng từng khổ thơ, cả bài thơ. Chia lớp thành 3 nhóm.
Giáo viên nhận xét tuyên dương.
4. Dặn dò: 
Yêu cầu học sinh về nhà tiếp tục học thuộc lòng bài thơ; đọc trước bài Lớp học trên đường – bài tập đọc mở đầu tuần 33.
Học sinh lắng nghe.
Học sinh trả lời.
-1 học sinh đọc toàn bài.
-Nhiều học sinh tiếp nối nhau đọc từng khổ thơ – đọc 2-3 lượt. 
- Học sinh phát âm đúng : tới trường, khôn lớn, lon ton,…
-Đọc chú giải.
- Học sinh luyện đọc theo cặp.
-1 học sinh đọc toàn bài.
-Lắng nghe.
- Cả lớp đọc thầm lại khổ thơ 1 và 2 (Đó là những câu thơ ở khổ 1) :
 Giờ con đang lon ton
 Khắp sân vườn chạy nhảy
 Chỉ mình con nghe thấy
 Tiếng muôn loài với con.
 - Ở khổ 2, những câu thơ nói về thế giới của ngày mai theo cách ngược lại với thế giới tuổi thơ cũng giúp ta hiểu về thế giới tuổi thơ. Trong thế giới tuổi thơ, chim và gió cây và muôn loài đều biết nghĩ, biết nói, hành động như người.
Học sinh đọc lại khổ thơ 2 và 3: Qua thời thơ ấu, không còn sống trong thế giới tưởng tượng, thế giới thần tiên của những câu chuyện thần thoại, cổ tích mà ở đó cây cỏ, muông thú đều biết nói, biết nghĩ như người. Các em nhìn đời thực hơn, vì vậy thế giới của các em thay đổi – trở thành thế giới hiện thực. Trong thế giới ấy chim không còn biết nói, gió chỉ còn biết thổi, cây chỉ còn là cây, đại bàng không về đậu trên cành khế nữa; chỉ còn trong đời thật tiếng cười nói.
1 học sinh đọc thành tiếng khổ thơ 3. Cả lớp đọc thầm lại, suy nghĩ trả lời câu hỏi.
+ Con người tìm thấy hạnh phúc trong đời thật.
+ Con người phải giành lấy hạnh phúc một cách khó khăn bằng chính hai bàn tay; không dễ dàng như hạnh phúc có được trong các truyện thần thoại, cổ tích.
3 học sinh đọc nối tiếp bài thơ. 
-Nhiều học sinh luyện đọc khổ thơ trên, đọc cả bài. Sau đó thi đọc diễn cảm từng khổ thơ, cả bài thơ.
 Thi đọc thuộc lòng khổ thơ, cả bài thơ.
…………………………………………………………….
Tiết 4 TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG.
I. Mục đích yêu cầu:
- Biết thực hành tính diện tích và thể tích các hình đã học.
- Làm các BT : 1, 2 . BT 3: HSKG
II. Chuẩn bị:
+ GV: Bảng phụ, hệ thống câu hỏi.
+ HS: SGK, xem trước bài.
III. Các hoạt động dạy-học:37’
GV 
HS
1.KTbài cũ: Luyện tập.
Học sinh nhắc lại một số công thức tính diện tích, chu vi.
2. Bài mới: Luyện tập chung.
vHoạt động 1: Ôn công thức tính 
- Diện tích tam giác, hình chữ nhật.
-Gọi hs nêu các công thức trên
v Hoạt động 2: Luyện tập.
Bài 1.Yêu cầu học sinh đọc bài 1.
- Đề bài hỏi gì?
Muốn tìm ta cần biết gì?
-Gọi 1 em lên bảng làm.
- Nhận xét ghi điểm.
Bài 2: Yêu cầu học sinh đọc đề.
- Nhắc lại công thức tính chu vi đáy hình hộp chữ nhật, chiều cao hình hộp chữ nhật.
- Gọi 1 em lên bảng làm.
- Nhận xét ghi điểm.
Bài 3: Yêu cầu học sinh đọc đề.
- Đề bài hỏi gì?
- Gọi 1 em lên bảng làm.
- Nhận xét ghi điểm.
3. Củng cố.
- Nhắc lại nội dung ôn tập.
Thi đua dãy A đặt câu hỏi về các công thức dãy B trả lời.
4. Dặn dò: 
Xem trước bài.
Chuẩn bị tiết sau; Ôn tập về giải toán. Một số bài toán đã học.
- STG = a ´ h : 2
- SCN = a ´ b
Bài 1. Học sinh đọc đề, xác định yêu cầu đề.
- Rau thu hoạch trên thửa ruộng được bao nhiêu kg.
S mảnh vườn và một đơn vị diện tích thu hoạch.
Học sinh làm vở.
	Đáp số : 2250 kg
Bài 2.Học sinh đọc đề, xác định yêu cầu của đề.
-HS nêu.	
-Học sinh làm bài vào vở
Giải
Chu vi đáy hình hộp chữ nhật là:
(60 + 40) : 2 = 200(cm)
Chiều cao hình hộp chữ nhật đó là:
600 : 200= 30(cm)
Đáp số: 30 cm
Bài 3. Học sinh đọc đề, xác định yêu cầu đề.
-Học sinh làm bài vào vở
Đáp số: 1850 m2
- Hỏi và trả lời về các công thức tính chu vi hình chữ nhật, chu vi hình vuông, diện tích hình chữ nhật, diện tích hình vuông.
…………………………………………………………..
Tiết 5 KỂ CHUYỆN
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I. Mục đích, yêu cầu :
- Kể được một câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về việc gia đình, nhà trường, xã hội chăm sóc, giáo dục trẻ em, hoặc em với việc thực hiện bổn phận với gia đình, nhà trường và xã hội.
- Hiểu nội dung và biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- Giáo dục hs mạnh dạn, tự tin trước đông người.
II. Đồ dùng dạy học: 
- GV và HS: Tranh ảnh về cha mẹ, thầy cô giáo, người lớn chăm sóc trẻ em; tranh ảnh trẻ em giúp đỡ cha me việc nhà, trẻ em chăm chỉ học tập 
III. Các hoạt động dạy - học:37’
GV
HS
1. Kiểm tra bài cũ : 
 - Gọi hai HS tiếp nối nhau kể lại câu chuyện Nhà vô địch, nêu ý nghĩa câu chuyện .
- GV nhận xét – ghi điểm.
2 . Bài mới : 
- Giới thiệu bài : 
- GV giới thiệu
- Ghi bảng đề bài:
HĐ1. Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài 
- Cho 1 Hs đọc đề bài .
+ Hỏi : Nêu yêu cầu của đề bài .
- GV gạch dưới những chữ : Kể 1 câu chuyện em đã nghe, đã đọc , gia đình, nhà trường và xã hội chăm sóc, giáo dục trẻ em, trẻ em thực hiện bổn phận .
- GV lưu ý HS : Xác định 2 hướng kể chuyện :
+ KC về gia đình, nhà trường, xã hội chăm sóc, giáo dục trẻ em .
+ KC về trẻ em thực hiện bổn phận với gia đình, nhà trường, xã hội .
- Gọi 4 HS tiếp nối nhau đọc các gợi ý 1, 2, 3, 4 SGK .
- GV nhắc HS: Các em nên kể các câu chuyện đã nghe, đã đọc ở ngoài nhà trường theo gợi ý 2.
- Cho 1 số HS nêu câu chuyện mà mình sẽ kể.
HĐ2: HS thực hành kể chuyện và trao đổi ý nghĩa câu chuyện :
- Cho HS kể chuyện theo nhóm đôi, cùng thảo luận về ý nghĩa của câu chuyện.
- Cho HS thi kể chuyện trước lớp.
- GV nhận xét và tuyên dương những HS kể hay, nêu đúng ý nghĩa câu chuyện. 
3. Củng cố : 
-Gọi hs kể chuyện hay kể lại cho cả lớp nghe lại một lần nữa.
4. Dặn dò.
- Về nhà kể lại câu chuyện vừa kể ở lớp cho người thân. Đọc trước đề bài và gợi ý của tiết kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia.
- Nhận xét tiết học.
-2 HS kể lại câu chuyện Nhà vô địch, nêu ý nghĩa câu chuyện.
-HS lắng nghe.
-HS đọc đề bài.
-HS nêu yêu cầu của đề bài.
- HS lắng nghe, theo dõi trên bảng.
- HS lắng nghe .
-4 HS tiếp nối nhau đọc các gợi ý 1.2.3,4
-HS lắng nghe.
-HS nêu câu chuyện sẽ kể.
-Trong nhóm kể chuyện cho nhau nghe và trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
- Đại diện nhóm thi kể chuyện
-Lớp nhận xét bình chọn.
-HS lắng nghe.
---------------------------------------------------------------------------------
BUỔI CHIỀU
Tiết 1 LUYỆN TOÁN
LUYỆN TẬP.
I. Mục đích yêu cầu:
- Biết tính thể tích, diện tích một số trường hợp đơn giản.
- Giáo dục học sinh tính chính xác, khoa học, cẩn thận.
II. Chuẩn bị:
+ GV:	Bảng phụ, hệ thống câu hỏi.
+ HS: VBT, xem trước bài ở nhà.
III. Các hoạt động dạy-học:37 phút
GV
HS
1. KTbài cũ: 
- Gọi học sinh nhắc lại quy tắc tính diện tích, thể tích một số hình
2. Bài mới: Luện tập
Hướng dẫn hs làm bài tập
Bài 1. /107 Giáo viên yêu cầu học sinh đọc bài 1.
Đề bài hỏi gì?
Nêu quy tắc tính Sxq , Stp , V hình lập phương và hình hộp chữ nhật.
- Gọi hs lần lượt lên điền kết quả.
- Nhận xét, chốt lại kết quả đúng.
Bài 2/107. Giáo viên yêu cầu 1 học sinh đọc đề.
- Đề bài hỏi gì?
- Nêu cách tìm chiều cao bể?
- Gọi 1 học sinh làm vào bảng nhóm.
-Nhận xét, ghi điểm.
Bài 3/108. Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề.
Đề toán hỏi gì?
3. Củng cố.
Học sinh nhắc lại nội dung ôn tập.
Muốn tính chiều cao của hình hộp chữ nhật ta làm thế nào ?
4. Dặn dò:
 - Về nhà làm thêm bài tập ở vở BTT.Chuẩn bị bài sau: Luyện tập chung.
Học sinh nhận xét.
Bài 1. Học sinh đọc đề, xác định yêu cầu đề.
-Sxq , Stp , V
Học sinh nêu.
Học sinh giải vào vở
 Bài 2. Học sinh đọc đề,xác định yêu cầu của đề.
- Chiều cao bể nước.
Học sinh trả lời.
Học sinh giải vào vở.
	 Đáp số : 0.8 m 
Bài 3. Gọi 1 học sinh đọc đề.
Tính thể tích, diện tích xung quanh của hình H
Học sinh giải vào vở.
………………………………………………………….
Tiết 2 Anh văn Giáo viên chuyên dạy
Tiết 3 LUYỆN LUYỆN TỪ VÀ CÂU
MỞ RỘNG VỐN TỪ : TRẺ EM
I. Mục đích yêu cầu :
- Biết và hiểu thêm một số từ ngữ về trẻ em (BT 1, 2).
- Tìm được hình ảnh đẹp so sánh trẻ em (BT 3)
- Hiểu nghĩa của một số thành ngữ, tục ngữ về trẻ em (BT 4)
- Giáo dục Hs yêu quý tiếng Việt.
II. Đồ dùng dạy học :
- Bảng phụ, k

File đính kèm:

  • doctuan 33.doc
Giáo án liên quan