Giáo án lớp 5 tuần 25 năm 2013 - 2014

I. Mục đích, yêu cầu

- Biết đọc diễn cảm bài văn với thái độ tự hào, ca ngợi.

 - Hiểu ý chính: Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ cùa đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên.

- Trả lời được các câu hỏi trong SGK.

II. Đồ dùng dạy học

- Tranh minh họa chủ điểm và tranh minh họa bài học trong SGK.

- Bảng phụ viết đoạn: Lăng của các vua Hùng đến đồng bằng xanh mát.

III. Hoạt động dạy học

 

 

doc31 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1255 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 5 tuần 25 năm 2013 - 2014, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Qua hình ảnh cửa sông, tác giả ca ngợi nghĩa tình thủy chung, biết nhớ cội nguồn.
- Trả lời được 3 câu hỏi đầu và thuộc 3, 4 khổ thơ. 
- HS khá giỏi thuộc được toàn bộ bài thơ.
BVMT: - GV giúp HS cảm nhận được "Tấm Lòng" của cửa sông qua các câu thơ: Dù giáp mặt cùng biển rộng ... bỗng .... nhớ một vùng núi non. Từ đó giáo dục Hs ý thức biết quý trọng và bảo vệ môi trường thiên nhiên. 
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh họa trong SGK. 
- Bảng phụ viết khổ thơ 4, 5. 
III. Hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1/ Ổn định 
2/ Kiểm tra bài cũ 
- Yêu cầu HS đọc bài Phong cảnh đền Hùng và trả lời câu hỏi sau bài. 
- Nhận xét, ghi điểm.
3/ Bài mới
- Giới thiệu: Cho xem tranh và giới thiệu: Bài thơ Cửa sông, một sáng tác của nhà thơ Quang Huy là một bài thơ có nhiều hình ảnh đẹp, lời thơ giản dị nhưng nhiều ý nghĩa. Qua bài thơ, tác giả muốn nói với các em một điều quan trọng. Các em cùng đọc bài thơ để biết xem đó là điều gì ?
- Ghi bảng tựa bài.
* Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài 
a) Luyện đọc
- HS khá giỏi đọc toàn bài.
- Yêu cầu từng nhóm 6 HS nối tiếp nhau đọc.
- Kết hợp sửa lỗi phát âm và giải nghĩa từ cửa sông và một số từ mới, từ khó khác.
- Yêu cầu đọc lại toàn bài.
- Đọc mẫu diễn cảm bài thơ.
b) Tìm hiểu bài 
- Yêu cầu đọc thầm từng khổ thơ, bài thơ và trả lời câu hỏi:
 + Trong khổ đầu, tác giả đã dùng những từ ngữ nào để nói về nơi sông chảy ra biển ? Cách giới thiệu đó có gì hay ?
+ Từ ngữ: Là cửa nhưng không then, khóa/ Cũng không khép lại bao giờ. Cách giới thiệu rất độc đáo, tác giả đã dùng biện pháp chơi chữ dựa vào cái tên cửa sông.
 + Theo bài thơ, cửa sông là một địa điểm đặc biệt như thế nào ?
+ là nơi những dòng sông gửi lại phù sa để bồi đắp bãi bờ, …
 + Phép nhân hóa ở khổ thơ cuối giúp tác giả nói điều gì về "tấm lòng" của cửa sông đối với cội nguồn ?
+ Nói lên tấm lòng của cửa sông đối với cội nguồn.
- Nhận xét và chốt ý sao mỗi câu trả lời.
c) Luyện đọc diễn cảm 
- Hướng dẫn đọc: giọng nhẹ nhàng, thiết tha, giàu tình cảm; nhấn mạnh những từ ngữ gợi tả, gợi cảm; ngắt giọng tự nhiên giữa các dòng thơ để gây ấn tượng. 
- Yêu cầu 3 HS nối tiếp nhau đọc diễn cảm.
- Treo bảng phụ và đọc mẫu.
- Tổ chức thi đọc diễn cảm.
- Nhận xét, tuyên dương HS đọc hay.
- Yêu cầu đọc nhẩm để thuộc lòng khổ thơ 3 và 4, HS khá giỏi thuộc toàn bộ bài thơ.
- Tùy theo đối tượng, tổ chức thi đọc thuộc lòng.
- Nhận xét, ghi điểm HS đọc thuộc.
4/ Củng cố 
- Yêu cầu HS Nêu nội dung, ý nghĩa của bài thơ.
- Nhận xét, chốt ý và ghi nội dung bài.
- Qua hình ảnh bài thơ Cửa sông cùng với những biện pháp nhân hóa, tác giả đã cho ta thấy tình cảm thủy chung, nhớ về cội nguồn, đó là một trong những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Các em giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp đó.
5/ Dặn dò 
- Nhận xét tiết học.
- Học thuộc lòng các khổ thơ theo yêu cầu và trả lời các câu hỏi sau bài.
- Chuẩn bị bài Nghĩa thầy trò..
- Hát vui.
- HS được chỉ đỉnh thực hiện theo yêu cầu.
- Quan sát tranh và lắng nghe.
- Nhắc tựa bài.
- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm.
- Từng nhóm 6 HS nối tiếp nhau đọc.
- Luyện đọc từ khó, đọc thầm chú giải và nêu những từ ngữ cần giải đáp.
- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm.
- Lắng nghe.
- Đọc thầm và tiếp nối nhau trả lời: 
- Nhận xét, bổ sung.
- Đọc thầm và tiếp nối nhau trả lời: 
- Nhận xét, bổ sung
- Đọc thầm và tiếp nối nhau trả lời: 
- Nhận xét, bổ sung
- Chú ý.
- 3 HS nối tiếp đọc diễn cảm.
- Lắng nghe.
- Xung phong thi đọc.
- Nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt.
- Tùy theo đối tượng, đọc nhẩm để thuộc theo yêu cầu.
- Xung phong thi đọc thuộc lòng.
- Nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt.
- Tiếp nối nhau trả lời và nhắc lại nội dung bài Qua hình ảnh cửa sông, tác giả ca ngợi nghĩa tình thủy chung, biết nhớ cội nguồn.
TOÁN
Cộng số đo thời gian
*****
I. Mục tiêu
- Biết thực hiện phép cộng số đo thời gian (BT1, dòng 1, 2)
- Biết vận dụng giải các bài toán đơn giản (BT2).
- HS khá giỏi làm toàn bộ bài tập trong SGK.
II. Đồ dùng dạy học
	- Bảng con, bảng nhóm.
III. Hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1/ Ổn định 
2/ Kiểm tra bài cũ 
- Yêu cầu HS nêu bảng đơn vị đo thời gian và hiện chuyển đổi các số đo sau:
 . 2 năm = … tháng . 3 ngày rưỡi = … giờ
 . giờ = … phút . 270 giây = … phút
- Nhận xét, ghi điểm. 
3/ Bài mới
- Giới thiệu: Các em sẽ thực hiện các phép tính với thời gian. Bài Cộng số đo thời gian sẽ giúp các em biết thực hiện phép cộng số đo thời gian và biết vận dụng giải các bài toán đơn giản.
- Ghi bảng tựa bài.
* Thực hiện phép cộng số đo thời gian 
a) Ví dụ 1: 
- Yêu cầu đọc ví dụ.
- Vẽ đoạn thẳng tóm tắt bài toán.
- Yêu cầu nêu phép tính.
- Ghi bảng 3 giờ 15 phút + 2 giờ 35 phút = ? 
- Yêu cầu thảo luận, trả lời câu hỏi:
 + Để thực hiện phép cộng hai số tự nhiên, ta cần thực hiện những bước nào ?
+ Để thực hiện phép cộng, ta cần thực hiện 2 bước: đặt tính và tính.
 + Nêu cách đặt tính và cách tính.
+ Đặt số hạng này dưới số hạng kia sao cho các hàng đơn vị thẳng cột với nhau, tính từ phải sang trái.
+
 3 giờ 15 phút 
 2 giờ 35 phút 
 5 giờ 45 phút
- Nhận xét, kết luận: Cũng như cộng hai số tự nhiên, cộng số đo thời gian ta cũng thực hiện hai bước: đặt tính và tính.
- Yêu cầu đặt tính và tính vào bảng con, 1 HS thực hiện trên bảng.
- Nhận xét, ghi bảng:
3 giờ 15 phút + 2 giờ 35 phút = 5 giờ 45 phút 
b) Ví dụ 2: (7 phút)
- Yêu cầu đọc ví dụ.
- Ghi bảng tóm tắt và yêu cầu nêu phép tính.
- Yêu cầu đặt tính và tính vào bảng con, 1 HS thực hiện trên bảng:
 22 phút 58 giây + 23 phút 25 giây
+
- Yêu cầu nhận xét kết quả và đổi 83 giây ra … phút … giây.
 22 phút 58 giây
 23 phút 25 giây
 45 phút 83 giây
- Giảng: 83 giây = 1 phút 23 giây, 
 45 phút 83 giây = 45 phút + 83 giây 
 = 45 phút + 1 phút + 23 giây 
 = 46 phút 23 giây 
- Yêu cầu trả lời câu hỏi gợi ý:
 + Muốn cộng số đo thời gian, ta làm như thế nào ?
+ Đặt tính và tính như cộng hai sớ tự nhiên.
 + Nếu kết quả có số đo đơn vị là phút, giây lớn hơn hoặc bằng 60 thì làm thế nào ?
 + Chuyển đổi thành đơn vị lớn kế liền
- Nhận xét, ghi bảng:
22 phút58giây + 23 phút25giây = 46phút23 giây
* Thực hành
- Bài 1 : Biết thực hiện phép cộng số đo thời gian 
 + Nêu yêu cầu bài tập 1.
 + Ghi bảng lần lượt từng phép tính ở 2 dòng đầu trong bài, yêu cầu làm vào bảng con.
 + Nhận xét và sửa chữa.
- Bài 2 : Biết vận dụng giải các bài toán đơn giản 
 + Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 2.
 + Hỗ trợ: Tóm tắt bằng đoạn thẳng trên bảng:
 35 phút 2 giờ 20 phút
Nhà Bến xe Viện Bảo tàng
 + Yêu cầu HS thực hiện vào vở, 1 HS làm trên bảng. 
 + Nhận xét và sửa chữa.
Giải
Thời gian Lâm đi là:
 35phút + 2giờ20phút = 2 giờ 55 phút
 Đáp số: 2 giờ 55 phút
4/ Củng cố 
- Yêu cầu nhắc cách cộng số đo thời gian.
- Nắm vững kiến thức đã học, các em sẽ tính toán thời gian cho công việc của mình. 
5/ Dặn dò 
- Nhận xét tiết học.
- Làm các bài tập ở lớp vào vở, HS khá giỏi làm toàn bộ bài tập trong SGK.
- Chuẩn bị bài Trừ số đo thời gian. 
- Hát vui.
- HS được chỉ định thực hiện theo yêu cầu.
- Nhắc tựa bài.
- 2 HS đọc to, lớp đọc thầm.
- Chú ý.
- 3 giờ15 phút cộng với 2 giờ 35 phút 
- Tiếp nối nhau trả lời
- Nhận xét, chú ý.
- Thực hiện theo yêu cầu
- Nhận xét, đối chiếu kết quả.
- 2 HS đọc to, lớp đọc thầm.
- Chú ý và nêu 
- Thực hiện theo yêu cầu:
- Nhận xét và thực hiện: 
 83 giây = 1 phút 23 giây
- Chú ý.
- Tiếp nối nhau trả lời:
.
- Nhận xét, bổ sung.
- Xác định yêu cầu.
- Thực hiện theo yêu cầu.
- Nhận xét, đối chiếu kết quả.
- 2 HS đọc to, lớp đọc thầm.
- Chú ý và thực hiện theo yêu cầu:
- Nhận xét, bổ sung.
- Tiếp nối nhau phát biểu.
TẬP LÀM VĂN
Tả đồ vật
(Kiểm tra viết)
*******
I. Mục đích, yêu cầu
 Viết được bài văn đủ 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài), rõ ý dùng từ, đặt câu đúng, lời văn tự nhiên; câu văn có cảm xúc.
II. Đồ dùng dạy học
 Tranh ảnh minh họa nội dung của đề bài.
III. Hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1/ Ổn định 
2/ Kiểm tra bài cũ: 
- Yêu cầu HS nêu cấu tạo của bài văn tả đồ vật. 
- Nhận xét, ghi điểm.
3/ Bài mới
- Giới thiệu: Sau khi lập dàn ý và trình bày miệng bài văn tả đồ vật theo một trong năm đề đã cho ở tiết trước. Tiết này, các em sẽ chuyển dàn ý đã lập thành một bài văn hoàn chỉnh qua bài Kiểm tra viết Tả đồ vật.
- Ghi bảng tựa bài.
* Hướng dẫn làm bài kiểm tra 
- Yêu cầu đọc lại 5 đề kiểm tra trong SGK.
- Hỗ trợ: Chọn một đề thích hợp nhất với mình trong năm đề đã cho hoặc một đề khác với 5 đề đó. Tốt nhất là nên chọn đề đã lập dàn ý ở tiết trước để viết.
- Yêu cầu đọc lại dàn ý đã chỉnh sửa. 
* HS làm bài kiểm tra
- Nhắc nhở:
 + Làm bài vào nháp, đọc kĩ, sửa chữa trước khi viết vào vở.
 + Trình bày sạch đẹp, chữ viết rõ ràng, đúng mẫu.
- Yêu cầu làm bài.
4/ Củng cố 
- Thu bài.
- Bên cạnh việc quan sát, dùng từ, đặt câu, … bài viết được trình bày sạch đẹp, chữ viết rõ ràng là yếu tố đầu tiên thu hút người đọc. Do vậy, khi viết văn bản, các em đừng quên yếu tố này.
5/ Dặn dò 
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài Tập viết đoạn đối thoại. 
- Hát vui.
- HS được chỉ định thực hiện.
- Nhắc tựa bài.
- 2 HS đọc to, lớp đọc thầm.
- Chú ý.
- Thực hiện theo yêu cầu.
- Chú ý.
- Thực hiện theo yêu cầu.
- Nộp bài.
Ngày dạy: Thứ năm, ngày 27-03-2014
KỂ CHUYỆN
Vì muôn dân
 *******
I. Mục tiêu
- Dựa vào lời kể của GV và tranh minh họa, kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện Vì muôn dân.
- Biết trao đổi để làm rõ ý nghĩa: Trần Hưng Đạo là người cao thượng, biết cách cư xử vì đại nghĩa. 
- Nghe bạn kể, nhận xét được lời kể của bạn.
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh họa trong SGK.
- Bảng phụ viết lược đồ quan hệ gia tộc của các nhân vật trong truyện. 
III. Hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1/ Ổn định 
2/ Kiểm tra bài cũ 
- Yêu cầu kể một việc làm tốt góp phần bảo vệ làng xóm, phố phường mà em biết. 
- Nhận xét, ghi điểm.
3/ Bài mới
- Giới thiệu: Hôm nay, các em sẽ được nghe kể câu chuyện có tên là Vì muôn dân. Đây là câu chuyện có th

File đính kèm:

  • docGiao_an_lop_5_tuan_25_nam_2013__2014.doc
Giáo án liên quan