Giáo án Lớp 5 - Tuần 31 - Năm học 2012-2013

I. MỤC TIÊU : Ôn tập về :

- Một số hoa thụ phấn ngờ gió, một số hoa thụ phấn nhờ côn trùng.

- Một số loài động vật đẻ con, một số loài động vật đẻ trứng.

- Một số hình thức sinh sản của thực vật và động vật thông qua một số đại diện.

 - Yêu quý và bảo vệ động thực vật.

II. CHUẨN BỊ :

- Hình trang 124, 125, 126 SGK.

- Phiếu học tập.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :

 Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

1.Ổn định: Hát

2. Kiểm tra bài cũ: 4-5’

-GV nhận xét, ghi điểm

3. Bài mới:

HĐ 1 : Giới thiệu bài: 1’

HĐ 2 : Làm BT 1 : 7-8’

-2HS trả lời câu hỏi trong SGK

 - 2HS đọc BT1, lớp đọc thâm

- HS làm vào phiếu

1. Tìm xem mỗi tấm phiếu có nội dung dưới đâyphù hợp với chỗ . nào trong câu.

a) Sinh dục

b) Nhị

c) Sinh sản

d) Nhuỵ

Hoa là cơ quan sinh sản của những loài thực vật có hoa. Cơ quan sinh dục đực gọi là nhị. Cơ quan sinh dục cái gọi là nhuỵ

- 1,2 HS đọc lại BT đã điền

HĐ 3 : Làm BT 2 : 4-5’

 - HS hoạt động cá nhân. QS hình ở BT 2và TL câu hỏi

- Nhị phù hợp với số thứ tự nào trong hình?

- Nhuỵ phù hợp với số thứ tự nào trong hình? - Nhị phù hợp với số 2.

- Nhuỵ phù hợp với số 1.

HĐ 4 : Làm BT 3 : 4-5’

 - HS hoạt động cá nhân. QS hình ở BT 3 và TL câu hỏi

Trong các cây dưới đây, cây nào có hoa thụ phấn nhờ gió, cây nào có hoa thụ phấn nhờ côn trùng? - Cây hoa hồng, hoa hướng dương thụ phấn nhờ côn trùng; cây ngô thụ phấn nhờ gió

HĐ 5 : Làm BT 4 : 7-8’

 - HS lào bài theo nhóm 4

- HS làm vào phiếu học tập.

Tìm xem mỗi tấm phiếu có nội dung dưới đây phù hợp với chỗ . nào trong câu.

a) Trứng b) Thụ tinh c) Cơ thể mới

d) Tinh trùng e) Đực và cái - Đa số loài vật được chia thành 2 giống: đực và cái. Con đực có cơ quan sinh dục đực tạo ra tinh trùng. Con cái có cơ quan sinh dục cái tạo ra trứng.

- Hiện tượng tinh trùng kết hợp với trứng gọi là sự thụ tinh. Hợp tử phân chia nhiều lần và phát triển thành cơ thể mới, mang những đặc tính của bố và mẹ.

 - 1,2 nhóm đọc bài của mình, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

HĐ 6 : Làm BT 5 : 4-5’

Trong các động vật dưới đây, động vật nào đẻ trứng, động vật nào đẻ con?

 - HS hoạt động cá nhân. QS hình ở BT 5 và TL câu hỏi :

.Động vật đẻ con.hươu cao cổ và sư tử.Động vật đẻ trứng là chim cánh cụt và cá vàng.

 

doc30 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 400 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp 5 - Tuần 31 - Năm học 2012-2013, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thân rô-bốt vào giá đỡ thân cần phải lắp cùng với tấm tam giác.
- Nhắc HS kiểm tra sự năng lên, hạ xuống của tay rô-bốt. 
- HS chú ý lắng nghe & thực hiện.
GV cần theo dõi và uốn nắn kịp thời những HS (hoặc nhóm) lắp sai hoặc còn lúng túng.
* Với HS khéo tay : Lắp được rô-bốt trực thăng theo mẫu. Rô-bốt lắp chắc chắn.Tay rô-bốt có thể nâng lên hạ xuống được.
4, Củng cố
- HS nhắc lại nội dung bài
5, Dặn dò : 1-2’
- GV nhận xét sự chuẩn bị của HS, tinh thần thái độ học tập và kĩ năng lắp ráp rô-bốt.
- Chuẩn bị tiết học sau.
 Ngày soạn: 3/4/2013
Thứ tư .ngày....10...tháng..4....năm 2013
 PPCT:153 Toán : PHÉP NHÂN
I. MỤC TIÊU:
- Biết thực hiện phép nhân số tự nhiên, số thập phân, phân số và vận dụng để tính nhẩm, giải bài toán.
-Làm :bài( cột 1) bài 2, bài 3.
- HS yêu thích môn Toán
II. CHUẨN BỊ 
- Bảng phụ viết các tính chất của phép trừ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Ổn định: Hát
2.Bài cũ : 4-5'
-GV nhận xét, ghi điểm
3.Bài mới : 
HĐ 1: Giới thiệu bài : 1'
H Đ 2 : Thực hành : 29-31’
- GV hướng dẫn HS tự ôn tập những hiểu biết chung về phép nhân: tên gọi các thành phần và kết quả, dấu phép tính, một số tính chất của phép nhân... (như trong SGK)
- 2HS lên làm BT2 
- GV tổ chức, hướng dẫn HS tự làm rồi chữa các bài tập. 
Bài 1 (Cột 1, còn lại dành cho HSKG): Cho HS tự làm rồi chữa bài.
Bài 1 1 (Cột 1: HS tự làm rồi chữa bài.
Bài 2:. 
Bài 2:. HS nêu cách nhân nhẩm số thập phân với 10; với 100 hoặc với 0,1; với 0,01;... (bằng cách chuyển dấu phẩy về bên phải, hoặc bên trái một chữ số, hai chữ số) rồi tự làm và chữa bài. 
a) 3,25 x 10 = 32,5
3,25 x 0,1 = 0,325
b) 417,56 x 100 = 41756
417,56 x 0,01 = 4,1756
Bài 3: Cho HS tự làm bài rồi chữa bài. Khi HS chữa bài GV nên yêu cầu HS nêu cách làm, giải thích cách làm (phần giải thích không viết vào bài làm). 
Bài 3: HS tự làm bài rồi chữa bài, nêu cách làm, giải thích cách làm .
a) 2,5 x 7,8 x 4 = 7,8 x 2,5 x 4 (t/c giao hoán)
 = 7,8 x 10 (t/c kết hợp)
 = 78 (Nhân với 10)
b) 8,3 x 7,9 + 7,9 x 1,7 = (8,3 + 1,7) x 7,9
(Nhân một tổng với một số)
 = 10 x 7,9
 = 79 (Nhân với 10)
Bài 4: Cho HS tự nêu tóm tắt bài toán rồi tự giải và chữa bài. 
Bài 3: 
Bài giải:
Quãng đường ô tô và xe máy đi được trong 1 giờ là:
48,5 + 33,5 = 82 (km)
Thời gian ô tô và xe máy đi để gặp nhau là 1 giờ 30 phút hay 1,5 giờ.
Độ dài quãng đường AB là:
Đáp số: 123 km
4. Củng cố 
5.Dặn dò : 1-2’
-Nhận xét tiết học
-Dặn chuẩn bị tiết sau
	- Nhắc lại cách nhân phân số, số thập phân.
PPCT:62 	Tập đọc: BẦM ƠI
I.MỤC TIÊU:
 -Hiểu nội dung, ý nghĩa : Tình cảm thắm thiết, sâu nặng của người chiến sĩ với người mẹ Việt Nam.( Trả lời được các câu hỏi trong SGK, học thuộc lòng bài thơ.)
 - Đọc trôi trảy, lưu loát ; diễn cảm bài thơ ; ngắt nhịp hợp lí theo thể thơ lục bát.
 - Biết ơn và cảm thông nỗi vất vả, khó nhọc cuả ngững người phụ nữ VN
II.CHUẨN BỊ:
Tranh minh họa bài đọc trong SGK.
III.Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định: Hát
2.Kiểm tra bài cũ : 4-5’
-Kiểm tra 2 HS
-Nhận xét + cho điểm
- Đọc bài cũ + trả lời câu hỏi
3.Bài mới
a.Giới thiệu bài: Nêu MĐYC tiết học:1’
b.Các hoạt động:
HĐ 1:Luyện đọc : 10-12’
- HS lắng nghe
- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm
- 4 HS nối tiếp nhau đọc 
- Luyện đọc các từ ngữ dễ đọc sai
+ HS đọc các từ ngữ khó: bầm, đon, ...
+ HS đọc chú giải 
- HS đọc theo nhóm 2
 GV đọc diễn cảm toàn bài
HĐ 2: Tìm hiểu bài : 9-10’
HS đọc thầm và TLCH
Khổ 1 + 2: 
+ Điều gì gợi cho anh chiến sĩ nhớ tới mẹ? Anh nhớ hình ảnh nào của mẹ?
* Cảnh chiều đông mưa phùn, ... Anh nhớ hình ảnh người mẹ lội ruộng cấy mạ non, mẹ run vì rét.
+ Tìm những hình ảnh so sánh thể hiện tình cảm mẹ con thắm thiết, sâu nặng?
 *Mạ non bầm cấy mâý đon
...
Mưa bao nhiêu hạt thương bầm bấy 
Khổ 3 + 4: 
+ Anh chiến sĩ đã dùng cách nói như thế nào để làm yên lòng mẹ?
*Con đi trăm núi ... đời bầm sáu mươi. Câu nói ấy có tác dụng làm yên lòng mẹ, ...
+ Qua lời tâm tình của anh chiến sĩ, em nghĩ gì về người mẹ của anh?
*Là một người phụ nữ VN điển hình, chịu thương, chịu khó, hiền hậu, đầy tình thương con
+ Qua lời tâm tình của anh chiến sĩ, em nghĩ gì về anh? 
HĐ 3: Đọc diễn cảm : 6-7’ 
HD HS đọc diễn cảm
* Anh chiến sĩ là 1 người con rất yêu thương mẹ, yêu đất nước.
- 4 HS nối tiếp đọc
Đưa bảng phụ và hướng dẫn HS luyện đọc: Ai về thăm ... bầm bấy nhiêu.
- Đọc theo hướng dẫn GV 
Nhận xét + khen những HS đọc hay
4.Củng cố
5, Dặn dò : 1-2’
-Nhận xét tiết học
-Dặn HS về tiếp tục học thuộc lòng bài thơ
- Nhăc lại ý nghĩa bài thơ
 PPCT:61 Tập làm văn: ÔN TẬP VỀ TẢ CẢNH
I.MỤC TIÊU:
- Liệt kê được một số bài văn tả cảnh đã học trong học kỳ I. Lập dàn ý vắn tắt cho một trong các bài văn đó.
- Biết phân tích trình tự miêu tả (theo thời gian) và chỉ ra được một số chi tiết thể hiện sự quan sát tinh tế của tác giả ( BT2).
- Yêu thích cảnh đẹp thiên nhiên và biết bảo vệ môi trường thiên nhiên
II.CHUẨN BỊ :
Một tờ phiếu khổ to kẻ bảng liệt kê những bài văn tả cảnh HS đã học trong các tiết Tập đọc, Luyện từ và câu, Tập làm văn từ TUẦN 1 đến TUẦN 11 (sách Tiếng Việt 5, tập một). Hai tờ phiếu kẻ bảng chưa điền nội dung để HS làm bài. 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định: Hát
2.Bài cũ: 4-5’
-GV nhận xét, ghi điểm
3.Bài mới
a.Giới thiệu bài: Nêu MĐYC tiết học : 1’
b.Các hoạt động:
- 2HS đọc bài tiết trước
- HS lắng nghe
HĐ 1: Cho HS làm BT1: 14-15’
1HS đọc yêu cầu của BT
HS liệt kê các bài văn tả cảnh đã học trong HKI từ tuần 1 – tuần 11 và lập dàn ý cho 1 trong các bài đó. 
- HS làm bài vào vở BT. GV phát phiếu cho 2 HS
- HS trình bày
Nhận xét + chốt lại kết quả đúng (dán tờ phiếu ghi lời giải lên bảng)
Tuần
Các bài văn tả cảnh
Trang
1
Quang cảnh làng mạc ngày mùa
Hoàng hôn trên sông Hương
Nắng trưa
Buổi sớm trên cánh đồng
10
11
12
14
2
Rừng trưa
Chiều tối
21
22
3
- Mưa rào
31
6
Đoạn văn tả biển của Vũ Tú Nam
Đoạn văn tả con kênh của Đoàn Giỏi
62
62
7
- Vịnh Hạ Long
70
8
- Kì diệu rừng xanh
75
9
Bầu trời mùa thu
Đất Cà Mau
87
89
- HS nối tiếp nhau trình bày miệng dàn ý 1 bài văn
HĐ 2:Cho HS làm BT2: 12-14’
- HS đọc yêu cầu của BT + đọc bài Buổi sáng ở TP Hồ Chí Minh
- 1HS đọc các câu hỏi
- Cả lớp đọc thầm, đọc lướt bài văn, suy nghĩ và TLCH
- GV nhận xét, chốt lại nội dung :
+ Bài văn miêu tả buổi sáng ở TP Hồ Chí Minh theo trình tự thời gian từ lúc trời hửng sáng đến lúc sáng rõ.
+ Những chi tiết cho thấy tg quan sát cảnh vật rất tinh tế: Mặt trời chưa xuất hiện nhưng tầng  đậm nét./Màn đêm mờ ảo  vào đất./ Thành phố  hơi sương./ Những vùng .. sớm./ Ánh đèn  tắt./ Ba ngọn  gần lại./ Mặt trời  mềm mại.
+Hai câu cuối bài: “Thành phố mình đẹp quá! Đẹp quá đi!” là câu cảm thán thể hiện tình cảm tự hào, ngưỡng mộ, yêu quý của tác giả với vẻ đẹp của thành phố.
4. Củng cố
- HS nhắc lại nội dung bài
5, Dặn dò: 1-2’
-Nhận xét tiết học 
-Dặn HS về chuẩn bị bài cho tiết sau
Ngày soạn: 4/4/2013
Thứ năm ..ngày...11.....tháng..4....năm 2013
PPCT:154	Toán : LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
- Biết vận dụng ý nghĩa của phép nhaan và quy tắc nhân một tổng với một số trong thực hành, tính giá trị của biểu thức và giải toán.
-Làm bài, 1, 2, 3.
- HS yêu thích môn Toán
II. CHUẨN BỊ 
- GV: Chuẩn bị bảng phụ và các mảnh bìa có hình dạng như hình vẽ trong SGK.
- HS: Chuẩn bị giấy kẻ ô vuông, thước kẻ, kéo.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Ổn định: Hát
2.Bài cũ : 4-5'
-GV nhận xét, ghi điểm
3.Bài mới : 
- 1HS lên làm BT2.
HĐ 1: Giới thiệu bài : 1
H Đ2 : Thực hành : 30-31’
 - GV HD HS tự làm bài rồi chữa bài.
Bài 1: Cho HS tự làm rồi chữa bài. 
Bài 1: 
a) 6,75kg + 6,75kg + 6,75kg = 6,75kg x 3
 = 20,25kg
b) 7,14m2 + 7,14m2 + 7,14m2 x 3 
= 7,14m2 x (1 + 1 + 3) = 7,14m2 x 5 
= 35,7m2
Hoặc 7,14m2 + 7,14m2 + 7,14m2 x 3 
= 7,14m2 x (1 + 1) + 7,14m2 x 3
= 7,14m2 x 2 + 7,14m2 x 3
= 7,14m2 x (2 + 3) = 7,14m2 x 5 = 35,7m2
c) 9,26dm3 x 9 + 9,26dm3 
= 9,26dm3 x (9 + 1)
= 9,26dm3 x 10 = 92,6dm3
Bài 2: Cho HS tự tính rồi chữa bài. 
Bài 2
a) 3,125 + 2,075 x 2 = 3,125 + 4,15 = 7,275
b) (3,125 + 2,075) x 2 = 5,2 x 2 = 10,4
Bài 3: Cho HS tự nêu tóm tắt bài toán rồi giải và chữa bài. 
Bài 3: 
Bài giải:
Số dân của nước ta tăng thêm trong năm 2001 là:
77515000 x 1,3 : 100 = 1007695 (người)
Số dân của nước ta tính đến cuối năm 2001 là:
77515000 + 1007695 = 78522695 (người)
Đáp số: 78 522 695 người
Bài 4:(Dành cho HSKG) Cho HS tự nêu tóm tắt, tự phân tích bài toán rồi làm và chữa bài. 
Bài 4: 
Bài giải:
Vận tốc của thuyền máy khi xuôi dòng là:
22,6 + 2,2 = 24,8 (km/giờ)
Thuyền máy đi từ bến A đến bên B hết 
1 giờ 15 phút hay 1,25 giờ.
Độ dài quãng sông AB là:
24,8 x 1,25 = 31 (km)
Đáp số: 31 km
4. Củng cố 
- HS nhắc lại nội dung bài
5.Dặn dò : 1-2’
-Nhận xét tiết học.
- Tuyên dương những HS làm bài tốt
PPCT:31 KỂ CHUYỆN: 
KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
I.MỤC TIÊU:
 - Tìm và kể được một câu chuyện một cách rõ ràng về một việc làm tốt của bạn.
 - Biết nêu cảm nghĩ về nhân vật trong chuyện.
 - Học tập và làm theo những gương biết làm việc tốt
II.CHUẨN BỊ :
Bảng lớp viết đề bài của tiết Kể chuyện.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định: Hát
2.Kiểm tra bài cũ : 4-5’
-Kiểm tra 2 HS
-Nhận xét, ghi điểm
- Kể chuyện về một nữ anh hùng hoặc một phụ nữ có tài 
3.Bài mới
a.Giới thiệu bài: Nêu MĐYC tiếthọc: 
b.Các hoạt động:
HĐ 1:Tìm hiểu yêu cầu của đề bài : 
- HS lắng nghe
Ghi đề bài lên bảng + gạch dưới những từ ngữ cần chú ý
Kể về việc làm tốt của bạn em.
- 1 HS đọc to, lớp lắng nghe
- HS đọc gợi ý trong SGK:
+ Em chọn ngưòi bạn nào làm việc ... ?
+ Em kể về việc làm tốt nào cảu bạn ?
+ Bạn em đã làm việc tốt ntn ?
+ Trao đổi với các bạn cảm nghĩ ... ?
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
- Gợi ý HS gạch ý chính trên giấy nháp để khi kể có thể dựa váo các ý chính đó
HĐ 2: Hướng dẫn HS kể chuyện : 20-22’
- Nói về nhân vật

File đính kèm:

  • docGA_Lop_5_Tuan 31.doc
Giáo án liên quan