Giáo án lớp 5 - Tuần 31 năm 2012
I. Mục tiêu: Củng cố kĩ năng thực hiện phép cộng và phép trừ.
- HS biết vận dụng để làm các bài tập.
- GDHS tính cẩn thận, tự giác làm bài.
II. Chuẩn bị: Vở BTT- Tập 2
III. Các hoạt động dạy- học
A. Bài cũ: Nêu các tính chất của phép cộng; phép trừ.
B. Ôn tập
ự làm bài vào vở. 4 HS lên bảng làm. - HS nhận xét, chữa bài. GV nhận xét chốt lại kết quả đúng. Kết quả: a) 4,46; b) ; c) 6,8; d) Củng cố tìm thành phần chưa biết trong phép trừ. Bài 3: HS đọc BT và làm vào vở. 1HS lên bảng làm bài. - HS nhận xét, chữa bài trên bảng. Đáp số: 681ha Củng cố giải toán liên quan đến phép tính cộng, trừ. Bài 4: HS nêu các cách làm và tự làm vào vở. - GV lưu ý cho HS yếu thực hiện cách 2: Khi bỏ dấu ngoặc đơn phải chuyển dấu cộng trong ngoặc thành dấu trừ. - 1HS khá lên bảng làm. HS nhận xét bài làm trên bảng. Cách 2: 72,54 - (30,5 + 14,04) = 72,54 - 30,5 - 14,04 = 42,04 - 14,04 = 28 Tiết 2 1. Hoạt động 1: Làm việc cá nhân - GV ghi các BT lên bảng. HS làm vào vở. - GV quan sát hướng dẫn HS cách làm. Bài 1. Tính bằng cách thuận tiện nhất: a) 127 + 246 + 273 + 354 1,58 + 3,04 + 6,96 + 3,42 b) 437 - (534 - 163) 7,36 - (4,07 + 2,36) Bài 2. Mẹ mua một chai dầu. Bữa trưa dùng l dầu, bữa tối dùng l dầu thì trong chai còn lại l dầu. Hỏi chai dầu mẹ mua có bao nhiêu lít? 2. Hoạt động 2: Chữa bài - Bài 1: GV hỏi: Ta làm thế nào để tính bằng cách thận tiện nhất? (Vận dụng các tính chất của phép cộng và phép trừ). HS tự làm bài vào vở. + GV quan sát hướng dẫn HS làm bài, lưu ý cho HS yếu khi bỏ dấu ngoặc đơn ở 2 biểu thức ýb thì phải đổi dấu phép tính trong ngoặc. - Bài 2: HS khá nêu cách làm. (Tìm số lít dầu đã dùng, sau đó tìm chai dầu mẹ mua có bao nhiêu lít). + HS tự làm bài vào vở. 3HS lên bảng làm bài. + GV cùng HS cả lớp nhận xét. C. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học. - Dặn HS về ôn phép tính nhân CB cho tiết học sau. --------------------------------------------------- Tiếng Việt Luyện viết chính tả: Nghe viết I Mục tiêu: Luyện viết doạn 1 và 2 bài Công việc đầu tiên. - Tiếp tục luyện viết hoa tên các danh hiệu, giải thưởng, huy chương và kỉ niệm chương. II. Chuẩn bị: GV: Bảng phụ ghi các BT. - HS: Vở Tiếng việt buổi chiều III. Các hoạt động dạy học 1. Hoạt động 1: Luyện viết chính tả - 1 HS khá đọc lại đoạn viết. GV hỏi: Nội dung của đoạn viết. (công việc của chị út và sự hồi hộp của chị khi nhận công việc...) - Cả lớp đọc thầm lại đoạn viết và tìm các từ dễ viết sai chính tả. - GV đọc cho HS luyện viết. VD: hớt hải, xách, chạy rầm rầm,... - GV đọc cho HS viết bài; chấm một số bài và nhận xét chung. 2. Hoạt động 2: Làm bài tập chính tả - GV ghi BT lên bảng; HS làm vào vở. 1 HS lên bảng làm bài. - HS cùng chữa bài trên bảng. Bài tập. Viết lại cho đúng tên các danh hiệu, giải thưởng, huy chương, kỉ niệm chương sau: - Giải thưởng: huy chương vàng. huy chương bạc, huy chương đồng - Danh hiệu: nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú, quả bóng vàng,.... - Kỉ niệm chương: vì sự nghiệp giáo dục,... 3. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học. - Về luyện viết lại bài chính tả. Thứ ba ngày 3 tháng 4 năm 2012 Tiếng Việt Luyện tập mở rộng vốn từ: Nam và nữ I. Mục tiêu: Củng cố, mở rộng vốn từ về phẩm chất đáng quý của phụ nữ Việt Nam; - Hs vận dụng và biết đặt câu với các câu tục ngữ đó. - GDHS tự giác làm bài. II. Các hoạt động dạy- học 1. Hoạt độn 1: Làm việc cá nhân - GV ghi các BT lên bảng. HS làm bàivào vở. - GV quan sát hướng dẫn HS làm bài. Bài 1. Tìm những từ chỉ phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam. Đặt 2- 3 câu với những từ ngữ vừa tìm được. Bài 2. Viết một đoạn văn ngắn khoảng 5- 7 câu kẻ về một người phụ nữ anh hùng hoặc một phụ nữ có tài, trong đoạn văn đó có các từ nói về phẩm chất của người phụ nữ. 2. Hoạt động 2: chữa bài - Bài 1: 2HS lên bảng thi tìm các từ ngữ chỉ phẩm chất của người phụ nữ và đặt câu. + HS và GV nhận xét bổ sung. VD: chăm chỉ, cần cù, chịu khó, nhân hậu, đảm đang, có đức tính hi sinh,... Mẹ em có dức tính hi sinh vì chồng, vì con. - Bài 2: 2 HS khá đọc bài làm; cả lớp và GV nhận xét. + HS yếu chỉ yêu cầu các em viết khoảng 3- 4 câu. (hoặc các em có thể đặt câu. 3. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học. - Về xem lại bài và chuẩn bị bài sau. ______________________________________ Tiếng Việt Ôn tập về tả cảnh I. Mục tiêu: Củng cố về cấu tạo bài văn tả cảnh. - HS biết vận dụng để lập dàn ý và viết một bài văn tả cảnh có đầy đủ ba phần. - GDHS biiết chăm sóc và bảo vệ cây trồng. II. Chuẩn bị: Bảng phụ ghi cấu tạo của bài văn tả cảnh. III. Các hoạt động dạy- học A. Bài cũ: Nêu cấu tạo của bài văn tả cảnh. - GV treo bảng phụ lên bảng; Gọi 1- 2 HS nhắc lại. B. Luyện tập Đề bài: Tả trường em trước buổi học. 1. Tìm hiểu đề - 2 HS đọc đề bài; GVhỏi: đề bài yêu cầu gì? - 2 HS nhắc lại cấu tạo của bài văn tả cảnh. 2. Lập dàn ý - HS dựa vào cấu tạo bài văn tả cảnh vả tự lập dàn ý vào vở. - GV quan sát, hướng dẫn HS làm bài. - 2 HS khá đọc dàn ý; GV nhận xét bổ sung. Ví dụ: Dàn ý * Mở bài: Giới thiệu trường em trước buổi học * Thân bài: - Tả bao quát: Tả từ xa đến gần. (từ xa ngôi trường thấp thoáng dưới những lùm cây, khi đến gần trường được bao bọc bởi lớp tường rào...) - Tả từng bộ phận của cảnh: cổng trường, sân trường, từng dãy nhà,... * Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về ngôi trường. 3. HS viết bài - HS dựa vào dàn bài viết bài vào vở. - GV quan sát giúp đỡ HS yếu làm bài. - Gọi 1- 2 HS khá đọc bài. GV nhận xét, chữa bài. C. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét đánh giá tiết học. - Về làm tiếp bài (Nếu chưa làm xong) _________________________________ Toán Luyện tập về phép cộng và phép trừ I. Mục tiêu: Tiếp tục củng cố kiến thức về phép cộng và phép trừ. Rèn cho HS TB và yếu kĩ năng cộng, trừ và vận dụng các tính chất. - HS vận dụng để làm các bài tập liên quan đến phép cộng và phép trừ. - GD tính cẩn thận, tự giác làm bài. II. Chuẩn bị: Vở BTT- Tập 2 III. Các hoạt động dạy- học A. Bài cũ: Nêu các tính chất của phép cộng và phép trừ. B. Luyện tập - HS làm các BT trong vở BTT- Tr92; 93. - GV quan sát hướng dẫn HS làm bài. Bài 1: HS tự làm bài vào vở. 3 HS lên bảng làm bài. - GV lưu ý cho HS yếu: cộng phân số với số tự nhiên. Củng cố MQH giữa phép cộng và phép trừ phân số với số tự nhiên; trừ phân số; cộng, trừcác số thập phân. Bài 2: HS nêu yêu cầu của BT và nêu cách làm đối với từng ý. - ýa: Vận dụng tính chất giao hoán, kết hợp của phép cộng. - ýb: Vận dụng tính chất của phép trừ; đưa về trừ một số cho một tổng. - HS làm bài vào vở; 2HS lên bảng làm bài. - HS nhận xét; GV chốt lại lời giải đúng. a) = = = 1 + 3 = 4 b) 98,54 - 41,82 - 35,72 = 98,54 - (41,82 + 35,72) = 98,54 - 77,54 = 21 Bài 3: HS đọc BT và làm vào vở. - HS khá nêu cách làm và chữa bài trên bảng. Số HS đạt loại khá và đạt loại giỏi là: ( HS toàn trường ) Số HS đạt loại TB là: (HS toàn trường); = 17,5% Số HS đạt loại TB chiếm 17,5% số HS toàn trường Số HS TB là: 400 x 17,5 : 100 = 70 (học sinh) Bài 4: HS tự làm vào vở và nêu cách làm. - b = 0 và a là một số bất kì thì a + b = a - b. C. Củng cố,dặn dò: GV nhận xét tiết học. - Về xem lại bài và CB bài sau. Thứ sáu ngày 6 tháng 4 năm 2012 Toán Ôn tập về phép chia I. Mục tiêu: Củng cố kĩ năng thực hiện phép nhân và phép chia. - HS biết vận dụng các kiến thức đã học để làm các BT liên quan đến phép nhân và phép chia. - GD tính cẩn thận, tự giác làm bài. II. Chuẩn bị: Vở BTT- Tập 2 III. Các hoạt động dạy- học A. Bài cũ: Nêu các tính chất của phép nhân. B. Luyện tập - HS làm các BT trong vở BTT- Tr 96; 97. - GV giúp đỡ HS yếu làm bài. Bài 1: HS tự làm vào vở. Gọi vài HS lên bảng làm. - HS nhận xét, chữa bài trên bảng. - GV nhận xét chốt lại kết quả đúng, Củng cố chia số tự nhiên cho số tự nhiên, chia số TP cho số TP, chia số TP cho số tự nhiên, chia hai phân số. Bài 2: HS tự làm bài vào vở. Gọi 2 HS đọc kết quả. - HS khác nhận xét và nêu cách nhân nhẩm một số với 10; 100; cách chia nhẩm một số cho 0,1; 0,01; cách chia nhẩm 1 số cho 0,25 và 0,5. Bài 3: HS nêu yêu cầu của BT. - HS khá nêu cách làm từng ý. Gv nhận xét và chốt lại cách làm + Cách 2: Đưa về chia một tổng cho một số. - HS tự làm vào vở. 4HS khá lên bảng làm. - HS cả lớp nhận xét, chữa bài. Chẳng hạn: a) Cách 1: = Cách 2: b) Cách 1: 0,9 : 0,25 + 1,05 : 0,25 = 3,6 + 4,2 = 7,8 Cách 2: 0,9 : 0,25 + 1,05 : 0,25 = (0,9 + 1,05) : 0,25 = 1,95 : 0,25 = 7,8 C. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học. - Về xem lại bài và Chuẩn bị bài sau. _____________________________ Tiếng Việt Ôn tập về văn tả cảnh I. Mục tiêu: Tiếp tục củng cố về văn tả cảnh. - Rèn kĩ năng dùng từ, diễn đạt câu và viết một bài văn có đủ 3 phần. - GD ý thức tự giác làm bài. II. Chuẩn bị: Bảng phụ III. Các hoạt động dạy- học Đề bài: Tả một ngày mới bắt đầu ở quê em. 1. Tìm hiểu đề - 2 HS đọc đề bài; Gv hỏi: Đề bài yêu cầu gì? (Tả một ngày mới bắt đầu ở quê em) - Tả một ngày mới là tả vào lúc nào trong ngày? (Tả vào lúc sáng sớm) - Gọi 1- 2 HS nhắc lại cấu tạo của bài văn tả cảnh. 2. Lập dàn ý - HS tự lập dàn bài vào vở. Gv quan sát giúp đỡ HS yếu cách lập dàn ý. - Gọi 2 HS khá đọc dàn ý; GV nhận xét, bổ sung. Ví dụ: Dàn ý * Mở bài: Em tả cảnh quê em khi một ngày mới bắt đầu. * Thân bài: - Khi trời mờ mờ sáng lác đác trên đường đã có người đi lại.... - Trời sáng hẳn mọi vật đều hiện lên, mọi hoạt động của một ngày mới bắt đầu. - Trên đường mọi người đi lại tấp nập. - Từng tốp HS vai đeo cặp tấp nập đến trường. - Các bác nông dân vội vã ra đồng làm việc,... * Kết bài: Cảnh một ngày mới ở quê em thật là nhộn nhịp vui vẻ... - Gọi 1-2 HS đọc dàn ý đã làm; GV nhận xét bổ sung. 3. HS làm bài - HS dựa vào dàn ý viết bài vào vở, - GV quan sát, giúp dỡ HS yếu làm bài. - Gọi 1- 2 HS khá đọc bài; GV nhận xét, chữa bài. 4. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét thu bài chấm. - Về ôn văn tả cảnh chuẩn bị viết bài tại lớp. Ngày tháng năm 2012 (Họ, tên và chữ ký của người duyệt) Toán Luyện tập về phép nhân I. Mục tiêu: Củng cố kĩ năng thực hiện phép nhân số tự nhiên, số thập phân và phân số. - HS biết vận dụng để làm các BT về các tính chất của phép nhân và giải toán liên quan. - GDHS tính cẩn thận, tự giác làm bài. II. Các hoạt động dạy - học 1. Hoạt động 1: Làm việc cá nhân - GV ghi BT lên bảng. HS làm b
File đính kèm:
- Tuan 31.doc