Giáo án lớp 5 - Tuần 3

I.Mục đích yêu cầu:

 - Nêu được những việc nên làm và không nên làmđể chăm sóc phụ nữ mang thai.

* GDKNS: - Đảm nhận trách nhiệm của bản thân với mẹ và em bé.

 - Cảm thông, chia sẻ và có ý thức giúp đỡ phụ nữ có thai.

PP : quan sát ,thảo luận ,đóng vai.

II. Đồ dùng:

 -Hình trang 12,13 sgk.

 III.Các hoạt động:

 

doc16 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1377 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 5 - Tuần 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ể trước lớp.
-Đặt câu hỏi trao đổi về nội dung ý nghĩa câu chuyện.
-Nhận xét bạn kể theo tiêu chí đánh giá chung.
- Bình chọn bạn kể hay.
-Nêu cảm nghĩ của mình về các việc làm tốt em đã chứng kiến, tham gia.
 TẬP ĐỌC
Bài 6 (6): LÒNG DÂN(Tiếp theo)
I.Mục đích yêu cầu:
1/.Đọc đúng ngữ điệu,biết ngắt giọng,thay đổi giọng đọc phù hợp với tính cách nhân vật và tình huống trong đoạn kịch.
2./ Hiểu nội dung,ý nghĩa vở kịch:Ca ngợi. mẹ con dì Năm dũng cảm mưu trí lừa giặc cứu cán bộ.
3/.Hiểu và tự hào về truyền thống yêu nước của nhân dân ta..
II.Đồ dùng -Tranh minh hoạ bài học
III.Các hoạt động:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Bài cũ: Gọi 1nhóm HS đọc bài Lòng dân phần 1 theo cách phân vai.
 NX,đánh giá,ghi điểm.
2.Bài mới:
2.1.Giới thiệu bài: -Cho HS quan sát tranh nhận biết các nhân vật trong vở kịch.
 2.2.Luyện đọc:
-Gọi HS khá đọc phần tiếp của vở kịch
-Chia phần tiếp của vở kịch thành 3 đoạn,cho HS đọc nối tiếp đoạn kết hợp giải nghĩa từ khó.
Lưu ý HS đọc đúng các từ địa phương:(tía;mầy,hổng,chỉ,nè…); 
 -GV đọcdiễn cảm toàn bộ phần 2 của vở kịch.
 2.3.Tìm hiểu bài:
 Tổ chức cho học sinh đọc thầm thảo luận và trả lời các câu hỏi trong sgk tr21.
Hỗ trợ HS trả lời câu 3 trong sgk:Vở kịch có tên là lòng dân vì vở kịch kịch thể hiện tấm lòng của người dân đối với cách mạng.Người dân tin yêu cách mạng,sẵn sàng xả thân để bảo vệ cách mạng.Lòng dân là chỗ dựa vững chắc nhất của cách mạng.
-GV chốt ý rút nội dung bài.(YC1)
 2.4.Luyện đọc diễn cảm:
-Nhắc lại cách đọc toàn vở kịch.Treo bảng phụ chép đoạn 1 của phần 2 vở kịch hướng dẫn đọc.
-Tổ chức cho HS luyện đọc diễn cảm theo cách phân vai trong nhóm, các nhóm thi đọc trước lớp.NX bạn đọc.GV NX đánh giá.
 3.Củng cố-Dặn dò:
Liên hệ GD: Em nhận xét gì về dì Năm và An?
Nhận xét tiết học.
-1 nhóm HS lên bảng,đọc.
-Lớp NX,bổ sung.
-Quan sát tranh chỉ các nhân vật trong vở kịch
-1HS khá đọc toàn bài.
-HS luyện đọc nối tiếp từng đoạn 
-Luyện phát âm các từ địa phương trong vở kịch…
-HS nghe,cảm nhận.
-HS đọc thầm thảo luận trả lời câu hỏi trong sgk,NX bổ sung,thống nhất ý đúng.
-HS phát biểu theo cảm nhận của bản thân.
-Nhắc lại nội dung bài.
-Học sinh luyện đọc trong nhóm.Thi đọc trước lớp.Nhận xét bạn đọc.
HS liên hệ phát biểu theo ý hiểu.
TOÁN
Bài 13 LUYỆN TẬP CHUNG
I.Mục đích yêu cầu:
 1/. HS biết thực hiện cộng ,trừ phân số,hỗn số. 
 2 / .Biết chuyển các số đo có hai tên đơn vị đo thành số có tên một đơn vị đo.
 3 / giải bài toán tìm một số biết giá trị một phân số của nó
 4/.GD tính cẩn thận,trình bày khoa học.
II.Đồ dùng:
 -Bảng nhóm ;bảng con
 III.Các hoạt động:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Bài cũ :
+HS 1:Thực hiện chuyển 2 phân số còn lại của BT2 tr 15 sgk thành hỗn số
+HS 2: làm bài tập 5 trang 15 sgk
-GV nhận xét,ghi điểm.
Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài:Giới thiệu,nêu yêu cầu tiết học.
Hoạt động2. Tổ chức cho HS lần lượt làm các bài luyện tập (trang 15-16 sgk)
Bài 1:Yêu cầu HS làm 2 phép tính ý a, ý b vào vở.Goi HS lên bảng chữa bài,GV NX, bổ sung. 
Bài 2:Cho HS làm ý a, ý b, vào vở.Gọi HS lên bảng chữa bài.GV NX bổ sung.
Bài 3: Cho HS làm bảng con.Nhận xét bảng con.(ý đúng: C)
Bài 4: Hướng dẫn mẫu như sgk.Yêu cầu Hs làm số đo 3,4 vào trong vở.Gọi 2HS lên bảng chữa bài. GVNhận xét chữa bài: Đáp án đúng: 8dm9cm = 8dm + dm = 8m; 12cm5mm=12cm+cm=12cm
 Bài 5 : Hướng dẫn HS làm.Cho HS làm vào vở.1 HS làm bảng nhóm.GV chấm chữa 
Giải: Quãng đường AB dài: 12:= 40( km)
 Đáp số:40 km
Hoạt động cuối:
Hệ thống bài
Dặn HS về nhà làm các ý còn lại của BT1,2,4 vào vở.
Nhận xét tiết học.
- 2HS lên bảng.làm bài.Lớp nhận xét bài trên bảng.Chữa bài.
HS lần lượt làm các bài tập trang 15,16 sgk
HS làm 2ý bài tập1.2 vào vở,4 HS chữa bài trên bảng.Nhận xét,bổ sung,sứa bài trong vở.
-HS ghi ý mình chọn vào bảng con.
-HS làm vào vở,2 HS lên bảng làm. Lớp nhận xét,chữa bài đúng vào vở.
-HS làm bài vào vở.NX bài trên bảng nhóm.Chữa bài thống nhất kết quả đúng:
 ĐỊA LÝ
 Bài 3 KHÍ HẬU
I.Mục đích yêu cầu: Giúp HS:
Nêu được một số đặc điểm chính của khí hậu Việt Nam.
Chỉ trên lược đồ ranh giới giữa 2 miền Nam Bắc;phân biệt sự khác nhau giữa khí hậu 2 miền Nam Bắc.
3. Nhận biết được bảng số liệu khí hậu ở mức độ đơn giản.
II.Đồ dùng : - Bản đồ địa lý tự nhiênViệt Nam;Quả địa cầu
 - Hình trong sgk.
III.Các hoạt động:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Bài cũ :HS1:Chỉ trên bản đồnhững dãy núi và đồng bằng lớn của nước ta?
 HS2:Kể tên một số loại khoáng sản của nước ta?
GV nhận xét.ghi điểm.
2.Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài:- Giới thiệu bài,nêu yêu cầu tiết học
Hoạt động2: Tìm hiểu đạc điểm khí hậu của nước ta bằng hoạt động thảo luận nhóm với quả địa cầu và hình trong sgk.Gọi đại diện nhóm lên bảng chỉ vị trí của nước ta trên quả địa cầu,trình bày kết quả thảo luận.nhận xét,bổ sung.
Kết luận:Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa:nhiệt độ cao.gió và mưa thay đổi theo mùa.
Hoạt động3: Tìm hiểu về sự khac biệt khí hậu giữa 2 miền Nam Bắc bằng trao đổi nhóm đôi.Yêu cầu HS chỉ vị trí dãy núi Bạch Mã trên bản đồ,đọc bảng số liệu trong sgkTrình bày kết quả trao đổi.nhận xét ,bổ sung.
Kết Luận:Khí hậu nước ta có sự khác nhau giữa nam và Bắc:miền Nam nống quanh năm có 2 mùa mưa ,nắng;miền Bắc có mùa đông lạnh và mưa phùn.
Hoạt động4: Tìm hiểu về sự ảnh hưởng của khí hậu đối với hoạt dộng sản xuất của người dân bằng thảo luận cả lớp.
Kết Luận: Khí hậu nước ta có nhiều thuận lợi cho cây cối phát triển xanh tươi nhưng cũng gây ra một số khó khăn như mưa lớn,lũ lụt hạn hán,bão có sức tàn phá lớn.
GDMT:Cần làm gì để hạn chế những tác hại trên?
Hoạt động cuối:
Hệ thống bài
Dặn HS học thuộc KL trong sgk
Nhận xét tiết học
-2HS lên bảng trả lời.Lớp nhận xét bổ sung.
HS theo dõi.
-HS đọc SGK,quan sát quả địa cầu.Chỉ vị trí nước ta trên lược đồ.Thảo luận
-Nhắc lại KL.
-HS thảo trao đổi nhóm đôi
-Chỉ vị trí của dãy núi Bạch Mã
-HS nhắc lại KL
-HS thảo luận phát biểu.Thống nhất ý kiến.
HS liên hệ phát biểu.
-HS đọc KL trong sgk tr74
Chiều Thứ tư ngày 10 tháng 9 năm 2014 Lớp 5c.
 LỊCH SỬ
 Bài 3 CUỘC PHẢN CÔNG Ở KINH THÀNH HUẾ
I.Mục đích yêu cầu: Giúp HS:
 1. 1Không yêu cầu tường thuật ,chỉ kể lại một số sự kiện về cuộc phản công ở kinh thành Huế.
 2. Biết trong nội bộ triều đình Huế lúc bấy giờ có hai phe chủ hòa và chủ chiến .Biết tên một số người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa lớn của phong trào Cần Vương.
 3.Nêu tên một số trường học mang tên những nhân vật đó.
 4. Trân trọng tự hào về truyền thống yêu nước ,bất khuất của dân tộc.
II.Đồ dùng:
-Lược đồ kinh thành Huế năm 1885;Bản đồ hành chính Việt Nam.
-Hình trong sgk.Phiếu học tập
III.Các hoạt động:
Hoạt động của giáo viên
HOẠT ĐÔNG CỦA HS
1.Bài cũ ::Nêu những đề nghị canh tân của Nguyễn Trường Tộ?
GV nhận xét ghi điểm
2Bài mới:.
Hoạt động 1: Giới thiệu bài:Giới thiệu bài,nêu yêu cầu tiết học.
Hoạt động2: Tổ chức hoạt động cả lớp:
-GV giới thiệu sơ bộ về bối cảnh nước ta sau khi triều đình nhà Nguyễn kí hiệp ước công nhận quyền đô hộ của thực dân Pháp trên toàn đất nước ta.
Hoạt động3: Chia lớp thành 4 nhóm,yêu cầu các nhóm thảo luận các theo câu hỏi trong PHT:
 N1:Phân biệt điểm khác nhau về chủ trương của phái chủ chiến và phái chủ hoà trong triều đình nhà Nguyễn?
 N2:Tôn Thất Thuyết đã làm gì để chuẩn bị chống Pháp?
 N3:Trước sự uy hiếp của kẻ thù,Tôn Thất Thuyết đã quyết định thế nào?
N4:Sau khi cuộc phản công ở Kinh thành Huế thất bại,Tôn Thất Thuyết đã làm gì?
 N5:Nêu ý nghĩa của cuộc phản công ở kinh thành Huế?
 -Gọi đại diện nhóm báo cáo,nhận xét.Chỉ lược đồ kinh thành Huế thuật sơ lược cuộc phản công ở kinh thành Huế,Chỉ vị trí tỉnh Quảng Trị trên bản đồ HCVN.
Kết Luận:Phái chủ hoà chủ thương hoà với Pháp;phái chủ chiến chủ trương chống pháp.Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi lên vùng rừng núi Quảng Trị lập căn cứ kháng chiến,Lấy danh nghĩa vua Hàm Nghi ra chiếu Cần Vương kêu gọi nhân dân đứng lên đánh Pháp.Điều này thể hiện lòng yêu nước của một số quan lại trong triều,khích lệ nhân dân đánh Pháp.
Hoạt động cuối:
-Hệ thống bài,yêu cầu HS kể tên một số người lãnh đạo của cuộc khởi nghĩa Cần Vương,một số trường học mang tên các nhân vật đó
-Dặn HS học theo câu hỏi tr 9sgk
-Nhận xét tiết học.
HS lên bảng trả lời.
Lớp nhận xét,bổ sung.
-HS theo dõi.
.HS theo dõi, .Đọc trong sgk.
HS đọc sgk thảo luận nhóm.
Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận.Lớp nhận xét,bổ sung.Thống nhất ý kiến.
-HS nhắc lại ý nghĩa của cuộc phản công ở kinh thành Huế:Với lòng yêu nước nồng nàn Tôn Thất Thuyết chủ trương cùng nhân dân tiếp tục chiến đấu chống thực dân Pháp,giành lại độc lập dân tộc
HS liên hệ phát biểu.
Luyện tập tiếng việt :Luyện tập từ đồng nghĩa.
I.Mục đích yêu cầu:
 1. HS tìm được các từ đồng nghĩa trong đoạn văn.;xếp được các từ vào các nhóm từ đồng nghĩa.
 2. Viết đựoc đoạn văn tả cảnh khoảng 5 câu trong đó có sử dụng các từ đồng nghĩa..
 3. GD tính cẩn thận,hợp tác nhóm trong học tập.
Bài tập:
Câu 1: Tìm từ đồng nghĩa trong các câu thơ sau:
a) Ôi Tổ quốc giang sơn hùng vĩ
 Đất anh hùng của thế kỉ hai mươi. (Tố Hữu)
b) Việt Nam đất nước ta ơi ! 
 Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn. (Nguyễn Đình Thi)
c) Đây suối Lê - nin, kia núi Mác
 Hai tay xây dựng một sơn hà. (Hồ Chí Minh)
d) Cờ đỏ sao vàng tung bay trước gió 
 Tiếng kèn kháng chiến vang dậy non sông. (Hồ Chí Minh)
Câu 2: Với mỗi nghĩa dưới đây của từ “xuân”, em hãy đặt một câu:
a) Mùa đầu của một năm , từ tháng riêng đến tháng ba (xuân là danh từ).
- @: ....................................................................................................................................................
b) Chỉ tuổi trẻ, sức trẻ (xuân là tính từ ).
- @: .....................................................................................................................................................
c) Chỉ một năm (xuân là danh từ ) .
- @: ...................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docGA Tuan 3.doc