Giáo án lớp 5 - Tuần 29 năm 2012
I. Mục tiêu: Tiếp tục củng cố về cách viết phân số, phân số bằng nhau, so sánh phân
số, quy đồng mẫu số các phân số.
- HS vận dụng để làm các bài tập về phân số.
II. Chuẩn bị: Vở BTT- Tập 2
III. Các hoạt động dạy- học
A. Bài cũ: Nêu cách so sánh 2 phân số khác mẫu số.
B. Luyện tập
tự làm ýa và b vào vở. 2 HS làm bài trên bảng. - HS nhận xét bài trên bảng. GV nhận xét chốt lại cách làm đúng. - ýc: Cách 2 hướng dẫn HS so sánh 2 phân số với 1. Chẳng hạn: 1. Vậy < Bài 5: HS đọc BT; GV gọi HS nêu cách làm. - So sánh các phân số có cùng tử số. - So sánh các phân số với 1. Ta viết được các phân số theo thứ tự từ bé đến lớn là: ; ; Tiết 2 1. Hoạt động 1: Làm việc cá nhân - GV ghi BT lên bảng. HS làm vào vở. - GV quan sát hướng dẫn HS làm bài. Bài 1. Quy đồng mẫu số các phân số: a) và b) và c) ; và Bài 2. Rút gọn phân số: a) b) c) d) Bài 3. Tìm các phân số bằng nhau trong các phân số sau: ; ; ; ; ; 2. Hoạt động 2: Chữa bài - Gọi vài HS làm bài trên bảng. HS nhận xét và nêu cách làm. - GV hỏi để củng cố về cách quy đồng mẫu số, cách rút gọn PS và phân số bằng nhau. C. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học. - Về ôn tập về số thập phân chuẩn bị cho tiết sau. Tiếng Việt Luyện đọc bài: Một vụ đắm tàu I. Mục tiêu: HS biết đọc diễn cảm bài văn. - Rèn đọc thầm, trả lời câu hỏi II. Chuẩn bị: Sách TV-Tập 2 III. Các hoạt động dạy- học 1. Hoạt động 1: Luyện đọc diễn cảm - 1 HS khá đọc bài văn. GV hướng dẫn cách đọc: + Đoạn 1: đọc giọng thong thả tâm tình. + Đoạn 2: đọc giọng nhanh hơn, căng thẳng ở những câu tả, kể: một con sóng ập tới, Ma-ri-ô bị thương, Giu-li-ét-ta hoảng hốt chạy lại... + Đoạn 3: gấp gáp căng thẳng, nhấn giọng các từ ngữ: khủng khiếp, phá thủng; lắng xuống ở câu: Hai tiếng đồng hồ trôi qua...con tàu chìm dần... + Đoạn 4: giọng hồi hộp, nhấn giọng những từ miêu tả: ôm chặt, khiếp sợ, sững sờ, thẫn thờ, tuyệt vọng,... chú ý những tiếng kêu: còn chỗ ch một đứa bé. Đứa nhỏ thôi! Nặng lắm rồi- kêu to, át tiếng sóng biển và những âm thanh hỗn loạn. + Đoạn 5: Lời Ma-ri-ô hét to: Giu-li-ét-ta, xuống đi! Bạn còn bố mẹ...giục giã, thốt lên tự đáy lòng. Hai câu kết- trầm lắng, bi tráng; lời Giu-li-ét-ta vĩnh biệt bạn nức nở, ngẹn ngào. - HS luyện đọc theo cặp. GV quan sát hướnh dẫn HS đọc. - Gọi vài HS thi đọc diễn cảm. - GV và cả lớp nhận xét chon bạn đọc hay nhất, diễn cảm nhất. 2. Hoạt động 2: Luyện đọc thầm và trả lời câu hỏi - HS đọc thầm lại bài văn và trả lời các câu hỏi sau: + Hoàn cảnh gia đình của Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta có những điểm gì khác nhau? + Vì sao tàu trở Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta lại chìm dần? a) tàu va vào đá ngầm b) máy móc bị trục trặc c) gặp bão lớn + Đọc kĩ bài văn và cho biết vì sao Giu-li-ét-ta lại tuyệt vọng khi xuất hiện con xuồng cứu nạn? + Tại sao Ma-ri-ô lại quýêt định nhường bạn xuống xuồng? a) vì Giu-li-ét-ta còn bố mẹ b) vì đàn ông luôn phải biết dành điều tốt cho phụ nữ c)vì cả hai lí do trên 3. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học. - Dặn HS về đọc lại bài. Thứ ba ngày 27 tháng 3 năm 2012 Tiếng Việt Ôn tập về dấu câu I. Mục tiêu: Ôn tập về các dấu câu đã học. (Dấu chấm, chấm hỏi, chấm than) - HS biết vận dụng để làm các bài tập. - GDHS ý thức tự giác làm bài. II. Các hoạt động dạy- học A. Bài cũ: Chúng ta đã được học những dấu câu nào? - Nêu tác dụng của dấu chấm, chấm hỏi, chấm than. II. Chuẩn bị: bảng phụ ghi sẵn 2 BT. B. Ôn tập 1. Hoạt động 1: Làm việc cá nhân - GV ghi các BT lên bảng. HS làm vào vở. GV quan sát hướng dẫn HS làm bài. Bài 1. Gạch dưới các dấu chấm, chấm hỏi, chấm than trong mẩu chuyện vui dưới đây và cho biết mỗi dấu câu ấy được dùng làm gì. Lí do Hai bệnh nhân nằm chung một phòng làm quen với nhau. Một anh nói: "Tôi là cảnh sát giữ trật tự trong trận bóng chiều qua. Trọng tài bắt tệ quá. Bọn hu-li-gân quậy phá quá chừng, khiến tôi phải vào đây. Thế còn anh, tại sao anh lại bị thương nặng như thế?" Anh kia băng bó khắp người, thều thào trả lời: "Tôi bị bọn càn quấy hành hung. Vì chính tôi là trọng tài trận bóng vừa qua!" Bài 2. Điền dấu câu thích hợp chỗ ( ) trong mẩu chuyện sau: Phục vụ khách hàng vô điều kiện Cửa hàng nọ quảng cáo là họ sẽ phục vụ vô điều kiện mọi nhu cầu khách hàng ( ) Có một người muốn mua đôi găng tay ( ) Người bán hàng đon đả hỏi: - Ngài thích màu nào ( ) - Màu đen ( ) - Găng tay dùng vào tiết đông hay tiết thu ( ) - Dùng vào mùa thu ( ) - Găng tay đeo khi đi bộ hay đi xe máy ( ) - Khi đi bộ ( ) - Găng tay đeo khi ngài mặc áo khoác ngoài nào ( ) Đến đây người mua không còn kiên nhẫn hơn được nữa, ông nổi khùng: - Đến bao giờ thì tôi mới có đôi găng tay đây ( ) Người bán hàng vẫn ngọt ngào, chậm rãi thưa lại: - Thưa ngài, có khi làphiền ngài hãy mang cái áo khoác ấy đến đây ( ) Cửa hàng chúng tôi tin rằng lúc đó ngài sẽ có 1 đôi găng tay vừa ý, mĩ mãn nhất( ) 2. Hoạt động 2: Chữa bài - 2 HS lên bảng làm bài tập. HS nhận xét, chữa. 3. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học. Về ôn bài chuẩn bị cho tiết sau. ___________________________________ Tiếng viêt Ôn tập văn tả cây cối I. Mục tiêu: Tiếp tục củng cố về văn tả cây cối. - Rèn kĩ năng dùng từ, diễn đạt câu và viết một bài văn tả cây cối có đủ 3 phần. - GD ý thức chăm sóc, bảo vệ cây cối. II. Chuẩn bị: Bảng phụ ghi cấu tạo bài văn tả cây cối. III. Các hoạt động dạy- học Đề bài: Tả một cây ăn quả mà em thích. 1. Tìm hiểu đề - HS đọc đề bài; GV hỏi: Đề bài yêu cầu gì? (Tả một cây ăn quả) - Gọi HS nhắc lại cấu tạo bài văn tả cây cối trên bảng phụ. HS tự lập dàn ý. - 2 HS đọc dàn ý; Cả lớp và GV nhận xét bổ sung. Ví dụ: Dàn ý * Mở bài: Giới thiệu cây ăn quả. (Đó là cây mít, trồng gần bể nước, do ông nội em trồng và trồng từ mấy năm trước.) * Thân bài: Tả bao quát: Cây cao khoảng 20 mét, cành lá sum sê,.. - Tả cụ thể từng bộ phận của cây: + Rễ cây trồi lên khỏi mặt đất, gốc cây xù sì, thân có nhiều mắt,... + Cành cây chĩa ra các phía,... + Quả sai trĩu từ gốc lên đến ngọn, ... * Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về cây mít. 2. HS viết bài - HS viết bài vào vở. - GV quan sát nhắc nhở HS yếu làm bài. - 2 HS khá đọc bài làm. - GV nhận xét sửa bài cho HS (về bố cục bài văn, cách dùng từ, diễn đạt câu,...) 3. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét, đánh giá tiết học. - Về viết tiếp bài (nếu chưa viết xong). __________________________________ Toán Ôn tập về số thập phân I. Mục tiêu: Củng cố cách đọc, viết, so sánh số thập phân; cách viết PS thập phân dưới dạng số thập phân. - Rèn kĩ năng đọc, viết số thập phân và làm các BT liên quan. - GDHS tính cẩn thận, tự giác làmbài. II. Chuẩn bị: Vở BTT- Tập 2 III. Các hoạt động dạy- học A. Bài cũ: nêu cách đọc, viết số thập phân. B. Luyện tập - HS làm các BT trong vở BTT- Tr79; 80. GV quan sát hướng dẫn HS làm bài. Bài 1: HS tự làm vào vở; 2 HS làm trên bảng - Vài HS đọc bài làm và nhận xét bài trên bảng. Củng cố cách đọc số thập phân và hàng của số thập phân. Bài 2: HS làm vào vở. Gọi 2 HS đọc bài làm. - GV ghi kết quả lên bảng. HS nhận xét, chữa. Củng cố cách viết số thập phân. Bài 3: HS đọc BT và nêu cách làm. - HS làm bài vào vở. 3 HS lên bảng làm bài. Củng cố cách viết phân số thập phân dưới dạng số thập phân. Bài 4: HS nêu cách so sánh hai số thập phân và làm vào vở. - 1 HS lên bảng làm bài. HS nhận xét bài trên bảng và đổi vở cho nhau kiểm tra. Bài 5: Gọi 1 HS trả lời. HS khác nhận xét. - Khoanh vào số 2,5 C. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học. Dặn HS về xem lại bài và CB bài sau. Thứ sáu ngày 30 tháng 3 năm 2012 Toán Ôn tập về đo độ dài và đo khối lượng I. Mục tiêu: Củng cố bảng đơn vị đo độ dài và đo khối lượng; mối quan hệ của các đơn vị đo và cách chuyển đổi các đơn vị đo độ dài và đo khối lượng. - HS vận dụng các kiến thức đã học để làm các bài tập. - GDHS ý thức cẩn thận, tự giác làm bài. II. Chuẩn bị: Vở BTT- Tập 2 III. Các hoạt động dạy- học A. Bài cũ: Gọi HS hoàn chỉnh bài 1 trong vở BT- Tr81; 82. B. Luyện tập - HS làm các BT trong vở BTT- Tr 83. - GV hướng dẫn HS cách làm. Bài 1: Gọi HS nhắc lại mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài. - 2 HS lên bảng làm; HS khác làm vào vở. - HS nhận xét, chữa bài Chẳng hạn: 4km 397m = 4,397km; 8m 6dm = 8,6m Củng cố cách chuyển đổi các đơn vị đo độ dài dưới dạng số thập phân. Bài 2: HS nhắc lại mối quan hệ giữa các đơn vị đo khối lượng. - HS tự làm bài vào vở. 1 HS lên bảng làm bài. - HS nhận xét bài trên bảng và đổi vở cho nhau kiểm tra. VD: 1kg 52g = 1,052kg; 3tấn 85kg = 3,085kg Củng cố cách chuyển đổi đơn vị đo khối lượng dưới dạng số thập phân. Bài 3: HS nêu yêu cầu của BT và làm vào vở. - GV gợi ý HS yếu: Muốn đổi từ đơn vị lớn sang đơn vị nhỏ ta làm thế nào? Chẳng hạn: đổi từ m -> cm ta lấy số đó nhân với 100,... - 1 HS lên bảng làm. HS nhận xét bài trên bảng. - GV nhận xét chốt lại kết quả đúng. Bài 4: Tiến hành tương tự bài 3 - GV hỏi HS khá: Muốn đổi từ đơn vị bé sang đơn vị lớn ta làm thế nào? Chẳng hạn: đổi từ m -> km ta lấy số đó chia cho 1000,... C. Củng cố, dặn dò: GV gọi HS nhắc lại các đơn vị đo độ dài và đo khối lượng và mối quan hệ giữa các đơn vị đo. - GV nhận xét tiết học. Về ôn các đơn vị đo diện tích CB tiết sau ôn tập. _____________________________________ Tiếng Việt Ôn tập về văn tả cây cối I. Mục tiêu: Tiếp tục củng cố về văn tả cây cối. - Rèn kĩ năng dùng từ, diễn đạt câu và viết một bàivan hoàn chỉnh có đủ 3 phần. - GD ý thức chăm sóc, bảo vệ cây cối. II. Chuẩn bị: Bảng phụ ghi sẵn cấu tạo của bài văn tả cây cối. III. Các hoạt động dạy- học Đề bài: Tả một cây hoa mà em thích. 1. Tìm hiểu đề - HS đọc đề bài. GV hỏi: Đề bài yêu cầu gì? (tả một cây hoa) - 2 HS nêu cấu tạo bài văn tả cây cối trên bảng phụ. HS tự lập dàn ý. - 2 HS đọc dàn ý- GV nhận xét, bổ sung. Dàn ý * Mở bài: Giới thiệu cây hoa sẽ tả. (cây hoa đó là cây hoa hồng; trồng ở góc vườn; ... * Thân bài: - Tả bao quát: Hoa hồng thường mọc thành từng khóm, mỗi khóm khoảng 5- 6 cây; cao khoảng 1m;... - Tả cụ thể từng bộ phận: + Thân to hơn chiếc đũa ăn cơm. Cành đâm ra tua tủa. + Lá mhỏ, hìmh trái tim màu xanh xung quanh có viền răng cưa. + Hoa to bằng cái chen uống trà,... Mùi thơm toả ra ngào ngạt,... - Tác động của con người, nắng gió, ong bướm tác động đến cây hoa. * Kết luận: Em rất thích cây hồng... 2. HS làm bài - HS tự làm bài vào vở.
File đính kèm:
- Tuan 29.doc