Giáo án lớp 5 tuần 26 năm 2013 - 2014

I/ Mục tiêu:

Giúp HS:

-Biết thực hiện phép nhân số đo thời gian với một số.

-Vận dụng vào giải đúng các bài toán thực tiễn.

II/ Đồ dùng dạy học:

- GV: Bảng phụ, phấn màu

- HS: Vở, nháp

III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:

1-Kiểm tra bài cũ:

Cho HS làm vào bảng con BT 3 tiết trước.

2-Bài mới:

2.1-Giới thiệu bài:

 GV nêu mục tiêu của tiết học.

 2.2-Kiến thức:

 

doc32 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1462 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 5 tuần 26 năm 2013 - 2014, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ữa lại. 
-HS đọc lại bài của mình và tự chữa lỗi.
-HS đổi bài soát lỗi.
-HS nghe.
-HS trao đổi, thảo luận.
-HS viết lại đoạn văn mà các em thấy chưa hài lòng.
-Một số HS trình bày.
3- Củng cố – dặn dò: (5’)
GV nhận xét giờ học, tuyên dương những HS viết bài tốt. Dặn HS chuẩn bị bài sau.
………………….........................................
Khoa học
$52: Sự sinh sản 
của thực vật có hoa
I/ Mục tiêu: 
Sau bài học, HS biết:
	-Nói về sự thụ phấn, sự thụ tinh, sự hình thành hạt và quả.
	-Phân biệt hoa thụ phấn nhờ côn trùng và hao thụ phấn nhờ gió.
II/ Đồ dùng dạy học:
-Hình trang 106, 107 SGK.
-Sưu tầm hoa thật hoặc tranh ảnh về hoa.
III/ Các hoạt động dạy học:
1-Giới thiệu bài: 
GV giới thiệu bài, ghi đầu bài lên bảng. 
	2-Hoạt động 1: (13’) Thực hành làm BT xử lí thông tin trong SGK.
*Mục tiêu: HS nói được về sự thụ phấn, sự thụ tinh, sự hình thành hạt và quả.
*Cách tiến hành:
-Bước 1: Làm việc theo cặp.
-GV yêu cầu HS đọc thông tin trang 106 SGK và chỉ vào hình 1 để nói với nhau về: sự thụ phấn, sự thụ tinh, sự hình thành hạt và quả.
-Bước 2: Làm việc cả lớp
+Từng nhóm trình bày kết quả thảo luận.
+Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung.
-Bước 3: Làm việc cá nhân
+ GV yêu cầu HS làm các BT trang 106 SGK.
+ Mời một số HS chữa bài tập.
-HS trao đổi theo hướng dẫn của GV.
-HS trình bày.
Đáp án: 
 1-a ; 2-b ; 3-b ; 4-a ; 5-b
3-Hoạt động 2: (9’) Trò chơi “ Ghép chữ vào hình”
*Mục tiêu: Củng cố cho HS kiến thức về sự thụ phấn, thụ tinh của thực vật có hoa.
 *Cách tiến hành:
-Bước 1: HS chơi ghép chữ vào hình cho phù hợp theo nhóm 7.
GV phát cho các nhóm sơ đồ sự thụ phấn của hoa lưỡng tính và các thẻ có ghi sẵn chú thích. HS thi đua gắn, nhóm nào xong thì mang lên bảng dán.
-Bước 2: Làm việc cả lớp
+Từng nhóm giới thiệu sơ đồ có gắn chú thích của nhóm mình.
+GV nhận xét, khen ngợi nhóm nào làm nhanh và đúng.
4-Hoạt động 3: (10’) Thảo luận
*Mục tiêu: HS phân biệt được hoa thụ phấn nhờ côn trùng và hoa thụ phấn nhờ gió.
*Cách tiến hành: 
	-Bước 1: Làm việc theo nhóm 4
	+Các nhóm thảo luận câu hỏi trang 107 SGK.
	+Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát các hình trang 107 SGK và các hoa thật sưu tầm được đồng thời chỉ ra hoa nào thụ phán nhờ gió, hoa nào thụ phấn nhờ côn trùng.
	-Bước 2: Làm việc cả lớp
	+Đại diện từng nhóm lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
	+Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung.
	3-Củng cố, dặn dò: (5’)
GV nhận xét giờ học. Nhắc HS học bài và chuẩn bị bài sau.
…………………….......................................
Tuần 26
Ngày soạn 9/3
Thứ ba, ngày 11 tháng 3 năm 2014
Luyện từ và câu
$47: Mở rộng vốn từ: Truyền thống
I/ Mục tiêu:
Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ về truyền thống dân tộc, bảo vệ và phát huy truyền thống dân tộc. Từ đó, biết thực hành sử dụng các từ ngữ đó để đặt câu.
II/ Đồ dùng dạy học:
 -Từ điển học sinh hoặc một vài trang phô tô phục vụ bài học.
 -Bảng nhóm, bút dạ…
III/ Các hoạt động dạy học:
 	1-Kiểm tra bài cũ: HS nhắc lại ND cần ghi nhớ về liên kết câu bằng cách thay thế từ ngữ sau đó làm lại BT 2 (phần luyện tập) của tiết LTVC trước.
2- Dạy bài mới:
2.1-Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC của tiết học.
2.2- Hướng dẫn HS làm bài tập:
*Bài tập 1 (81):
-Mời 1 HS nêu yêu cầu. 
-Cho HS làm việc cá nhân.
-Mời một số học sinh trình bày.
-Cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
*Bài tập 2 (82):
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-GV hướng dẫn HS cách làm.
-GV cho HS làm vào vở.
-Mời một số HS trình bày kết quả. 
-HS khác nhận xét, bổ sung.
-GV chốt lại lời giải đúng.
*Bài tập 3 (82):
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-Cho HS làm bài theo nhóm 7, ghi kết quả thảo luận vào bảng nhóm.
-Mời một số nhóm trình bày.
-Cả lớp và GV nhận xét, kết luận lời giải đúng.
*Lời giải :
c) Lối sống và nếp nghĩ đã hình thành từ lâu đời và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
*Lời giải:
a) truyền nghề, truyền ngôi, truyền thống.
b) truyền bá, truyền hình, truyền tin, truyền tụng.
c) truyền máu, truyền nhiễm.
*VD về lời giải:
-Những từ ngữ chỉ người gợi nhớ đến lịch sử và truyền thống dân tộc: các vua Hùng, cậu bé làng Gióng, Hoàng Diệu, Phan Thanh Giản.
-Những từ ngữ chỉ sư vật gợi nhớ đến lịch sử và truyền thống dân tộc: nắm tro bếp thuở các vua Hùng dựng nước, mũi tên đồng Cổ Loa, con dao cắt rốn bằng đá của cậu bé làng Gióng, Vườn Cà bên sông Hồng, thanh gươm giữ thành Hà Nội,…
	3-Củng cố, dặn dò: -GV nhận xét giờ học.
	 -Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
……………..................................................
Kể chuyện
$26: Kể chuyện đã nghe đã đọc
I/ Mục tiêu:
 1-Rèn kĩ năng nói:
 -Biết kể bằng lời của mình một câu chuyện đã nghe, đã đọc về truyền thống hiếu học hoặc truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam.
 -Hiểu câu chuyện, biết trao đổi với các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
 2-Rèn kĩ năng nghe: Nghe lời bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.
II/ Đồ dùng dạy học:
-Một số truyện, sách, báo liên quan.
-Bảng phụ ghi tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện.
III/ Các hoạt động dạy học:
	1-Kiểm tra bài cũ: (5’)
	HS kể lại chuyện Vì muôn dân, trả lời câu hỏi về ý nghĩa câu chuyện.
	2-Bài mới:
	2.1-Giới thiệu bài: 
GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
	2.2-Hướng dẫn HS kể chuyện:
a) Hướng dẫn HS hiểu đúng yêu cầu của đề: (5’)
-Mời một HS đọc yêu cầu của đề.
-GV gạch chân những chữ quan trọng trong đề bài ( đã viết sẵn trên bảng lớp ).
-Mời 4 HS đọc gợi ý 1, 2,3, 4 trong SGK. 
-GV nhắc HS: nên kể những câu chuyện đã nghe hoặc đã đọc ngoài chương trình….
-GV kiểm tra việc chuẩn bị của HS.
-Cho HS nối tiếp nói tên câu chuyện sẽ kể.
b) HS thực hành kể truyện, trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu truyện. (20’)
-Cho HS gạch đầu dòng trên giấy nháp dàn ý sơ lược của câu chuyện.
-Cho HS kể chuyện theo cặp, trao đổi về nhân vật, chi tiết, ý nghĩa chuyện .
-GV quan sát cách kể chuyện của HS các nhóm, uốn nắn, giúp đỡ các em. GV nhắc HS chú ý kể tự nhiên, theo trình tự. Với những truyện dài, các em chỉ cần kể 1-2 đoạn.
-Cho HS thi kể chuyện trước lớp:
+Đại diện các nhóm lên thi kể.
+Mỗi HS thi kể xong đều trao đổi với bạn về nội dung, ý nghĩa truyện.
-Cả lớp và GV nhận xét, tính điểm, bình chọn: 
+Bạn kể chuyện hay nhất.
+Bạn kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn nhất.
-HS đọc đề.
Kể một câu truyện em đã nghe hay đã đọc nói về truyền thống hiếu học hoặc truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam.
-HS đọc.
-HS nói tên câu chuyện mình sẽ kể.
-HS kể chuyện theo cặp. Trao đổi với với bạn về nhận vật, chi tiết, ý nghĩa câu chuyện.
-HS thi kể chuyện trước lớp.
-Trao đổi với bạn về nội dung ý nghĩa câu chuyện.
	3- Củng cố, dặn dò: (5’)
	-GV nhận xét giờ học.
-Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện các em đã tập kể ở lớp cho người thân nghe.
…………………..........................................
Ngày soạn 10/3
Thứ tư, ngày 12 tháng 3 năm 2014
Tập làm văn
$51: Tập viết đoạn đối thoại
I/ Mục tiêu:
	-Biết viết tiếp các lời đối thoại để hoàn chỉnh một đoạn đối thoại trong kịch.
	-Biết phân vai đọc lại hoặc diễn thử màn kịch
II/ Đồ dùng dạy học: -Bút dạ, bảng nhóm.
-Tranh minh hoạ bài. Một số vật dụng để sắm vai diễn kịch.
III/ Các hoạt động dạy học:
1- Kiểm tra bài cũ: (5’)
Hoc sinh đọc và phân vai diễn lại đoạn kịch Xin thái sư tha cho!
1-Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
2-Hướng dẫn HS luyện tập: (25’)
*Bài tập 1: -Mời 1 HS đọc bài 1.
-Cả lớp đọc thầm trích đoạn của truyện Thái sư Trần Thủ Độ.
*Bài tập 2:
-Mời 3 HS nối tiếp nhau đọc nội dung bài tập 2. Cả lớp đọc thầm.
-GV nhắc HS:
+SGK đã cho sẵn gợi ý về nhân vật, cảnh trí, thời gian, lời đối thoại giữa Trần Thủ Độ và phu nhân. Nhiệm vụ của các em là viết tiếp các lời đối thoại (dựa theo 6 gợi ý) để hoàn chỉnh màn kịch.
+Khi viết, chú ý thể hiện tính cách của hai nhân vật: Thái sư Trần Thủ Độ phu nhân và người quân hiệu. 
-Một HS đọc lại 6 gợi ý về lời đối thoại.
-HS viết bài vào bảng nhóm theo nhóm 4.
-GV tới từng nhóm giúp đỡ, uốn nắn HS.
-Đại diện các nhóm lên đọc lời đối thoại của nhóm mình.
-Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn nhóm soạn kịch giỏi nhất viết được những lời đối thoại hợp lí, hay và thú vị nhất.
*Bài tập 3:
-Một HS đọc yêu cầu của BT3.
-GV nhắc các nhóm có thể đọc phân vai hoặc diễn thử màn kịch.
-Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn.
-HS đọc.
-HS nối tiếp đọc yêu cầu.
-HS nghe.
-HS viết theo nhóm 4.
-HS thi trình bày lời đối thoại.
-HS thực hiện như hướng dẫn của GV.
3-Củng cố, dặn dò: (5’) -GV nhận xét giờ học. 
 	 -Dặn HS viết dàn ý chưa đạt về nhà sửa lại dàn ý ; cả lớp chuẩn bị viết hoàn chỉnh bài văn tả đồ vật trong tiết TLV tới.
………………………........................................
Chính tả (nghe – viết)
$26: Lịch sử ngày Quốc tế Lao động
I/ Mục tiêu:
 -Nghe và viết đúng chính tả Lịch sử Ngày Quốc tế Lao động. 
	-Ôn lại để nắm chắc quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài, làm đúng các bài tập.
II/ Đồ dùng daỵ học:
-Giấy khổ to viết sẵn quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài.
-2 tờ phiếu học tập khổ to để làm BT 2.
III/ Các hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ: (5’)HS viết vào bảng con những từ : Sác – lơ Đác uyn, A - đam, …
2.Bài mới:
2.1.Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2.2-Hướng dẫn HS nghe – viết: (17’)
- GV Đọc bài viết.
+ Bài chính tả nói điều gì?
- Cho HS đọc thầm lại bài.
- GV đọc những từ khó, dễ viết sai cho HS viết bảng con: Chi-ca-gô, Niu Y-ooc, Ban-ti-mo, Pít-sbơ-nơ,…
- Em hãy nêu cách trình bày bài? 
- GV đọc từng câu (ý) cho HS viết.
- GV đọc lại toàn bài. 
- GV thu một số bài để chấm.
- Nhận xét chung.
- GV dán lên bảng tờ phiếu đã viết quy tắc viết hoa tên người tên địa lí nước ngoài. Mời 1 HS lấy VD là các tên riêng vừa viết trong bài để minh hoạ.
-HS theo dõi SGK.
-Bài chính tả giải thích lịch sử ra đời của Ngày Quốc tế Lao động 1-5.
- HS viết bảng con.
- HS viết bài.
- HS soát bài.
2.3- Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:(8’)
* Bài tập 2:
- Mời một HS đọc ND BT2, một HS đọc phần chú giải.
-Cho cả lớp làm bài cá nhân. GV phát bút dạ và phiếu HT cho 2 HS làm.
-Mời HS phát biểu ý kiến. GV mời 2 HS làm trên phiếu dán 

File đính kèm:

  • docTuan 26.doc
Giáo án liên quan