Giáo án lớp 5 tuần 23 năm 2013 - 2014

I. Mục đích, yêu cầu

- Biết đọc diễn cảm bài văn, giọng đọc phù hợp với tính cách của nhân vật.

 - Hiểu được quan án là người thông minh, có tài xử kiện.

- Trả lời được 3 câu hỏi trong SGK.

II. Đồ dùng dạy học

- Tranh minh họa trong SGK.

- Bảng phụ viết đoạn: Quan nói sư cụ biện lễ cúng phật đến đành nhận tội.

III. Hoạt động dạy học

 

doc34 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1603 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 5 tuần 23 năm 2013 - 2014, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
4/ Củng cố 
Gọi học sinh nêu lại tựa bài. 
Giáo viên giáo dục học sinh biết tiết kiệm điện…
- Xã hội ngày càng phát triển, cuộc sống của con người luôn cần năng lượng điện. Tuy nhiên để mọi người, mọi nhà đều có điện để sữ dung thì mỗi người chúng ta phải sử dụng tiết kiệm điện.
5/ Dặn dò 
- Nhận xét tiết học. 
- Xem lại bài học.
- Chuẩn bị bài Lắp mạch điện đơn giản.
- Hát vui.
- HS được chỉ định trả lời câu hỏi.
- Nhắc tựa bài.
- Thảo luận và tiếp nối nhau trả lời. 
- Nhận xét, bổ sung.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm hoạt động theo yêu cầu:
 + Đồng hồ, máy tính, ti-vi, …
 + Pin, do nhà máy điện cung cấp.
 + Làm máy móc và đồ dùng hoạt động.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Nhận xét, bổ sung.
- Chú ý và thực hiện theo yêu cầu dưới sự điều khiển của nhóm trưởng.
- Nhận xét và bình chọn nhóm thắng cuộc.
- Tiếp nối nhau đọc.
Học sinh nêu.
Chú ý theo dõi.
CHÍNH TẢ
 Nhớ-viết
Cao Bằng
***
I. Mục tiêu
	- Nhớ - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài thơ.
	- Nắm vững quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam và viết hoa đúng tên người, tên địa lí Việt Nam (BT2, BT3).
BVMT: - GV giúp HS thấy được vẻ đẹp kì vĩ của cảnh vật Cao Bằng; của cửa gió Tùng Chinh (Đoạn thơ BT 3), từ đó có ý thức giữ gìn bảo vệ những cảnh đẹp của đất nước.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ viết các câu văn trong BT2 (có chừa chỗ để điền). 
III. Hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1/ Ổn định 
2/ Kiểm tra bài cũ 
- Viết lại từ viết sai trong bài chính tả Hà Nội.
- Nhận xét, ghi điểm.
3/ Bài mới
- Giới thiệu: Các em sẽ nhớ để viết đúng bài chính tả Cao Bằng đồng thời củng cố quy tắc viết tên người, tên địa lí Việt Nam.
- Ghi bảng tựa bài.
* Hướng dẫn nghe - viết 
- Yêu cầu 4 khổ thơ đầu trong bài Cao Bằng.
- Yêu cầu nêu nội dung của bài.
- Yêu cầu đọc thầm bài chính tả, chú ý cách trình bày thơ, những chữ cần viết hoa, những từ dễ viết sai, từ ngữ khó và hướng dẫn cách viết.
- Nhắc nhở:
 + Ngồi viết đúng tư thế. Viết chữ đúng khổ quy định.
 + Trình bày sạch sẽ, đúng theo hình thức thơ.
- Yêu cầu HS gấp sách và nhớ để viết cho chính xác. 
- Yêu cầu tự soát lỗi.
- Chấm chữa 8 bài và yêu cầu soát lỗi theo cặp.
- Nêu nhận xét chung và chữa lỗi phổ biến.
* Hướng dẫn làm bài tập
- Bài tập 2 : 
 + Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 2.
 + Yêu cầu nêu quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam.
 + Yêu cầu làm vào vở.
 + Treo bảng phụ, tổ chức trò chơi "Tiếp sức":
 . Chia lớp thành nhóm 4, mỗi nhóm cử 5 bạn tham gia trò chơi.
 . Yêu cầu điền vào chỗ trống trong câu văn.
+ Nhận xét, tuyên dương nhóm thực hiện nhanh và đúng; chỉnh sửa cho hoàn chỉnh. 
- Bài tập 3 : 
 + Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 3.
 + Giới thiệu các địa danh trong bài: Tùng Chinh, Pù Mo, Pù Xai và hỗ trợ: Tìm những tên riêng có trong bài, xác định xem tên riêng nào viết sai chính tả và viết lại cho đúng.
 + Yêu cầu làm vào vở, 1 HS làm trên bảng.
 + Nhận xét, sửa chữa.
BVMT: - GV giúp HS thấy được vẻ đẹp kì vĩ của cảnh vật Cao Bằng; của cửa gió Tùng Chinh từ đó có ý thức giữ gìn bảo vệ những cảnh đẹp của đất nước
4/ Củng cố 
- Yêu cầu nêu quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam.
- Nắm vững quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam, các em sẽ vận dụng để viết đúng chính tả cũng như khi viết tên trong văn bản.
5/ Dặn dò 
- Nhận xét tiết học.
- Làm lại BT vào vở và viết lại nhiều lần cho đúng những từ ngữ đã viết sai.
- Chuẩn bị bài CT nghe - viết Núi non hùng vĩ.
- Hát vui.
- HS được chỉ định thực hiện theo yêu cầu.
- Nhắc tựa bài.
- 2 HS đọc to, lớp theo dõi.
- Tiếp nối nhau phát biểu.
- Thực hiện theo yêu cầu đồng thời nêu những từ ngữ khó và viết vào nháp.
- Chú ý.
- Gấp SGK, nhớ và viết theo tốc độ quy định.
- Tự soát và chữa lỗi.
- Đổi vở với bạn để soát lỗi.
- Chữa lỗi vào vở.
- 2 HS đọc to, lớp đọc thầm.
- Tiếp nối nhau trình bày.
- Thực hiện theo yêu cầu.
- Nghe phổ biến và cử bạn tham gia trò chơi theo yêu cầu.
- Nhận xét, bình chọn nhóm thắng cuộc.
- 2 HS đọc to, lớp đọc thầm.
- Chú ý.
- Thực hiện theo yêu cầu.
- Nhận xét, bổ sung.
- Tiếp nối nhau đọc.
Ngày dạy: Thứ tư,………………
TẬP ĐỌC
Chú đi tuần
*******
I. Mục đích, yêu cầu
	- Biết đọc diễn cảm bài thơ.
 	- Hiểu được hi sinh thầm lặng, bảo vệ cuộc sống bình yên của các chú đi tuần.
	- Trả lời được 3 câu hỏi đầu và thuộc những câu thơ yêu thích trong SGK.
- HS khá giỏi cần biết thêm:
 + Hoàn cảnh ra đời của bài thơ và nghĩa các từ ngữ trong bài.
 + Thuộc được toàn bộ bài thơ.
II. Đồ dùng dạy học
	- Tranh minh họa trong SGK. 
	- Bảng phụ viết đoạn: Gió hun hút lạnh lùng đến … Giấc ngủ có ngon không.
III. Hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
1/ Ổn định 
2/ Kiểm tra bài cũ 
- Yêu cầu 4 HS đọc phân vai bài Phân xử tài tình và trả lời câu hỏi sau bài. 
- Nhận xét, ghi điểm.
3/ Bài mới
- Giới thiệu: Cho xem tranh và giới thiệu: Bài Chú đi tuần sẽ cho các em thấy tình cảm và mong ước của các chú công an đối với học snh miền Nam đang học nội trú ở trương miền Bắc. 
- Ghi bảng tựa bài.
* Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài 
a) Luyện đọc
- HS khá giỏi đọc toàn bài.
- Yêu cầu từng nhóm 4 HS nối tiếp nhau đọc.
- Kết hợp sửa lỗi phát âm và giải nghĩa từ mới, từ khó.
- Yêu cầu đọc lại toàn bài.
- Đọc mẫu diễn cảm bài thơ.
b) Tìm hiểu bài 
- Yêu cầu đọc thầm bài thơ và trả lời câu hỏi:
 + Người chiến sĩ đi tuần trong hoàn cảnh nào ?
+ Đêm khuya, gió rét, mọi người ngủ ngon.
+ Tình cảm và mong ước của các chiến sĩ đối với các cháu HS được thể hiện qua những chi tiết và từ ngữ nào ?
+ Mai các cháu … đến hết bài
- Nhận xét và chốt ý sao mỗi câu trả lời.
c) Luyện đọc diễn cảm 
- Hướng dẫn đọc: giọng nhẹ nhàng, trầm lắng, thiết tha; ba dòng cuối đọc nhanh hơn.
- Yêu cầu 4 HS nối tiếp nhau đọc diễn cảm.
- Treo bảng phụ và đọc mẫu.
- Tổ chức thi đọc diễn cảm.
- Nhận xét, tuyên dương HS đọc hay.
- Yêu cầu đọc nhẩm để thuộc lòng 3 khổ thơ, HS khá giỏi thuộc toàn bộ bài thơ.
- Tùy theo đối tượng, tổ chức thi đọc thuộc lòng.
- Nhận xét, ghi điểm HS đọc thuộc.
4/ Củng cố 
- Yêu cầu HS Nêu nội dung, ý nghĩa của bài thơ.
- Nhận xét, chốt ý và ghi nội dung bài.
- Không chỉ các bạn HS trong bài thơ mà ngay cả chính các em cũng được các cô chú luôn yêu thương và bảo vệ cuộc sống bình yên, hạnh phúc.
 5/ Dặn dò 
- Nhận xét tiết học.
- Học thuộc lòng các khổ thơ theo yêu cầu và trả lời các câu hỏi sau bài.
- Chuẩn bị bài Luật tục xưa của người Ê-đê.
- Hát vui.
- HS được chỉ đỉnh thực hiện theo yêu cầu.
- Quan sát tranh và lắng nghe.
- Nhắc tựa bài.
- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm.
- Từng nhóm 4 HS nối tiếp nhau đọc.
- Luyện đọc từ khó, đọc thầm chú giải và nêu những từ ngữ cần giải đáp.
- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm.
- Lắng nghe.
- Đọc thầm và tiếp nối nhau trả lời 
- Nhận xét, bổ sung.
Đọc thầm và tiếp nối nhau trả lời 
- Nhận xét, bổ sung.
Đọc thầm và tiếp nối nhau trả lời 
- Nhận xét, bổ sung.
- Chú ý.
- 4 HS nối tiếp đọc diễn cảm.
- Lắng nghe.
- Xung phong thi đọc.
- Nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt.
- Tùy theo đối tượng, đọc nhẩm để thuộc theo yêu cầu.
- Xung phong thi đọc thuộc lòng.
- Nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt.
- Tiếp nối nhau trả lời và nhắc lại nội dung 
Theo dõi.
TẬP LÀM VĂN
Lập chương trình hoạt động
*******
I. Mục đích, yêu cầu
 Lập được một chương trình hoạt động tập thể góp phần giữ gìn trật tự, an ninh (theo gợi ý SGK).
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục
- Hợp tác (ý thức tập thể, làm việc nhóm, hoàn thành chương trình hoạt động). 
- Thể hiện sự tự tin.
- Đảm nhận trách nhiệm.
III. Các phương pháp/kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng
- Trao đổi cùng bạn để góp ý cho chương trình (mỗi học sinh tự viết).
- Đối thoại (với các thuyết trình viên
IV. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ viết vắn tắt cấu trúc 3 phần của chương trình hoạt động. 
- Bảng nhóm. 
V. Hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
1/ Ổn định 
2/ Kiểm tra bài cũ: 
- Yêu cầu HS trình bày bài văn đã viết lại ở nhà.
- Nhận xét, ghi điểm.
3/ Bài mới
- Giới thiệu: Bài Lập chương trình hoạt động sẽ giúp các em củng cố và nắm vững kiến thức đã học về cấu trúc của chương trình hoạt động thông qua việc lập chương trình hoạt động tập thể góp phần giữ gìn trật tự, an ninh.
- Ghi bảng tựa bài.
* Lập chương trình hoạt động
a) Tìm hiểu yêu cầu đề bài: 
- Ghi bảng đề bài, yêu cầu HS đọc đề bài và gợi ý trong SGK. 
- Hỗ trợ:
 + Chọn một trong năm hoạt động đã nêu, nên chọn hoạt động đã biết, đã tham gia hoặc dựa vào kinh nghiệm tham gia các hoạt động khác để lập chương trình hoạt động.
 + Khi lập chương trình hoạt động, em cần tưởng tượng mình là liên đội trưởng của một liên đội.
- Yêu cầu đọc thầm đề bài, suy nghĩ, chọn và giới thiệu một hoạt động để lập chương trình.
b) Lập chương trình hoạt động: 
- Treo bảng phụ ghi vắn tắt cấu trúc của chương trình hoạt động.
- Gợi ý: Viết vắn tắt ý chính, khi trình bày miệng mới nói thành câu.
- Yêu cầu lớp lập chương trình hoạt động vào vở, phát bảng nhóm cho 2 HS thực hiện.
- Yêu cầu trình bày bài làm.
- Nhận xét, ghi điểm từng chương trình hoạt động và giữ lại trên bảng chương trình hoạt động tốt nhất để bổ sung cho hoàn chỉnh.
- Yêu cầu dựa theo góp ý chung để tự chỉnh sửa chương trình hoạt động của mình.
4/ Củng cố 
- Yêu cầu nhắc lại cấu trúc của chương trình hoạt động. 
- KNS: Thông qua chương trình hoạt động tập thể đã lập trong tiết học này, các em sẽ vận dụng để lập những chương trình hoạt động cho tập thể, cho gia đình.
5/ Dặn dò 
- Nhận xét tiết học.
- Hoàn chỉnh lại chương trình hoạt động chưa đạt ở nhà.
- Xem lại cấu tạo của bài văn kể chuyện để chuẩn bị cho tiết Trả bài văn kể chuyện.
- Hát vui.
- HS được chỉ định thực hiện.
- Nhắc tựa bài.
- 2 HS đọc to, lớp đọc thầm.
- Chú ý.
- Tiếp nối nhau giới thiệu.
- 2 HS đọc to, lớp đọc thầm.
- Chú ý.
- Lập chương trình hoạt động theo yêu cầu.
- Treo bảng nhóm và nối tiếp nhau trình bày.
- Nhận xét, góp ý.
- Thực hiện theo yêu cầu.
- Tiếp nối nhau phát biểu.
TOÁN
Luyện tập
*****
I.

File đính kèm:

  • docGiao_an_lop_5_tuan_23_nam_2013__2014.doc