Giáo án lớp 5 - Tuần 23 năm 2011

I. Mục tiêu: Củng cố cách đọc, viết các số đo xăng- ti- mét- khối; đề- xi- mét khối.

- Rèn kĩ năng chuyển đổi và giải các bài tập có liên quan đến xăng- ti- mét- khối và đề- xi- mét khối.

- GDHS tính cẩn thận, tự giác làm bài.

II. Chuẩn bị: Vở BTT- Tập 2

III. Các hoạt động dạy- học

A. Bài cũ: Nêu kí hiệu và mối quan hệ giữa xăng- ti- mét- khối và đề- xi- mét khối.

B. Luyện tập

 

doc8 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1552 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 5 - Tuần 23 năm 2011, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các bài tập lên bảng. HS làm bài vào vở.
- GV quan sát, giúp đỡ hS làm bài.
Bài 1.a) Đúng ghi Đ, sai ghi S:
 6,503cm3 đọc là:
- Sáu phẩy năm mươi ba xăng- ti- mét khối.
- Sáu phẩy năm trăm linh ba xăng- ti- mét khối.
- Sáu phẩy năm linh ba xăng- ti- mét khối.
Bài 2. Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
a) 5dm3 = …cm3
 14dm3 = …cm3
 3,2dm3 = …cm3
 12,37dm3 = …cm3 
b) 45000cm3 = …dm3
 7600cm3 = …dm3
 68764cm3 = …dm3
 5760cm3 = …dm3
Bài 3. Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
a) dm3 = …cm3
 4dm3 375cm3 = …cm3
 2dm3 13cm3 = …cm3
 5dm3 703cm3 = …dm3
 6dm3 24cm3 = …dm3
b) dm3 = …cm3
 9dm3 7cm3 = …cm3
 15dm315cm3 = …cm3
 15dm3 5cm3 = …dm3
 428cm3 = …dm3
C. Củng cố, dặn dò: GV hệ thống bài và nhận xét tiết học.
- Dặn HS về xem lại bài .
_____________________________________
Tiếng việt
Luyện đọc bài Phân xử tài tình
I. Mục tiêu: Rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho HS.
- Rèn kĩ năng đọc thầm, trả lời câu hỏi.
II. Các hoạt động dạy- học
1. Hoạt động 1: Luyện đọc diễn cảm
- 1 HS khá, giỏi đọc toàn bài. GV hướng dẫn cách đọc: Giọng đọc nhẹ nhàng, chậm rãi, thể hiện niềm khâm phục trí thông minh, tài xử kiện của viên quan án; chuyển đổi giọng linh hoạt cho phù hợp với đặc điểm của từng đoạn: kể, đối thoại. đọc phân biệt lời các nhân vật:
 + Giọng người dẫn chuyện: rõ ràng, rành mạch. Biểu thị cảm xúc khâm phục, trân trọng.
 + Lời bẩm báo của hai người đàn bà: giọng mếu máo, ấm ức, đau khổ.
 + Lời quan án: ôn tồn mà đĩnh đạc, uy nghiêm.
- HS luyện đọc theo nhóm (4 HS) đọc theo cách phân vai (người dẫn chuyện, hai người đàn bà bán vải, quan án)
- Vài nhóm thi đọc diễn cảm. GV và cả lớp nhận xét chọn nhóm đọc hay nhất.
2. Luyện đọc thầm và trả lời câu hỏi
- HS đọc thầm và trả lời các câu hỏi sau:
 + Vì sao khi tấm lụa bị xé đôi, người chủ của tấm lụa lại bật khóc?
 + Hình ảnh chú tiểu vừa chạy vừa hé bàn tay cầm thóc ra xem thóc đã nảy mầm chưa gợi cho em nhớ đến câu tục ngữ nào trong các câu sau:
 a) Há miệng mắc quai.
 b) Có tật giật mình.
 c) Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ.
 + Qua hai mẩu chuyện trên, em nghĩ quan án là người như thế nào?
3. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét, đánh giá tiết học.
- Dặn HS về luyện đọc lại bài.
Thứ ba ngày 7 tháng 2 năm 2012
Tiếng việt
Luyện tập kể chuyện đã nghe, đã đọc
 Đề bài: Kể một câu chuyện em đã nghe hoặc đã đọc về những người đã góp sức bảo vệ trật tự, an ninh.
I. Mục tiêu: Rèn kĩ năng kể bằng lời kể của mình một câu chuyện đã nghe, đã đọc về một người đã góp sức mình bảo vệ trật tự, an ninh.
- Hiểu câu chuyện, biết trao đổi với bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
II. Chuẩn bị: 1 câu chuyện nói về 1 người đã góp sức bảo vệ trật tự, an ninh.
III. Các hoạt động dạy- học
1. Hướng dẫn HS kể chuyện
a) Hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu của đề bài
- Một HS đọc đề bài, GV gạch dưới những từ cần chú ý: đã nghe, đã đọc, góp sức bảo vệ trật tự, an ninh.
- GV lưu ý HS: chọn đúng một câu chuyện em đã nghe hoặc đã đọc ở trong SGK hoặc trong truyện thiếu nhi, truyện danh nhân, truyện người tốt việc tốt… nói về những nhân vật đã góp sức mình bảo vệ trật tự, an ninh.
- Gv kiểm tra việc chuẩn bị của HS.
- Gọi 1 số HS nối tiếp nhau giới thiệu câu chuyện mình sẽ kể. VD: Tôi muốn kể câu chuyện về chiến công của một nhà tình báo thời kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Ông là Vũ Ngọc Nhạ….
b) HS thực hành kể chuyện và trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
- HS kể chuyện theo nhóm đôi và trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
- GV quan sát, giúp đỡ HS yếu.
- HS thi kể chuyện trước lớp: GV gọi 2- 3 HS kể chuyện, mỗi HS kể xong đều phải nói ý nghĩa câu chuyện.
- GV và cả lớp nhận xét, bình chọm bạn kể chuyện hay nhất.
2. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về kể lại câu chuyện cho người khác nghe.
________________________________________
Tiếng viết
Luyện viết chính tả: Nghe - viết
I. Mục tiêu: Nghe - viết đúng một đoạn trong bài Phân xử tài tình (Từ Chùa ta mất tiền...hết bài); viết đúng hình thức bài văn xuôi.
- HS làm BT chính tả: Viết đúng tên người tên địa lí Việt Nam.
- GDHS ý thức giữ gìn VSCĐ.
II. Chuẩn bị: Sách TV- Tập 2; vở ô li.
III. Các hoạt động dạy - học
1. Luyện viết chính tả
- GV đọc mẫu đoạn văn; 1 HS đọc bài.
- HS trả lời CH: Quan án đã tìm kẻ lấy trộm tiền của nhà chùa như TN? (Mỗi người cầm trong tay một nắm thóc đã ngâm nước rồi vừa chạy vừa đàn, vừa niệm phật,...)
- HS đọc thầm đoạn văn, tìm những chữ khó dễ viết sai chính tả.
- GV đọc cho HS luyện viết. VD: sư vãi, trong chùa, Phật, trong tay, ngay gian, sẽ rõ,..
- Đọc bài cho HS luyện viết.
- Đọc cho HS soát lỗi, ghi chữa lỗi ra lề vở.
- Chấm một số bài, nhận xét và chữa những lỗi HS viết sai nhiều.
2. Làm BT chính tả
- GV ghi BT trên bảng; HS xác định yêu cầu của BT và làm vào vở.
- 1 HS lên bảng làm; HS nhận xét, chữa bài.
Bài tập: Viết lại cho đúng tên thôn, xã, huyện, tỉnh nơi em ở.
- Viết họ, tên các bạn trong tổ em.
3. Củng cố, dặn dò: Gv nhận xét tiết học.
- HS về viết lại bài và làm BT (nếu chưa làm xong).
____________________________________
Toán
Luyện tập về mét khối
I. Mục tiêu: Củng cố cách đọc, viết mét khối, mối quan hệ giữa mét khối, đề- xi- mét khối và xăng- ti- mét khối.
- HS vận dụng để làm các bài tập có liên quan.
- GDHS tính cẩn thận, tự giác làm bài.
II. Chuẩn bị: vở BTT- Tập 2
III. Các hoạt động dạy- học
A. Bài cũ: Nêu mối quan hệ giữa mét khối, đề- xi- mét khối, xăng- ti- mét khối.
B. Luyện tập
- HS làm các bài tập trong vở BTT- Tr32; 33
- GV quan sát giúp đỡ HS làm bài.
Bài 1: HS tự làm vào vở.GV kẻ lên bảng, gọi 1 HS làm trên bảng lớp.
- HS nhận xét, chữa.
 Củng cố cách đọc, viết các số đo theo đơn vị mét khối.
Bài 2: HS dựa vào mối quan hệ giữa m3 - dm3; m3- cm3.
- HS làm bài vào vở. 2 HS lên bảng làm bài.
- GV gợi ý HS yếu: Đổi từ m3 dm3 ta nhân số đó với 1000; Đổi từ m3 cm3 ta nhận số đó với 1000000.
- HS nhận xét bài trên bảng và chữa (nếu làm sai)
	Củng cố cách chuyển đổi đơn vị đo m3- dm3; m3- cm3; dm3- cm3.
Bài 3: HS tự làm vào vở. Gọi 1 HS trả lời.
- HS khác nhận xét, chữa.
- GV nhận xét chốt lại đáp án đúng. a- Đ; b- S; c- Đ.
C. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học.
Thứ sáu ngày 10 tháng 2 năm 2012
Toán
Luyện tập về thể tích hình hộp chữ nhật và hình lập phương 
I. Mục tiêu: Củng cố cách tính và công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật và hính lập phương.
- HS vận dụng công thức để giải một số bài tập có liên quan.
- GDHS tính cẩn thận, tự giác làm bài.
II. Chuẩn bị: Vở BTT- Tập 2.
III. Các hoạt động dạy- học
A. Bài cũ: Nêu công thức tính thể tích của hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
B. Luyện tập
- HS làm các bài tập trong vở BTT- Tr 36; 37.
- GV quan tâm giúp đỡ HS yếu.
Bài 1: GV kẻ bảng như trong vở BT lên bảng. Gọi 1 HS lên bảng làm bài.
- HS cả lớp làm vào vở.
- HS nhận xét và chữa bài trên bảng.
	Củng cố cách tính diện tích một mặt, diện tích toàn phần và thể tích của hình lập phương.
Bài 2: 1 HS đọc BT, cả lớp đọc thầm và làm bài vào vở.
- Gọi 1 HS khá lên bảng làm bài. GV gợi ý HS dựa vào công thức tính thể tích của hình hộp chữ nhật và thể tích của hình lập phương để làm bài.
Bài giải
a) Thể tích của hình hộp chữ nhật là: 2,2 x 0,8 x 0,6 = 1,056 (m3)
Cạnh của hình lập phương là: (2,2 + 0,8) : 2 = 1,5 (m)
Thể tích của hình lập phương là: 1,5 x 1,5 x 1,5 - 3,375 (m3)
1,056m3 = 1056dm3 ; 3,375m3 = 3375dm3
b) Thể tích của hình lập phương lớn hơn và lớn hơn số đề- xi- mét là:
3375 - 1056 = 2319 (dm3)
 Đáp số: a)1,056m3; 3,375m3; b) 2319dm3
Bài 3: HS đọc BT và tự làmvào vở. 1 HS lêm bảng làm bài.
- HS nhận xét bài trên bảng và nêu cách làm.
- GV nhận xét chố lại kết quả đúng. Đáp số: 33,75 kg
C. Củng cố, dặn dò: GV hệ thống lại bài và nhận xét tiết học.
- Về xem lại bài và chuẩn bị bài LTC.
___________________________________
Tiếng việt
Luyện tập nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ
I. Mục tiêu: Củng cố câu ghép thể hiện mối quan hệ tăng tiến.
- HS biết vận dụng để làm các bài tập.
II. Các hoạt động dạy- học
A. Bài cũ: Nêu các quan hệ từ và cặp quan hệ từ thể hiện quan hệ tăng tiến.
B. Luyện tập
1. Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
- GV ghi các bài tập lên bảng. HS xác định yêu cầu và làm vào vở.
- GV quan sát hướng dẫn HS yếu làm bài.
Bài 1. Đặt 3 câu có QHT hoặc cặp QHT thể hiện mối quan hệ tăng tiến. Gạch dưới các QHT hoặc cặp QHT đó. Xác định chủ ngữ, vị ngữ ở từng vế câu.
Bài 2. Điền các QHT thích hợp vào chỗ chấm để được câu ghép thể hiện mối quan hệ tăng tiến.
a) … Lan học giỏi … bạn ấy còn hát rất hay.
b) … hoa đào đẹp … nó còn tượng trưng cho mùa xuân ở miền Bắc.
c) Mai … chăm chỉ học tập…bạn ấy còn rất chăm làm.
Bài 3. Viết một đoạn văn ngắn khoảng 5- 7 câu nói về những người đã góp sức mình bảo vệ trật tự, an ninh cho Tổ quốc. (Dành cho HS khá)
2. Hoạt động 2: Chữa bài
- Bài 1 và 2. gọi 2 HS lên bảng làm. HS nhận xét, chữa.
- Bài 3: Gọi 1 HS khá, giỏi trình bày bài. GV nhận xét và chữa bài.
3. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về xem lại bài và làm tiếp bài (Nếu chưa làm xong)
	 Ngày tháng năm 2012
 (Họ, tên và chữ ký của người duyệt)
Luyện tập về thể tích hình hộp chữ nhật và hình lập phương 
I. Mục tiêu: Củng cố cách tính và công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật và hính lập phương.
- HS vận dụng công thức để giải một số bài tập có liên quan.
- GDHS tính cẩn thận, tự giác làm bài.
II. Chuẩn bị: Vở BTT- Tập 2.
III. Các hoạt động dạy- học
A. Bài cũ: Nêu công thức tính thể tích của hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
B. Luyện tập
- HS làm các BT trong vở BTT- Tr 34; 35.
- GV quan sát, giúp đỡ HS làm bài.
Bài 1: HS dựa vào công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật, tính KQ và điền vào vở.
- Gọi 1 HS đọc kết quả. HS khác nhận xét.
	Kết quả: 120cm3; 4,95m3; dm3
Bài 2: HS tính thể tích của từng hình, sau đó so sánh thể tích của hai hình đó.
	Thể tích của hình A là: 1,5 x 0,8 x 1 = 1,2 (m3)
	Thể tích của hình B là: 0,8 x 1 x 1,5 = 1,2 (m3)
	 Thể tích của hính A bằng thể tích của hình B.
Bài 3: HS quan sát hình vẽ và tự làm vào vở.
- GV hỏi : Muốn tính thể tích của khối gỗ ta có thể làm như thế nào? (Chia khối gỗ t

File đính kèm:

  • docTuan 23.doc
Giáo án liên quan