Giáo án lớp 5 - Tuần 20 năm 2011

I. Mục tiêu: Củng cố cách tính chu vi hình tròn .

- HS biết vận dụng quy tắc, công thức để làm các bài tập.

- Giáo dục cho HS tính tích cực, tự giác làm bài.

II. Chuẩn bị: vở BTT- Tập 2

III. Các hoạt động dạy- học

A. Bài cũ: Nêu quy tắc, công thức tính chu vi hình tròn.

B. Luyện tập

 

doc8 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1477 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 5 - Tuần 20 năm 2011, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MB ta được tam giác MAB có diện tích 6cm2 . Tìm chu vi, diện tích hình tròn đường kính AB.
 Gợi ý: Tìm độ dài đường kính AB (6 x 2 : 2 = 6); tìm bán kính; tìm chu vi, diện tích.
Tiết 2
1. GV ghi các bài tập lên bảng. HS đọc xác định yêu cầu của từng bài và làm vào vở.
- GV quan tâm giúp đỡ HS yếu.
Bài 1. Tính chu vi của hình tròn có bán kính là 1cm 4mm; 1,5dm.
- Tính chu vi hình tròn có đường kính là 5 cm.
Bài 2. Đường kính của một bánh xe đạp của bạn An là 0,56m.
a) Tính chu vi của bánh xe đó.
b) Bạn An sẽ đi được bao nhiêu mét nếu bánh xe đó lăn trên mặt đất được 300 vòng?
Bài 3. Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng: 
a) Chu vi của hình tròn có đường kính d = 2,4dm là: 
 A. 75,36dm
B. 735,6dm
C. 15,072dm
D. 7,536dm
b) Chu vi hình tròn có bán kính r = 3,75cm là;
 A. 11,775cm
B. 235,5cm
C. 23,55cm
D. 25,35cm
c) Chu vi hình tròn có bán kính r = 2m là:
 A. 13,345m
B. 14,13m
C. 3,14m
D. 7,065m
Bài 4 (HS khá, giỏi) Diện tích của một hình tròn sẽ thay đổi thế nào nếu ta tăng bán kính của nó lên 3 lần.
2. Gọi vài HS lên bảng làm bài 1 và 2; HS nhận xét, chữa.
- Bài 3 gọi HS trả lời, HS khác nhận xét. Đáp án: a- D; b- C; c- B
C. Củng cố, dặn dò: Gv nhận xét tiết học.
- Về xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
Tiếng việt
Luyện đọc bài Thái sư Trần Thủ Độ
I. Mục tiêu:- Luyện đọc diễn cảm và đọc thầm trả lời câu hỏi.
- HS đọc đúng được lời các nhân vật trong câu chuyện.
II. Chuẩn bị: Sách tiếng việt tập 2, Vở TV buổi chiều.
III. Các hoạt động dạy- học
1. Hoạt động 1: Luyện đọc diễn cảm
- 1 HS khá, giỏi đọc bài. GV hướng dẫn cách đọc:
 + Đoạn 1: đọc với giọng chậm rãi, rõ ràng.
 + Đoạn 2: lời Linh Từ Quốc Mẫu ấm ức; lời Trần Thủ Độ ôn tồn, điềm đạm.
 + Đoạn 3: lời viên quan tâu với vua tha thiết; lời vua chân thành, tin cậy; lời Trần Thủ Độ trầm ngâm, thành thật, gây ấn tượng bất ngờ về cách ứng xử của Trần Thủ Độ.
- HS luyện đọc theo nhóm theo cách phân vai.
- GV quan sát, hướng dẫn các nhóm đọc.
- Gọi một số nhóm thi đọc trước lớp.
- Cả lớp và GV nhận xét chọn nhóm đọc hay nhất.
2. Hoạt động 2: Luyện đọc thầm và trả lời câu hỏi
- HS đọc bài và trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1. Bài tập đọc kể mấy câu chuyện về thái sư Trần Thủ Độ?
 a. Hai b.Ba
Câu 2. Trong câu chuyện thứ nhất, theo em, cuối cùng người xin chức câu đương có được làm chức này không?
 a. Có b. Không
Câu 3. Trong câu chuyện thứ hai, người quân hiệu đã làm tốt việc gì?
 a. Không cho Linh Từ Quốc Mẫu ngồi kiệu đi qua thềm cấm.
 b. Cho Linh Từ Quốc Mẫu ngồi kiệu đi qua thềm cấm.
 c. ở chức thấp mà biết giữ phép nước.
Câu 4. Trong câu chuyện thứ ba, viên quan đúng ở điểm nào?
 a. Thái sư chuyên quyền thì không tốt cho xã tắc.
 b. Thái sư làm thay cho vua là không tốt cho xã tắc.
 c. Vua mà không làm gì cả là không tốt cho xã tắc.
- Gọi vài HS nêu đáp án của các câu hỏi; GV nhận xét chốt lại đáp án đúng. 
3. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về luyện đọc lại bài.
Thứ ba ngày 10 tháng 1 năm 2012
Tiếng việt
Luyện tập mở rộng vốn từ: Công dân
I. Mục tiêu: Củng cố, mở rộng vốn từ thuộc chủ điểm Công dân.
- Biết cách dùng một số từ ngữ thuộc chủ điểm Công dân.
II. Các hoạt động dạy- học
1 Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
- GV ghi các bài tập lên bảng; HS xác định yêu cầu của bài tập và làm vào vở.
- GV quan sát, giúp đỡ mọi HS làm bài.
Bài 1. Nối các từ ở cột bên trái với từ ở cột bên phải để tạo nên các từ ghép có nghĩa:
công
dân
nông
quỹ
ngư
 cộng
lâm
viên
 nhân
văn
 công
 nhân
 nông
 nghiệp
 ngư
dụng
 lâm
binh
 thương
 trường
Bài 2. Đặt câu với mỗi từ vừa nối được ở bài 1.
2. Hoạt động 2: Chữa bài
- Bài 1: gọi 1 HS lên bảng nối, HS cả lớp nhận xét bổ sung. GV giải nghĩa một số từ
- Bài 2: gọi 3 HS lên bảng thi đua làm bài. GV, HS nhận xét về cách đặt câu của từng HS. Tuyên dương HS đặt được nhiều câu hơn và đặt dúng ngữ pháp.
3. Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét, đánh giá tiết học. Dặn HS về xem lại bài.
___________________________________
Tiếng việt
Luyện tập tả người
I. Mục tiêu: Củng cố kĩ năng viết một bài văn tả người.
- Rèn kĩ năng dùng từ, diễn đạt câu và viết một bài văn có đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài. 
II. Chuẩn bị: Bảng phụ ghi sẵn dàn ý bài văn tả người.
III. Các hoạt động dạy- học
A. Bài cũ: Nêu cấu tạo của bài văn tả người.
B. Bài mới
 Đề bài: Tả một nghệ sĩ hài mà em yêu thích.
1. Hướng dẫn HS tìm hiểu đề
- GV ghi đề bài lên bảng; gọi 1- 2 HS đọc,cả lớp đọc thầm.
- GV hỏi: Đề bài yêu cầu gì? GV gạch chân dưới các từ nghệ sĩ hài, yêu thích.
 + Khi tả một nghệ sĩ hài em cần tả những gì? (tả ngoại hình và tả những nét hài hước của nghệ sĩ khi biểu diễn,…)
- GV treo bảng phụ đã ghi sẵn dàn ý bài văn tả người lên bảng gọi 1- 2 HS đọc lại. 
2. HS làm bài vào vở- GV quan sát hướng dẫn HS yếu làm bài.
3. Trình bày bài: Gọi vài HS đọc bài; GV hướng dẫn HS nhận xét về cấu tạo bài văn, cách dùng từ, diễn đạt câu, cách sắp xếp ý trong bài văn.
C. Củng cố, dặn dò: Gv nhận xét tiết học.
- Dặn HS về viết tiếp bài (nếu chưa làm xong) 
Toán
Luyện tập về tính diện tích hình tròn
I. Mục tiêu: Củng cố cách tính diện tích hình tròn.
- HS biết vận dụng quy tắc công thức để làm các bài tập.
- Giáo dục HS tính tích cực, tự giác làm bài.
II. Chuẩn bị: Vở BTT- Tập 2
III. Các hoạt động dạy- học
A. Bài cũ: Nêu quy tắc, công thức tính diện tích hình tròn.
B. Luyện tập
- HS làm các bài tập trong vở BTT- Tr 13 và14
- GV quan tâm giúp đỡ HS yếu.
Bài 1: Gv kẻ bảng như trong vở BTT lên bảng.
- HS tính toán và điền kết quả vào từng ô trống. 1 HS lên bảng làm bài.
- HS nhận xét bài trên bảng và nêu cách làm.
 Kết quả: 16,6106cm2; 0,1256dm2; 0,785m2
Bài 2: GV kẻ bảng như trong vở BTT lên bảng.
- GV hỏi: Muốn tính được diện tích của hình tròn khi biết độ dài của đường kính ta làm thế nào? (ta tìm bán kính và vận dụng công thức để tính)
- HS làm bài vào vở; Gọi 1 HS lên bảng làm.
 HS nhận xét và chữa bài trên bảng.
 Kết quả: 52,7834cm2; 271,5786dm2; 0,1256m2
Bài 3: 1 HS đọc BT, cả lớp đọc thầm và làm vào vở.
- 1 HS lên bảng làm bài. GV hướng dẫn HS yếu làm bài.
- HS nhận xét, chữa bài trên bảng.
Bài giải
 Diện tích của sàn diễn đó là:
6,5 x 6,5 x 3,14 = 132,665m2
Đáp số: 132,665m2
C. Củng cố, dặn dò: GV và HS hệ thống lại bài.
- GV nhận xét, đánh giá tiết học.
- Dặn HS về xem lại bài.
Thứ sáu ngày 13 tháng 1 năm 2012
Toán
Luyện tập về biểu đồ hình quạt
I. Mục tiêu: HS biết cách đọc và phân tích, xử lí số liệu trên biếu đồ hình quạt.
- HS biết vận dụng để làm các bài tập và vận dụng vào thực tế.
II. Chuẩn bị: com pa; vở bài tập toán- Tập 2.
III. Các hoạt động dạy- học
A. Bài cũ: Chúng ta đã học những loại biểu đồ nào? (Biểu đồ cột, biểu đồ tranh, biểu đồ hình quạt).
- Các loại biểu đồ này có gì khác nhau?
B. Luyện tập
- HS làm các bài tập trong vở BTT- Tr 16 và17.
- GV quan sát giúp đỡ HS yếu.
Bài 1: GV vẽ hình như trong vở BTT lên bảng. Gọi 1 HS lên bảng làm bài.
- HS quan sát và làm bài vào vở.
- Gọi HS nhận xét và chữa bài trên bảng. GV chốt lại lời giải đúng.
a) Số HS đi bộ là 50% 20 em
b) Số HS đi xe đạp là 25% 10 em
c) Số HS được HS chở bằng xe máy là 20% 8 em
d) Số HS được đi dến trường bằng ô tô là 5% 2 em
Bài 2: Tiến hành tương tự bài 1
a) Số HS cổ động viên của đội Sóc Nâu là 19 học sinh.
b) Số cổ động viên của đội Thỏ Trắng là 6 học sinh.
c) Số cổ động viên của đội Hươu Vàng gấp 2 lần số cổ động viên của đội Gấu Đen.
C. Củng cố,dặn dò: Gv và HS hệ thống lại bài.
- GV nhận xét tiết học và dặn HS về ôn lại cách tính diện tích các hình đã học.
_______________________________
Tiếng việt
Luyện tập nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ
I. Mục tiêu: Củng cố cách nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ.
- HS biết dùng các quan hệ từ và cặp quan hệ từ để đặt câu ghép.
II. Các hoạt động dạy học
A. Bài cũ: Kể những quan hệ từ và cặp quan hệ từ thường được dùng trong câu ghép.
B Bài mới
1. Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
- GV ghi các BT lên bảng. HS xác định yêu cầu của từng bài và làm vào vở.
- GV quan sát hướng dẫn HS làm bài.
- GV quan tâm đến HS yếu khi làm bài.
Bài 1. Đặt câu ghép có quan hệ từ: còn, nhưng. Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong từng vế của các câu ghép đó.
Bài 2. Đặt câu ghép với các quan hệ từ: Nừu… thì…; Tuy… nhưng …; Vì … nên…
Xác định từng vế của câu ghép và chủ ngữ, vị ngữ trong từng vế câu ghép.
Bài 3. Viết một đoạn văn 5- 7 câu nói về học tập, trong đoạn văn đó có ít nhất 1-2 câu ghép có từ quan hệ hoặc cặp từ quan hệ. (Dành cho HS khá, giỏi)
2. Hoạt động 2: Chữa bài
- Bài 1 và 2 gọi vài HS lên bảng làm. GV, HS nhận xét và chữa bài.
 VD: Mẹ em đi làm còn em đi học.
 Nếu em chăm chỉ học tập thì em sẽ điểm cao.
- Bài 3 gọi HS khá, giỏi đọc bài làm, GV nhận xét. (HS yếu GV có thể hướng dẫn các em đặt câu)
C. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về xem lại bài và làm tiếp bài (nếu chưa làm xong).
	 Ngày tháng năm
	 	 (Họ, tên và chữ kí của người duyệt)
Thứ sáu ngày tháng năm 2009
Tiếng việt
Luyện tập về cách nối các vế câu ghép
I. Mục tiêu: Củng cố hai cách nối các vế câu ghép: nối bằng từ có tác dụng nối và nối trực tiếp.
- Rèn kĩ năng đặt câu ghép.
II. Các hoạt động dạy- học
A. Bài cũ: Có mấy cách nối các vế câu ghép?
- Đặt 1 câu ghép có một trong 2 cách nối đó
B. Luyện tập
1. Hoạt động 1: Làm bài cả lớp
- HS đọc kĩ yêu cầu của từng bài tập trên bảng và làm vào vở.
- GV giúp đỡ HS yếu làm bài 2.
Bài 1. Đặt 3 câu ghép; xác định chủ ngữ, vị ngữ trong các vế của câu ghép và cho biết các vế câu ghép được nối với nhau bằng cách nào?
Bài 2. Viết một đoạn văn từ 3- 5 câu tả hoạt động của bạn em đang học bài,trong đoạn văn đó có ít nhất một câu ghép. Cho biết các vế câu trong câu ghép được nối với nhau bằng cách nào?
2. Hoạt động 2: Chữa bài
- Bài 1: gọi 3 HS lên bảng thi đua đặt câu. GV gọi vài HS đọc bài.
 VD: Trời/ mưa to nên em/ đến trường muộn.
 CN VN CN VN
 Các vế của câu ghép trên nối với nhau bằng quan hệ từ nên.
 + Cả lớp và GV nhận xét, chữa.
- Bài 2: Gọi 2-3 HS khá đọc bài làm, GV nhận xét, chữa.
3. Hoạt động 3: Củng cố, dặn 

File đính kèm:

  • doctuan 20.doc
Giáo án liên quan