Giáo án lớp 5 - Tuần 2 năm 2011

I. Mục tiêu: Củng cố các kiến thức về rút gọn các phân số, quy đồng mẫu số các phân số, so sánh các phân số và phân số thập phân.

- HS biết vận dụng để làm tốt các bài tập.

- GDHS ý thức tự giác làm bài.

II. Chuẩn bị: bảng phụghi các BT; Vở BT Toán.

III. Các hoạt động dạy học

A. Bài cũ: Nêu cách rút gọn PS, quy đồng MS các PS.

B. Luyện tập

 

doc6 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1337 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 5 - Tuần 2 năm 2011, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 2
Thứ hai ngày 22 tháng 8 năm 2011
Toán
Luyện tập (2 tiết)
I. Mục tiêu: Củng cố các kiến thức về rút gọn các phân số, quy đồng mẫu số các phân số, so sánh các phân số và phân số thập phân.
- HS biết vận dụng để làm tốt các bài tập.
- GDHS ý thức tự giác làm bài.
II. Chuẩn bị: bảng phụghi các BT; Vở BT Toán.
III. Các hoạt động dạy học
A. Bài cũ: Nêu cách rút gọn PS, quy đồng MS các PS.
B. Luyện tập
Tiết 1
- HS làm các BT trên bảng (bảng phụ).
- GV quan sát HDHS yếu làm bài.
- Vài HS lên bảng làm bài; Cả lớp và GV nhận xét.
Bài 1. Rút gọn các phân số sau: 
Bài 2. Điền dấu >; <; = vào chỗ chấm:
 … … 
 … … 
Bài 3. Quy đồng mẫu số các phân số: 
 và và và và 
Tiết 2
- HS làm các BT trong VBT – Tr. 8
Bài 1. HS tự làm bài vào vở; 1 HS lên bảng làm.
- HS nhận xét và giải thích vì sao lại điền phân số đó vào từng chỗ chấm.
	Củng cố cách biểu diễn phân số TP trên tia số.
Bài 2. HS nêu yêu cầu của BT và làm vào vở.
- 2 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm 1 cột.
- HS nhận xét và nêu lại cách làm.
	Củng cố chuyển phân số thành phân số thập phân.
Bài 3. GV hướng dẫn HS làm từng bước như BT2.
	Củng cố chuyển thành phân số thập phân.
Bài 4. 2 HS đọc BT.
- GV hỏi BT cho biết gì? Yêu cầu tìm gì?, HS tóm tắt BT và làm bài.
- 1 HS khá, lên bảng làm bài.
- Nhận xét, chữa bài và chốt lại lời giải đúng.
Bài giải
	Số HS thích học toán là: 30 x = 27 (học sinh)
	Số HS thích học vẽ là: 30 x = 24 (học sinh)
	Đáp số: 27 học sinh; 24 học sinh.
C. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- HS về xem lại bài và CB bài sau.
Tiếng việt
Luyện đọc bài: nghìn năm văn hiến
I. Mục tiêu: Luyện đọc diễn cảm cho HS.
- HS biết ngắt nghỉ đúng các dấu câu; đọc to, rõ ràng, mạch lạc.
- Luyện đọc thầm và trả lời câu hỏi.
II. Các hoạt động dạy- học
A. Bài cũ: 2HS nêu nội dung của bài Nghìn năm văn hiến.
B. Bài mới
1. Hoạt động 1: Luyện đọc diễn cảm.
- 1 HS đọc toàn bài, GV HD cách đọc. HS luyện đọc theo nhóm (2 HS)
- Gọi 2 HS nối tiếp đọc 2 đoạn của bài. HS nhận xét, GV sửa cách đọc cho HS .
- HS luyện đọc diễn cảm theo nhóm.
- Thi đọc diễn cảm 3- 4 nhóm.
- HS, GV nhận xét.
2. Hoạt động 2: Đọc thầm trả lời câu hỏi.
- HS đọc thầm bài và trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1. Ngày nay, Văn Miếu – Quốc Tử Giám ở thủ đô Hà Nội được coi là gì?
câu 2. Nước ta đầu mở khoa thi tiến sĩ từ năm nào?
 a) Năm 1779
 b) Năm 1076
 c) Năm 1919
 d) Năm 1442
Câu 3. Hãy đọc bảng thống kê và cho biết: 
 a) Triều dại nào tổ chức nhiều khoa thi nhất?
 b) Triều đại nào có nhiều tiến sĩ nhất ?
 c) Triều đại nhà Nguyễn tổ chức bao nhiêu khoa thi và có bao nhiêu tiến sĩ ?
Câu 4. Triều đại nào có số trạng nguyên nhiều nhất ?
Câu 5. Những tấm bia khắc tên tuổi các vị tiến sĩ từ khoa thi năm 1442 đến khoa thi năm 1779 nói lên điều gì?
C. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học.
- Về nhà luyện đọc tiếp.
Thứ ba ngày 23 tháng 8 năm 2011
Tiếng việt
Mở rộng vốn từ: Tổ quốc
I. Mục tiêu: HS biết tìm các từ đồng nghĩa nói về Tổ quốc.
- Biêt đặt câu với một số từ ngữ nói về Tổ quốc.
II. Chuẩn bị: Bảng phụ (hoặc ghi trên bảng lớp) một số BT.
III. Các hoạt động dạy học
1. Hoạt động 1: Làm các bài tập
- HS làm các BT trên bảng.
- GV quan sát giúp đỡ HS làm bài.
Bài 1. Tìm các từ đồng nghĩa với từ quê hương.
Bài 2. Đặt câu với các từ vừa tìm được ở BT1.
Bài 3. Tìm một số từ có chứa tiếng “quốc” (tiếng quốc có thể đứng trước hoặc đứng sau). Đặt một câu với 1 từ vừa tìm được.
2. Hoạt động 2: Chữa bài
- Gọi một số HS lên bảng làm bài.
- HS cả lớp nhận xét, chữa bài.
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- HS về xem lại bài và CB bài sau.
_____________________________________
Tiếng việt
Luyện tập tả cảnh
I. Mục tiêu: Củng cố về văn tả cảnh.
- HS biết viết một đoạn văn tả cảnh (Mở bài, thân bài, kết bài).
- GDHS ý thức tự giác làm bài.
II. Chuẩn bị: Dàn bài văn tả cảnh ở tuần 1.
III. Các hoạt động dạy học
A. Bài cũ: nêu cấu rạo của bài văn tả cảnh.
B. Luyện tập
	Đề bài: Dựa vào dàn bài tập làm văn tả cảnh ở tuần 1 và các đoạn văn tả cảnh trong SGK, hãy viết một đoạn văn tả một cảnh đẹp ở quê hơng em.
- Gọi vài HS đọc đề bài.
- Gv hỏi: Đề bài yêu cầu gì?
- HS kể tên một số cảnh đẹp ở quê hơng mà em biết.
- HS tự viết bài dựa vào dàn ý; GV giúp đỡ HS yếu.
- Vài HS trình bày bài làm.
- Cả lớp và GV nhận xét.
C. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học.
- HS về thành một bài văn hoàn chỉnh và CB bài sau.
_________________________________________
Toán
Ôn tập: Phép cộng và phép trừ hai phân số
I. Mục tiêu: Củng cố kĩ năng cộng, trừ hai phân số.
- HS biết vận dụng để làm các bài tập.
- GDHS tính cẩn thận, tự giác làm bài.
II. Chuẩn bị: Vở BT Toán.
III. Các hoạt động dạy học
A. Bài cũ: Nêu cách cộng, trừ hai phân số khác mẫu số.
B. Ôn tập1
- HS làm các BT trong vở BT Toán – Tr. 9
Bài 1. HS làm bài vào VBT; 3 HS lên bảng làm bài.
- HS nhận xét bài trên bảng và nêu cách làm bài.
	Củng cố cộng, trừ hai phân số.
Bài 2. HS nhận xét từng ý và làm vào VBT.
- GV hướng dẫn HS yếu cách cộng, trừ số tự nhiên với (cho) phân số. (đưa số tự nhiên về phân số có MS là 1 và thực hiện)
	VD: 5 + 
Bài 3. HS đọc BT và làm bài vào vở BT.
- 1 HS lên bảng làm bài.
- HS nhận xét, chữa bài.
Bài giải
	Số sách giáo khoa và truyện thiếu nhi là: 
	 (quyển)
	Coi số sách trong thư viện là 100%, vậy số sách giáo viên chiếm số phần trăm số sách trong thư viện là: 100 - (số sách trong thư viện)
	Đáp số: số sách trong thư viện
C. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- HS về xem lại bài và CB bài sau.
Thứ sáu ngày 25 tháng 8 năm 2011
Toán
Luyện tập: Hỗn số (2 tiết)
I. Mục tiêu: HS nắm được hỗn số gồm có phần nguyên và phần thập phân.
- Biết đọc, viết hỗn số, biết chuyển hỗn số thành phân số và vận dụng làm các BT về cộng, trừ, nhân, chia hai phân số.
- GDHS tính cẩn thận, tự giác làm bài.
II. Chuẩn bị: Bảng phụ và vở BT Toán.
III. Các hoạt động dạy học
A. Bài cũ: Nêu cách đọc, viết hỗn số.
B. Luyện tập
Tiết 1
- HS làm các BT trong VBT – Tr. 12- 13.
Bài 1. GV ghi mẫu lên bảng và HDHS làm bài.
- HS tự làm bài trong VBT; 3 HS lên bảng làm, mỗi hS làm 1ý.
- GV và HS nhận xét, chữa bài. 
	Củng cố chuyển hỗn số thành phân số.
Bài 2. HS nêu yêu cầu của BT. GV ghi mẫu lên bảng.
- 5 HS lên bảng làm bài; HS khác làm vào VBT.
- HS nhận xét bài trên bảng và nêu cách làm.
 Củng cố chuyển hỗn số thành PS và kĩ năng thực hiện các phép tính với PS.
Bài 3. HDHS các bước làm tương tự BT2.
 c) x x 
 Củng cố chuyển hỗn số thành PS và kĩ năng thực hiện các phép tính với PS.
Tiết 2
- HS làm các BT trên bảng; GV quan sát, HDHS làm bài.
- Vài HS lên chữa bài; cả lớp và GV nhận xét.
Bài 1. Chuyển các phân số sau thành hỗn số (theo mẫu)
 Mẫu: 17 : 5; 17 : 5 = 3 (dư 2). Vậy 
Bài 2. Chuyển các hỗn số thành phan số rồi thực hiện phép tính:
C. Củng cố, dặn dò: Gọi một số HS nêu cách chuyển hỗn số thành phận số.
- GV nhận xét tiết học.
- HS về luyện thêm các BT trong BT Toán lớp 3.
_________________________________________
Tiếng việt
Luyện tập về từ đồng nghĩa
I. Mục tiêu: Tìm được các từ đồng nghĩa trong đoạn văn và xếp được các từ vài các nhóm từ đồng nghĩa.
- GDHS ý thức tích cực, tự giác làm bài.
II. Chuẩn bị: Bảng phụ ghi sẵn các BT; vở ô li.
III. Các hoạt động dạy học
A. Bài cũ: Thế nào là từ đồng nghĩa? Lờy VD minh hoạ.
B. Luyện tập
- HS làm các BT trên bảng; GV giúp đỡ HS làm bài.
- Vài HS lên bảng chữa bài.
- HS và GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
Bài 1. Viết tiếp những từ đồng nghĩa vào các nhóm từ sau:
- cho, tặng,….
- to, lớn,…
- nhìn, xem
Bài 2. Đọc đoạn văn sau, tìm và ghi lại các từ chỉ hoạt động của các chú cá heo:
	Cá heo giống tính tẻ em, thích nô đùa, thích được cổ vũ. Anh em ùa ra vỗ tay hoan hô “A! Cá heo nhảy múa đẹp quá!” Thế là cá thích, nhảy vút lên thật cao. Có chú quá đà, vọt lên boong tàu cách mặt nước đến một mét… Cả đoàn cá quay ngay lại, ngoảnh đầu về phía boong tàu, nhảy vung lên như để cảm ơn rồi toả ra biển rộng. Hôm sau, tàu nhổ neo. Đoàn các heo lại kéo đến. Chúng bơi trước mũi tàu như kẻ dẫn đường, quyến luyến không muốn chia tay.
Bài 3. Trong các từ chỉ hoạt động của cá heo, những từ nào là từ đồng nghĩa?
C. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- HS về học bài và chuẩn bị bài sau.

File đính kèm:

  • docTuan 2.doc
Giáo án liên quan