Giáo án lớp 5 - Tuần 2 năm 2011

I. Mục tiêu:

- Biết đọc một văn bản khoa học thường thức có bảng thống kê .

Hiểu nội dung : Việt Nam có truyền thống khoa cử thể hiện nền văn hiến lâu đời của nước ta.

II. Chuẩn bị:

- GV: Tranh Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Bảng phụ viết sẵn bảng thống kê để học sinh luyện đọc.

- HS : Sưu tầm tranh ảnh về Văn Miếu - Quốc Tử Giám

III. Các hoạt động:

 

doc25 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1396 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 5 - Tuần 2 năm 2011, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g 2: Củng cố 
- Hoạt động nhóm, lớp 
Phương pháp: 
Thi đua, thực hành, thảo luận nhóm
- Thi tìm thêm những thành ngữ, tục ngữ chủ đề “Tổ quốc” theo 4 nhóm. 
_GV nhận xét , tuyên dương
- Giải nghĩa một trong những tục ngữ, thành ngữ vừa tìm. 
5. Tổng kết - dặn dò: 1’
- Chuẩn bị: “Luyện tập từ đồng nghĩa” 
- Nhận xét tiết học 
Tiếng Anh
(GV chuyên daỵ)
Chiều
(Đ/c Luyến dạy)
Thứ tư ngày 7 tháng 9 năm 2011
Mĩ thuật
( GV chuyên dạy)
Tập đọc
 SẮC MÀU EM YÊU
I. Mục tiêu:
Đọc diễn cảm bài thơ với giọng nhẹ nhàng tha thiết. 
Hiểu được nội dung, ý nghĩa bài thơ: Tình yêu quê hương, đất nước với những sắc màu , những con người và sự vậtđáng yêu của bạn nhỏ. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK; thuộc lòng những khổ thơ em thích.)
HS khá giỏi học thuộc lòng toàn bài.
BVMT: - GV GV chú ý kết hợp GDBVMT qua các khổ thơ : Em yêu màu xanh,…Nắng trời rực rỡ. Từ đó, giáo dục HS ý thức yêu quý những vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên đất nước : Trăm nghìn cảnh đẹp,…Sắc màu Việt Nam.
 Khai thác gián tiếp nội dung bài.
II. Chuẩn bị:
- GV: Bảng phụ ghi những câu luyện đọc diễn cảm - tranh to phong cảnh quê hương. 
- HS : Tự vẽ tranh theo màu sắc em thích với những cảnh vật 
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động: 1’
- Hát 
2. Bài cũ:4’ Nghìn năm văn hiến 
- Yêu cầu học sinh đọc bài + trả lời câu hỏi. 
- Học sinh đọc bài theo yêu cầu và trả lời câu hỏi. 
- Nêu cách đọc diễn cảm 
Ÿ Giáo viên nhận xét. 
3. Giới thiệu bài mới: 1’
- “Sắc màu em yêu”. Xung quanh các em, cảnh vật thiên nhiên có rất nhiều màu sắc đẹp. Chúng ta hãy xem tác giả đã nêu những cảnh vật gì đẹp qua bài thơ này. 
- Giáo viên đầu bài . 
4. Phát triển các hoạt động: 30’
* Hoạt động 1: Luyện đọc 
- Hoạt động lớp, cá nhân 
Phương pháp: Đàm thoại, giảng giải
- Yêu cầu học sinh đọc nối tiếp theo từng khổ thơ. 
- Học sinh lần lượt đọc nối tiếp từng khổ thơ. 
- Phân đoạn không như mọi lần ® bố cục dọc. 
- Giáo viên đọc mẫu diễn cảm toàn bài. 
- Học sinh nhận xét cách đọc của bạn. Học sinh tự rèn cách phát âm đối với âm tr - s. 
- Nêu từ ngữ khó hiểu. 
* Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
- Hoạt động nhóm, cá nhân 
Phương pháp: Trực quan, thảo luận, giảng giải 
- Yêu cầu mỗi nhóm đọc từng khổ thơ và nêu lên những cảnh vật đã được tả qua màu sắc. 
- Nhóm trưởng yêu cầu từng bạn trong nhóm đọc khổ thơ. 
- Nhóm trưởng yêu cầu bạn nêu lên cảnh vật gắn với màu sắc và người. 
Ÿ Giáo viên chốt lại 
- Các nhóm lắng nghe, theo dõi và nhận xét. 
+ Bạn nhỏ yêu những sắc màu nào ?
+ Mỗi màu sắc gợi ra những hình ảnh nào ?
- Bạn yêu tất cả các sắc màu : đỏ, xanh, vàng, trắng, đen, tím , nâu ,…
_ … gợi lên hình ảnh : lá cờ Tổ quốc, khăn quàng đội viên, đồng bằng, núi ,…
+ Bài thơ nói lên điều gì về tình cảm của người bạn nhỏ đối với quê hương đất nước? 
- Dự kiến: các sắc màu gắn với trăm nghìn cảnh đẹp và những người thân. 
Ÿ Giáo viên chốt lại ý hay và chính xác. 
+ Yêu đất nước 
+ Yêu người thân 
+ Yêu màu sắc
* Hoạt động 3: Đọc diễn cảm 
- Hoạt động cá nhân 
Phương pháp: Đ.thoại, giảng giải
- Tổ chức thi đọc diễn cảm 
_GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm đôi để tìm giọng đọc phù hợp 
- Các tổ thi đua đọc cả bài - giọng đọc diễn cảm. 
- Nêu cách đọc diễn cảm 
- Dự kiến: Nhấn mạnh những từ gợi tả cảnh vật - ngắt câu thơ. 
* Hoạt động 4: Củng cố 
- Hoạt động lớp 
Phương pháp: Trực quan, giảng giải
- Yêu cầu học sinh giới thiệu những cảnh đẹp mà em biết? Hãy đọc đoạn tả cảnh vật đó. 
- Học sinh giới thiệu cảnh đẹp hoặc hình ảnh của người thân và nêu cảm nghĩ của mình. 
BVMT: Đất nước ta có trăm nghìn cảnh đẹp, các em có thái độ như thế nào về những cảnh đẹp đó? 
Chng em sẽ yu quý v bảo vệ cc cảnh đẹp đó.
5. Tổng kết - dặn dò: 1’
- Học thuộc cả bài 
- Chuẩn bị: “Lòng dân” 
- Nhận xét tiết học 
Toán
ÔN TẬP : PHÉP NHÂN VÀ PHÉP CHIA HAI PHÂN SỐ
I.Mục tiêu:
Biết thực hiện phép nhân, phép chia, hai phân số. 
BT cần làm 1(cột 1,2),2( a,b,c), 3 
I. Chuẩn bị:
- 	GV: Phấn màu, bảng phụ 
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động:1’ 
- Hát 
2. Bài cũ:4’ Ôn phép cộng trừ hai phân số 
- Học sinh sửa bài 2/10
- Viết, đọc, nêu tử số và mẫu số
Ÿ Giáo viên nhận xét cho điểm 
- Kiểm tra học sinh cách tính nhân, chia hai phân số + vận dụng làm bài tập. 
- 2 học sinh 
3. Giới thiệu bài mới: 1’
- Hôm nay, chúng ta ôn tập phép nhân và phép chia hai phân số. 
4. Phát triển các hoạt động: 30’
* Hoạt động 1: On tập phép nhân , chia
- Hoạt động cá nhân , lớp
Phương pháp: Thực hành, đ.thoại
- Ôn tập phép nhân và phép chia hai phân số: 
- Nêu ví dụ 
- Học sinh nêu cách tính và tính. Cả lớp tính vào vở nháp - sửa bài. 
Ÿ Kết luận: Nhân tử số với tử số 
- Nêu ví dụ 
- Học sinh nêu cách thực hiện
- Học sinh nêu cách tính và tính. Cả lớp tính vào vở nháp - sửa bài.
Ÿ Giáo viên chốt lại cách tính nhân, chia hai phân số. 
- Học sinh nêu cách thực hiện
- Lần lượt học sinh nêu cách thực hiện của phép nhân và phép chia. 
* Hoạt động 2: Luyện tập
- Hoạt động nhóm đôi 
Phương pháp: Thực hành, đ.thoại 
Ÿ Bài 1 (cột 1,2) 
- Giáo viên yêu cầu HS đọc đề 
- Học sinh đọc yêu cầu 
- 2 bạn trao đổi cách giải 
- Học sinh làm bài cá nhân 
- Học sinh sửa bài 
- Lưu ý: 
4 x 3 = 4 x 3 = 1 x 3 = 3
 8 1 x 8 1 x 2 2
3 : 1 = 3 x 2 = 6 = 6
 2 1 1
Ÿ Bài 2: (a,b,c) 
- Hoạt động cá nhân 
- Giáo viên yêu cầu HS đọc đề 
- Học sinh tự làm bài 
- Giáo viên yêu cầu HS nêu cách giải
- Giáo viên yêu cầu HS nhận xét 
- Thầy nhận xét 
Ÿ Bài 3: 
_ Muốn tính diện tích HCN ta làm như thế nào ?
- Quy đồng mẫu số các phân số là làm việc gì? 
- Học sinh đọc đề 
- Học sinh phân tích đề 
- Học sinh giải 
- Học sinh sửa bài 
* Hoạt động 3: Củng cố 
- Hoạt động nhóm (6 nhóm) 
- Cho học sinh nhắc lại cách thực hiện phép nhân và phép chia hai phân số. 
- Đại diện mỗi nhóm 1 bạn thi đua. Học sinh còn lại giải vở nháp. 
VD: 	
5. Tổng kết - dặn dò: 1’
- Làm bài nhà 
- Chuẩn bị: “Hỗn số” 
- Nhận xét tiết học 
Tập làm văn
LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
I. Mục tiêu:
Biết phát hiện những hình ảnh đẹp trong Rừng trưa và bài Chiều tối (BT1).
Dựa vào dàn ý bài văn tả cảnh một buổi trong ngày đã lập trong tiết học trước, viết được một đoạn văn có các chi tiết và hình ảnh hợpp lí (BT2). 
BVMT: - Ngữ liệu dùng để luyện tập (Rừng trưa, Chiều tối) giúp HS cảm nhận được vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên, có tác dụng GDBVMT.
- Khai thác trực tiếp nội dung bài.
II. Chuẩn bị:
- 	GV: Tranh 
- HS: những quan sát của học sinh đã ghi chép khi quan sát cảnh trong ngày. 
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động: 1’
- Hát 
2. Bài cũ: 4’
- Kiểm tra 2 học sinh đọc lại kết quả quan sát đã viết lại thành văn hoàn chỉnh. 
Ÿ Giáo viên nhận xét 
3. Giới thiệu bài mới:1’ Luyện tập tả cảnh - Một buổi trong ngày 
4. Phát triển các hoạt động: 30’
* Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện tập
- Hoạt động lớp, cá nhân 
Phương pháp: Thực hành, thuyết trình 
Ÿ Bài 1: 
_GV giới thiệu tranh, ảnh
 _ - Lần lượt học sinh đọc nối tiếp nhau 2 bài: “Rừng trưa”, “Chiều tối”.
_BVMT: Tìm những hình ảnh đẹp mà mình thích trong mỗi bài văn “Rừng trưa “ và “Chiều tối “ Qua những hình đẹp đó các em có thái độ như thế nào?
_HS nêu rõ lí do tại sao thích 
- Yêu quí cảnh đẹp thiên nhiên.
Ÿ Giáo viên khen ngợi
Ÿ Bài 2: 
- Dựa vào dàn ý đã lập ở tuần 1, em hãy viết đoạn văn tả cảnh một buổi sáng(hoặc trưa, chiều) trong vườn cây ( hay trong công viên, trên đường phố, trên cánh đồng, nương rẫy )
- 2 học sinh chỉ rõ em chọn phần nào trong dàn ý để viết thành đoạn văn hoàn chỉnh.
- Giáo viên nêu yêu cầu của bài. Khuyến khích học sinh chọn phần thân bài để viết. 
- Cả lớp lắng nghe - nhận xét hoặc bổ sung, góp ý hoàn chỉnh dàn ý của bạn. 
- Lần lượt từng học sinh đọc đoạn văn đã viết hoàn chỉnh. 
Ÿ Giáo viên nhận xét cho điểm 
- Mỗi học sinh tự sửa lại dàn ý. 
* Hoạt động 2: Củng cố 
Phương pháp: Thi đua 
- Cả lớp chọn bạn đã viết đoạn văn hay. 
- Nêu điểm hay 
5. Tổng kết - dặn dò: 1’
- Hoàn chỉnh bài viết và đoạn văn 
- Chuẩn bị bài về nhà: “Ghi lại kết quả quan sát sau cơn mưa” 
- Nhận xét tiết học 
Thứ năm ngày 8 tháng 9 năm 2011
Khoa học
NAM HAY NỮ
I. Mục tiêu 
 - Nhận ra sự cần thiết phải thay đổi một số quan niệm xã hội về vai trò của nam và nữ.
 - Tôn trọng các bạn cùng giới và khác giới không phân biệt bạn nam , nữ.
* GDKNS
 -Kĩ năng phân tích, đối chiếu các đặc điểm đặc trưng của nam và nữ.
 -Kĩ năng trình bày suy nghĩ của mình về các quan niệm nam, nữ trong xã hội.
 -Kĩ năng tự nhận thức và xác định giá trị của bản thân
II.Chuẩn bị
GV: Hình vẽ trong SGK, các tấm phiếu trắng (để HS viết ) có kích thước bằng khổ giấy A4 
III.Hoạtđộng dạy học chủ yếu
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A. KIỂM TRA BÀI CŨ:
Em có nhận xét gì về trẻ em và bố mẹ của chúng?
Sự sinh sản ở người có ý nghĩa như thế nào?
Điều gì sẽ xảy ra nếu con người không có khả năng sinh sản?
Nhận xét câu trả lời và cho điểm từng học sinh
Hs trả lời câu hỏi theo yêu cầu của Gv
B. BÀI MỚI:
1. Giới thiệu bài:
	Trong bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu những điểm giống và khác nhau giữa nam và nữ.
2. Phát triển:
	a) Hoạt động 1: Thảo luận
 Bước 1: Làm việc theo nhóm
	+ Gv yêu cầu nhóm trưởng điều khiển nhóm mình thảo luận các câu hỏi 1, 2, 3 trang 6 SGK.
 Bước 2: Làm việc cả lớp.
Đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
 Kết luận: Ngoài những đặc điểm chung, giữ nam và nữ có sự khác biệt, trong đó có sự khác biệt cơ bản về cấu tạo và chức năng của cơ quan sinh dục. Khi còn nhỏ bé trai và gái chưa có sự khác nhau rõ rệt về ngoại hình ngoài cấu tạo của cơ qua sinh dục. Đến một độ tuổi nhất định, cơ quan sinh dục mới phát triển và làm cho cơ thể nữ và nam có nhiều điểm khác biệt về mặt sinh dục. Ví dụ:
	+ Nam thường có râu, cơ quan sinh dục nam tạo ra tinh trùng.
	+ Nữ có kinh nguyệt, cơ quan sinh dục nữ tạo ra trứng.
 Kết thúc hoạt động này Gv yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi: Nêu một số điểm khác biệt giữa nam 

File đính kèm:

  • docTuan 2 CKTKNSGiam tai.doc