Giáo án lớp 5 - Tuần 2 môn Đạo đức

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Nhận thức được vị thế của học sinh lớp 5 so với các lớp trước.

2. Kĩ năng:

- Có ý thức học tập, rèn luyện để xứng đáng là học sinh lớp 5. Bước đầu có kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng đặt mục tiêu.

3. Thái độ:

- Vui và tự hào là học sinh lớp 5.

II. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: Các bài hát chủ đề “Trường em” + Mi-crô không dây để chơi trò chơi “Phóng viên” + giấy trắng + bút màu + các truyện tấm gương về học sinh lớp 5 gương mẫu.

- Học sinh: SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

 

doc38 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 2058 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 5 - Tuần 2 môn Đạo đức, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 khuy hai lỗ 
Các khuy được đính đều nhau 
Theo dõi 
Đọc sách giáo khoa 
- vạch dấu các điểm đính khuy , đính khuy vào các điểm vạch dấu 
-quan sát sgk
2-3 hs nêu
Đặt tâm khuy vào đúng các điểm vạch dấu hai lỗ khuy thẳng hàng với đường vạch dấu 
1-2 học sinh lên thực hiện 
2 học sinh đọc , lớp qs 
1-2 học sinh trả lời 
Theo dõi và thực hiện 
Theo dõi 
Theo dõi và thực hiện
Thực hành 
2-3 học sinh nhắc lại
 Thứ tư ngày 6 tháng 9 năm 2006(dạy ngày thứ 5)
Môn: TOÁN
Bài: ÔN TẬP: SO SÁNH HAI PHÂN SỐ 
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: 
- 	Giúp học sinh nhớ lại về cách so sánh hai phân số có cùng mẫu số và khác mẫu số .
2. Kĩ năng: 
- 	Biết sắp xếp các phân số theo thứ tự từ bé đến lớn . 
3. Thái độ: 
- 	Giúp học sinh yêu thích học toán, cẩn thận khi làm bài. 
II. CHUẨN BỊ: 
- 	Giáo viên: Phấn màu, bảng phụ.
- 	Học sinh: Vở bài tập, bảng con, SGK. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
TG
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1’
1. Khởi động: 
Hát 
4’
2. Bài cũ: Tính chất cơ bản PS
- 2 học sinh
- GV kiểm tra lý thuyết 
- Học sinh sửa bài 1, 2, 3 (SGK)
- Học sinh sửa BTVN
Ÿ Giáo viên nhận xét
- Học sinh nhận xét
- Ghi điểm
1’
3. Giới thiệu bài mới: 
So sánh hai phân số
30’
4. Phát triển các hoạt động:
* Hoạt động 1:
- Hoạt động lớp, cá nhân, nhóm 
Phương pháp: Thực hành, đàm thoại 
- Hướng dẫn học sinh ôn tập
- Học sinh làm bài
- Yêu cầu học sinh so sánh: 2 và 5
 7 7
- Học sinh nhận xét và giải thích (cùng mẫu số, so sánh tử số 2 và 5 à 5 và 2)
Ÿ Giáo viên chốt lại ghi bảng
- Học sinh nhắc lại 
- Yêu cầu học sinh so sánh: 3 và 5
 4 7
- Học sinh làm bài 
- Học sinh nêu cách làm 
- Học sinh kết luận: So sánh phân số khác mẫu số à quy đồng mẫu số hai phân số à so sánh 
Ÿ Giáo viên chốt lại: So sánh hai phân số bao giờ cũng có thể làm cho chúng có cùng mẫu số à so sánh.
- Yêu cầu học sinh nhận xét
Ÿ Giáo viên chốt lại
- Giáo viên chốt ý - sửa sai cho HS (nếu có)
* Hoạt động 2: Thực hành 
- Hoạt động cá nhân - Tổ chức học sinh thi đua giải nhanh 
Phương pháp: Thực hành, luyện tập, đàm thoại 
Ÿ Bài 1
- Học sinh làm bài 1
Chú ý và 
- Học sinh sửa bài
(7 x 4) (7 x 3)
- Cho học sinh trao đổi ý kiến với cách quy đồng hai phân số trên
MSC: 7 x 4 x 3
Ÿ Bài 2: Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề bài,học sinh nêu yêu cầu đề bài
- Học sinh làm bài 2 
- Học sinh sửa bài
Ÿ Giáo viên nhận xét
- Cả lớp nhận xét
Ÿ Giáo viên yêu cầu vài học sinh nhắc lại (3 học sinh)
- Chọn phương pháp nhanh dễ hiểu
* Hoạt động 3: Củng cố 
- Hoạt động nhóm thi đua giải bài tập HV ghi sẵn bảng phụ
Phương pháp: Thực hành, đàm thoại
Ÿ Giáo viên chốt lại so sánh phân số với 1.
- 2 học sinh nhắc lại (lưu ý cách phát biểu của HS, GV sửa lại chính xác)
Ÿ Giáo viên cho 2 học sinh nhắc lại
1’
5. Tổng kết - dặn dò
- Học sinh làm bài 2 /7 SGK
- Chuẩn bị phân số thập phân
- Nhận xét tiết học 
 Môn: TẬP ĐỌC
Bài: QUANG CẢNH LÀNG MẠC NGÀY MÙA 
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: 
- 	Hiểu các từ ngữ, phân biệt được sắc thái của các từ đồng nghĩa chỉ màu sắc dùng trong bài.
- 	Hiểu nội dung chính: bài văn miêu tả cảnh làng mạc ngày mùa, làm hiện lên một bức tranh làng quê thật đẹp, sinh động và trù phú, qua đó thể hiện tình yêu tha thiết của tác giả đối với quê hương. 
2. Kĩ năng: 
- 	Đọc lưu loát , trôi chảy toàn bài 
- 	Đọc đúng các từ ngữ khó
- 	Đọc diễn cảm bài văn miêu tả cảnh làng mạc ngày mùa với giọng tả: chậm rãi, dàn trải, dịu dàng, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả màu vàng của cảnh vật. 
3. Thái độ: 
- 	Giáo dục HS tình yêu quê hương, đất nước, tự hào là người Việt Nam. 
II. CHUẨN BỊ: 
- 	Giáo viên: Tranh vẽ cảnh cánh đồng lúa chín - bảng phụ 
- 	Học sinh: SGK - tranh vẽ cảnh trong vườn với quả xoan vàng lịm, cảnh buồng chuối chín vàng, bụi mía vàng xọng - Ở sân: rơm và thóc vàng giòn. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
TG
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1’
1. Khởi động: 
Hát 
4’
2. Bài cũ: 
- GV kiểm tra 2, 3 HS đọc thuộc lòng 1 đoạn văn (để xác định), trả lời 1, 2 câu hỏi về nội dung thư.
Ÿ Giáo viên nhận xét.
- Học sinh đọc thuộc lòng đoạn 2 - học sinh đặt câu hỏi - học sinh trả lời.
1’
3. Giới thiệu bài mới: 
30’
4. Phát triển các hoạt động: 
* Hoạt động 1: Luyện đọc 
- Hoạt động lớp 
Phương pháp: Thực hành, giảng giải
- Yêu cầu học sinh đọc tiếp nối nhau theo từng đoạn. 
- Lần lượt học sinh đọc trơn nối tiếp nhau theo đoạn.
- Học sinh nhận xét cách đọc của bạn, tìm ra từ phát âm sai - dự kiến s - x
- Hướng dẫn học sinh phát âm. 
- Học sinh đọc từ câu có âm s - x
- Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
- Hoạt động nhóm, lớp, cá nhân 
Phương pháp: Thảo luận, trực quan, đàm thoại, giảng giải
- Hướng dẫn tìm hiểu bài:
- Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm cho câu hỏi 1: Kể tên những sự vật trong bài có màu vàng và từ chỉ màu vàng đó?
- Các nhóm đọc lướt bài 
- Cử một thư ký ghi
- Đại diện nhóm nêu lên - Các nhóm thi đua: lúa - vàng xuộm; nắng - vàng hoe; xoan - vàng lịm; là mít - vàng ối; tàu đu đủ, lá sắn héo - vàng tươi; quả chuối - chín vàng; tàu là chuối - vàng ối; bụi mía - vàng xong; rơm, thóc - vàng giòn; gà chó - vàng mượt; mái nhà rơm - vàng mới; tất cả - một màu vàng trù phú, đầm ấm.
Ÿ Giáo viên chốt lại 
- Yêu cầu học sinh đọc câu hỏi 2/ SGK/ 13.
- Học sinh lắng nghe. 
+ Hãy chọn một từ chỉ màu vàng trong bài và cho biết từ đó gợi cho em cảm giác gì ?
 _lúa:vàng xuộm 	màu vàng đậm : lúa vàng xuộm là lúa đã chín ….
Ÿ Giáo viên chốt lại 
- Học sinh lần lượt trả lời và dùng tranh minh họa.
- Yêu cầu học sinh đặt câu hỏi 3/ SGK/ 13.
- 2 học sinh đọc yêu cầu của đề - xác định có 2 yêu cầu.
+ Những chi tiết nào nói về thời tiết và con người làm cho bức tranh làng quê thêm đẹp và sinh động như thế nào ?
- Học sinh lần lượt trả lời: Thời tiết đẹp, thuận lợi cho việc gặt hái. Con người chăm chỉ, mải miết, say mê lao động. Những chi tiết về thời tiết làm cho bức tranh làng quê thêm vẻ đẹp hoàn hảo. Những chi tiết về hoạt động của con người ngày mùa làm bức tranh quê không phải bức tranh tĩnh vật mà là bức tranh lao động rất sống động.
Ÿ Giáo viên chốt lại 
- Yêu cầu học sinh đọc câu hỏi 4/ SGK/ 13: Bài văn thể hiện tình cảm gì của tác giả đối với quê hương ?
- Học sinh trả lời: Dự kiến (yêu quê hương, tình yêu của người viết đối với cảnh - yêu thiên nhiên)
Ÿ Giáo viên chốt lại
- Yêu cầu học sinh nêu nội dung chính của bài.
- 6 nhóm làm việc, thư ký ghi lại và nêu.
Ÿ Giáo viên chốt lại - Ghi bảng
- Lần lượt học sinh đọc lại
* Hoạt động 3: Đọc diễn cảm 
- Hoạt động cá nhân, lớp 
Phương pháp: Thực hành 
- Yêu cầu học sinh đọc từng đoạn, mỗi đoạn nêu lên cách đọc diễn cảm
- Học sinh lần lượt đọc theo đoạn và nêu cách đọc diễn cảm cả đoạn.
- Nêu giọng đọc và nhấn mạnh từ gợi tả
Ÿ Giáo viên đọc diễn cảm mẫu đoạn 2 và 3 
- Học sinh lần lượt đọc diễn cảm 
- Học sinh thi đua đọc diễn cảm đoạn 2, 3 và cả bài.
Ÿ Giáo viên nhận xét và ghi điểm
* Hoạt động 4: Củng cố 
- Hoạt động lớp 
+ Bài văn trên em thích nhất là cảnh nào ? Hãy đọc đoạn tả cảnh vật đó.
- Học sinh nêu đoạn mà em thích và đọc lên
- Giải thích tại sao em yêu cảnh vật đó ?
- HS giải thích
GD :Yêu đất nước , quê hương
- HS lắng nghe
1’
5. Tổng kết - dặn dò: 
- Tiếp tục rèn đọc cho tốt hơn, diễn cảm hơn 
- Chuẩn bị: “Nghìn năm văn hiến” 
- Nhận xét tiết học 
Môn : TẬP LÀM VĂN
Bài: CẤU TẠO BÀI VĂN TẢ CẢNH 
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: 
- 	Nắm được cấu tạo bài văn tả cảnh ( mở bài , thân bài , kết bài )
2. Kĩ năng: 
- 	Biết phân tích cấu tạo bài văn tả cảnh cụ thể. 
3. Thái độ: 
- 	Giáo dục HS lòng yêu thích vẻ đẹp đất nước và say mê sáng tạo. 
II. CHUẨN BỊ: 
- 	Giáo viên: Bảng phụ ghi phần ghi nhớ cấu tạo của bài văn “Nắng trưa” 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
TG
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1’
1. Khởi động: 
Hát 
4’
2. Bài cũ: 
- Kiểm tra sách vở.
- Giúp học sinh làm quen phương pháp học tập bộ môn.
1’
3. Giới thiệu bài mới: 
30’
4. Phát triển các hoạt động: 
* Hoạt động 1: 
- Hoạt động lớp, cá nhân
- Phần nhận xét 
Phương pháp: Thảo luận 
Ÿ Bài 1
- Học sinh đọc nội dung (yêu cầu và văn bản “Hoàng hôn trên sông Hương”
- Giải nghĩa từ:
+ Hoàng hôn: Thời gian cuối buổi chiều, mặt trời lặng ánh sáng yếu ớt và tắt dần.
+ Sông Hương: 1 dòng sông rất nên thơ của Huế.
- Học sinh đọc bài văn à đọc thầm, đọc lướt.
- Yêu cầu học sinh tìm các phần mở bài, thân bài, kết bài
- Phân đoạn - Nêu nội dung từng đoạn.
- Nêu ý từng đoạn
Bài văn có 3 phần:
- Mở bài: Đặc điểm của Huế lúc hoàng hôn
- Thân bài: Sự thay đổi màu sắc của sông Hương và hoạt động của con người bên sông từ lúc hoàng hôn đến lúc Thành phố lên đèn.
- Kết bài: Sự thức dậy của Huế sau hoàng hôn. 
Ÿ Giáo viên chốt lại

File đính kèm:

  • docgiao an lop 5 tuan 2(3).doc
Giáo án liên quan