Giáo án lớp 5 tuần 17 năm 2013 - 2014
I/ Mục tiêu: Giúp HS được.
-Củng cố kĩ năng thực hiện các phép tính với số thập phân.
-Rèn luyện kĩ năng giải bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm.
- Gd hs ham hoc toán.
II/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1-Kiểm tra bài cũ: (5)
-Muốn tìm tỉ số phần trăm của hai số ta làm thế nào?
-Muốn tìm số phần trăm của một số ta làm thế nào?
2-Bài mới:
2.1-Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học.
2.2-Luyện tập: (25)
oạn văn trong bài làm: + Yêu cầu mỗi em tự chọn một đoạn văn viết chưa đạt trong bài làm cùa mình để viết lại. + Mời HS trình bày đoạn văn đã viết lại. -HS chú ý lắng nghe phần nhận xét của GV để học tập những điều hay và rút kinh nghiệm cho bản thân. -HS trao đổi về bài các bạn đã chữa trên bảng để nhận ra chỗ sai, nguyên nhân, chữa lại. -HS đọc lại bài của mình và tự chữa lỗi. -HS đổi bài soát lỗi. -HS nghe. -HS trao đổi, thảo luận. -HS viết lại đoạn văn mà các em thấy chưa hài lòng. -Một số HS trình bày. 3- Củng cố – dặn dò: (5’) -GV nhận xét giờ học, tuyên dương những HS viết bài được điểm cao. Dặn HS về ôn tập. …………………............................................. Khoa học Kiểm tra học kì I I/ Mục tiêu : -Kiểm tra kiến thức kĩ năng về đặc điểm giới tính, phòng tránh tai nạn giao thông, một số biện pháp phòng bệnh và tính chất, công dụng của nhôm. Yêu cầu HS làm bài nghiêm túc. II/ Các hoạt động dạy học: 1-Ôn định tổ chức: 2-Kiểm tra: -Thời gian kiểm tra: 30 phút -GV phát đề cho HS. Yêu cầu HS làm bài nghiêm túc. Đề bài Đáp án Câu1: Hãy khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất: 1/ Khi một em bé mới sinh, dựa vào cơ quan nào của cơ thể để biết bé trai hay bé gái? A. Cơ quan tuần hoàn B. Cơ quan sinh dục. C. Cơ quan tiêu hoá. D. Cơ quan hô hấp. 2/ Tại sao nói tuổi dậy thì có tầm quan trọng đặc biệt đối với cuộc đời của mỗi con người? A. Vì ở tuổi này, cơ thể phát triển nhanh cả về chiều cao và cân nặng. B. Vì ở tuổi này, cơ quan sinh dục bắt đầu phát triển, con gái xuất hiện kinh nguyệt, con trai có hiện tượng xuất tinh. C. Vì ở tuổi này, có những biến đổi về tình cảm, suy nghĩ và mối quan hệ xã hội. D. Cả ba lí do trên. 3/ Việc nào dưới đây cần thực hiện để phòng tránh tai nạn giao thông? A. Học sinh học về luật giao thông đường bộ. B. HS đi xe đạp sát lề đường bên phải và có đội mũ bảo hiểm. C. Người tham gia GT tuân theo chỉ dẫn của đèn tín hiệu. D. Tất cả các ý trên. Câu 2: Nối câu hỏi cột A với câu trả lời ở cột B. A B 1.Khói thuốc lá có thể gây ra những bệnh nào? a) Bệnh về đường tiêu hoá, tim mạch, thần kinh, tâm thần và ung thư. 2.Rượu, bia có thể gây ra bệnh gì? b) Bệnh về tim mạch, huyết áp, ung thư phổi. 3.Ma tuý có tác hại gì? c) Huỷ hoại sức khoẻ, mất khả năng loa động, học tập,hệ thần kinh bị tổn hại, dễ lây nhiễm HIV, dùng có liều sẽ chết, hao tổn tiền của dẫn đến hành vi phạm pháp. Câu 3: a) Trong các bệnh: Sốt xuất huyết, sốt rét, viêm não, viêm gan A, AIDS. Bệnh nào lây qua cả đường sinh sản và đường máu? b) Nêu cách phòng tránh bệnh sốt rét? Câu 4: Nêu tính chất và công dụng của nhôm? Câu 1: (1,5 điểm-Khoanh vào mỗi ý đúng 0,5 điểm) 1 – B 2 – D 3 – D Câu 2: (1,5 điểm-Khoanh vào mỗi ý đúng 0,5 điểm) 1 – B 2 – A 3 – C Câu 3: (3 điểm) a) Bệnh AIDS (1 điểm) b) (2 điểm) Câu 4: (4 điểm) 3- Thu bài: GV thu bài, nhận xét giờ kiểm tra. .............................................................. Tuần 17 Ngày soạn 15/12 Thứ ba, ngày 17 tháng 12 năm 2013 Luyện từ và câu Ôn tập về từ và cấu tạo từ I/ Mục tiêu: -Củng cố kiến thức về từ và cấu tạo từ (từ đơn, từ phức, các kiểu từ phức, từ đồng nghĩa, từ nhiều nghĩa, từ đồng âm). -Nhận biết từ đơn, từ phức, các kiểu từ phức, từ đồng nghĩa, từ nhiều nghĩa, từ đồng âm. Tìm được từ đồng nghĩa với từ đã cho. Bước đầu biết giải thích lí do lựa chọn từ trong văn bản. II/ Đồ dùng dạy học: Giấy khổ to ghi những nội dung ghi nhớ của bài. III/ Các hoạt động dạy học: 1-Kiểm tra bài cũ: (5’) HS làm bài tập 3 trong tiết LTVC trước. 2- Dạy bài mới: 2.1-Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học. 2.2- Hướng dẫn HS làm bài tập. (25’) *Bài tập 1 (166): -Mời 1 HS nêu yêu cầu. -Trong Tiếng Việt có những kiểu cấu tạo từ như thế nào? -GV dán tờ phiếu ghi nội dung ghi nhớ, mời một HS đọc. -Cho HS làm bài theo nhóm 7. -Mời đại diện các nhóm trình bày. -Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, chốt lời giải đúng. *Bài tập 2(167): -Mời 1 HS nêu yêu cầu. -Cho HS nhắc lại thế nào là từ đồng nghĩa, từ nhiều nghĩa, từ đồng âm? -GV dán tờ phiếu ghi nội dung ghi nhớ, mời một HS đọc. -Cho HS trao đổi nhóm 2 -Mời đại diện các nhóm HS trình bày. -Các nhóm khác nhận xét. -GV nhận xét chốt lời giải đúng. *Bài tập 3 (167): -Mời 1 HS đọc yêu cầu và đoạn văn. -Cho HS làm bài theo tổ. -Mời đại diện các tổ trình bày. -Các tổ khác nhận xét, bổ sung. -Gv nhận xét,chốt lời giải đúng. *Bài tập 4 (167): -Mời 1 HS nêu yêu cầu. -HS suy nghĩ, làm bài tập vào vở. -HS nối tiếp nhau đọc câu thành ngữ, tục ngữ vừa hoàn chỉnh. -Cả lớp và GV nhận xét. *Lời giải : Từ đơn Từ ghép Từ láy Từ ở trong khổ thơ Hai, bước, đi, trên, cát, ánh, biển, xanh, bóng, cha, dài, bóng, con, tròn, Cha con, mặt trời, chắc nịch rực rỡ, lênh khênh Từ tìm thêm VD: nhà, cây, hoa,… VD: trái đất, hoa hồng,… VD: đu đủ, lao xao,… *Lời giải: a) đánh trong các từ ngữ phần a là một từ nhiều nghĩa. b) trong veo trong vắt, trong xanh là những từ đồng âm. c) đậu trong các từ phần c là những từ đồng âm với nhau. *Lời giải: a)-Các từ đồng nghĩa với tinh ranh là tinh nghịch, tinh khôn, ranh mãnh, ranh ma,… -Các từ đồng nghĩa với dâng là tặng, hiến, nộp, biếu, đưa,… -Các từ đồng nghĩa với êm đềm là êm ả, êm ái,… b)-Không thể thay từ tinh ranh bằng từ…. *Lời giải: Có mới nới cũ. / Xấu gỗ, tốt nước sơn. / Mạnh dùng sức, yếu dùng mưu. 3-Củng cố, dặn dò: (5’) -GV nhận xét giờ học. -Dặn HS về ôn lại kĩ các kiến thức vừa ôn tập. ………....................................................... Kể chuyện Kể chuyện đã nghe đã đọc I/ Mục tiêu: 1-Rèn kĩ năng nói: -Biết tìm và kể lại được một câu chuyện đã nghe hay đã đọc nói về những người biết sống đẹp, biết mang lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác. -Biết trao đổi với bạn bè về nội dung ý nghĩa của câu chuyện. 2-Rèn kĩ năng nghe: Chăm chú nghe lời bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn. II/ Đồ dùng dạy học: Một số truyện, sách, báo liên quan. III/ Các hoạt động dạy học: 1-Kiểm tra bài cũ: (5’) HS kể lại chuyện về một buổi sum họp đầm ấm trong gia đình. 2-Bài mới: 2.1-Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 2.2-Hướng dẫn HS kể chuyện: (25’) a) Hướng dẫn HS hiểu đúng yêu cầu của đề: -Mời một HS đọc yêu cầu của đề. -GV gạch chân những chữ quan trọng trong đề bài ( đã viết sẵn trên bảng lớp ) -Mời 2 HS đọc gợi ý 1, 2,3 trong SGK. -GV kiểm tra việc chuẩn bị của HS. -Cho HS nối tiếp nhau nói tên câu chuyện sẽ kể. -Cho HS gạch đầu dòng trên giấy nháp dàn ý sơ lược của câu chuyện. b) HS thực hành kể truyện, trao đổi về nội dung câu truyện. -Cho HS kể chuyện theo cặp, trao đổi về nhân vật, chi tiết, ý nghĩa chuyện . -GV quan sát cách kể chuyện của HS các nhóm, uốn nắn, giúp đỡ các em. GV nhắc HS chú ý kể tự nhiên, theo trình tự. Với những truyện dài, các em chỉ cần kể 1-2 đoạn. -Cho HS thi kể chuyện trước lớp: +Đại diện các nhóm lên thi kể. +Mỗi HS thi kể xong đều trao đổi với bạn về nội dung, ý nghĩa truyện. -Cả lớp và GV nhận xét, tính điểm, bình chọn: +Bạn tìm được chuyện hay nhất. +Bạn kể chuyện hay nhất. +Bạn hiểu chuyện nhất. -HS đọc đề. Kể một câu truyện em đã nghe hay đã đọc nói về những người biết sống đẹp, biết mang lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác. -HS đọc. -HS nói tên câu chuyện mình sẽ kể. -HS kể chuyện theo cặp. Trao đổi với với bạn về nhận vật, chi tiết, ý nghĩa câu chuyện. -HS thi kể chuyện trước lớp. -Trao đổi với bạn về nội dung ý nghĩa câu chuyện. 3- Củng cố, dặn dò: (5’) -GV nhận xét giờ học. -Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện các em đã tập kể ở lớp cho người thân nghe. …………………...................................... Ngày soạn 16/12 Thứ tư, ngày 18 tháng 12 năm 2013 Tập làm văn Ôn Luyện về viết đơn I/ Mục tiêu: -Củng cố hiểu biết về cách điền vào giấy tờ in sẵn và làm đơn. Cụ thể: +Biết điền đúng nội dung vào một lá đơn in sẵn. +Viết được một lá đơn theo yêu cầu. II/ Đồ dùng dạy học: Phiếu phô tô mẫu đơn xin học. III/ Các hoạt động dạy học: 1-Kiểm tra bài cũ: (5’)HS đọc lại biên bản về việc cụ Un trốn viện. 2-Dạy bài mới: 2.1-Giới thiệu bài: Tong tiết học hôm nay, các em sẽ ôn luyện cách điền vào giấy tờ in sẵn và làm đơn. Còn một học kì nữa là các em kết thúc cấp Tiểu học, biết điền ND vào lá đơn xin học ở trường THCS, biết viết một lá đơn đúng quy cách là một KN cần thiết, chứng tỏ sự trưởng thành của các em. 2.2-Hướng dẫn HS lài tập: (25’) *Bài tập 1 (170): -Mời một HS đọc yêu cầu. -GV treo bảng phụ đã viết sẵn nội dung BT 1. -Mời 1 HS đọc đơn. -GV Cùng cả lớp trao đổi về một số nội dung cần lưu ý trong đơn. -GV phát phiếu HT, cho HS làm bài. -Mời một số HS đọc đơn. -Cả lớp và GV nhận xét. *Bài tập 2 (170): -Mời một HS đọc yêu cầu. -GV Cùng cả lớp trao đổi về một số nội dung cần lưu ý trong đơn. +Đầu tiên ghi gì trên lá đơn? +Tên của đơn là gì? +Nơi nhận đơn viết như thế nào? +Nội dung đơn bao gồm nhưng mục nào? -GV nhắc HS: Trình bày lý do viết đơn sao cho gọn, rõ, có sức thuyết phục -Cho HS viết đơn vào vở. -HS nối tiếp nhau đọc lá đơn. -Cả lớp và GV nhận xét về nội dung và cách trình bày lá đơn. -HS đọc. -HS làm bài vào phiếu học tập. -HS đọc đơn. -Quốc hiệu, tiêu ngữ. -Đơn xin học môn tự chọn. -Kính gửi: Thầy hiệu trưởng trường Tiểu học Lan Mẫu. -Nội dung đơn bao gồm: +Giới tiệu bản thân. +Trình bày lí do làm đơn. +Lời hứa. Lời cảm ơn. +Chữ kí của HS và phụ huynh. -HS viết vào vở. -HS đọc. 3-Củng cố, dặn dò: (5’) -GV nhận xét chung về tiết học. Dặn một số HS viết đơn chưa đạt yêu cầu về nhà sửa chữa, hoàn chỉnh lá đơn. -Yêu cầu HS ghi nhớ mẫu đơn để viết đơn đúng thể thức khi cần thiết. ……………………....................................... Chính tả (nghe – viết) Người mẹ của 51 đứa con I/ Mục tiêu: -Nghe và viết chính xác, trình bày đúng chính tả Người mẹ của 51 đứa con. -Làm đúng các bài tập ôn mô hình cấu tạo vần. Hiểu thế nào là những tiếng bắt vần với nhau. II/ Đồ dùng daỵ học: -Một vài tờ phiếu khổ to viết mô hình cấu tạo vần ch HS làm bài
File đính kèm:
- Tuan 17.doc