Giáo án lớp 5 - Tuần 16 năm 2012
I/Mục tiêu: Giúp học sinh
Đọc:
+ Đọc diễn cảm với giọng nhẹ nhàng điềm tĩnh, thể hiện thái độ cảm phục tấm lòng nhân ái, không màng danh lợi của Hải Thượng Lãn Ông
Hiểu:
+ Hiểu ý nghĩa của bài văn: Ca ngợi tài năng, tấm lòng nhân hậu và nhân cách cao thượng của Hải Thượng Lãn Ông(Trả lời câu hỏi 1,2,3)
II/ Đồ dùng Dạy- Học:
- Tranh minh hoạ bài đọc/ Sgk- 153; ảnh phác hoạ chân dung Hải Thượng Lãn Ông
III/ Các hoạt động Dạy- Học chủ yếu:
kết quả vào bảng phụ Tính cách Chi tiết, từ ngữ minh hoạ Trung thực, thẳng thắn Chăm chỉ Giản dị Giàu tình cảm, dễ xúc động Khoa học CHẤT DẺO I/Mục tiêu: Học xong bài này, học sinh có thể: - Nhận biết một số tính chất và công dụng của chất dẻo - Kể tên các đồ dùng được làm ra từ chất dẻo - Biết cách bảo quản các đồ dùng bằng chất dẻo II/ Đồ dùng Dạy- Học: - Thông tin và hình/ Sgk- 64; 65 - Phiếu học tập nhóm 4, cho HĐ 2 III/ Các hoạt động Dạy- Học chủ yếu: Hoạt động của giáo viên 1/ Kiểm tra bài cũ:(3p) Cao su - Kiểm tra 3 HS 2/ Bài mới: */ Giới thiệu: (2p) - Hãy kể tên những đồ dùng được làm từ chất dẻo. - Giới thiệu: chất dẻo ( plastic)- nghĩa là: có thể nặn, đúc,... - Nêu mục tiêu tiết học */HĐ1:(13p) Phát hiện về hình dạng, độ cứng của một số sản phẩm được làm từ chất dẻo - Gợi ý HS thảo luận nhóm đôi: quan sát tranh và TLCH/ Sgk- 64 - Kết luận: Những đồ dùng bằng nhựa chúng ta thường gặp được làm ra từ chất dẻo */HĐ2:(15p) Nêu tính chất và công dụng và cách bảo quản các đồ dùng bằng chất dẻo - Nêu yêu cầu thảo luận, phát phiếu học tập - Theo dõi các nhóm thảo luận - Kết luận: Chất dẻo được làm ra từ mỏ dầu và than đá; Có tính chất chung là cách điện, cách nhiệt, nhẹ, bền, khó vỡ, có tính dẻo ở nhiệt độ cao; Các sản phẩm được làm từ chất dẻo ngày càng được sử dụng phổ biến rộng rãi thay cho các sản phẩm làm bằng gỗ, da, thuỷ tinh, kim loại vì chúng không đắt tiền, tiện dụng, bền và nhiều màu sắc, hình dáng đẹp. 3/ Củng cố- Dặn dò:(2p) - Tổ chức trò chơi nhanh/ Sgk- 65 - Nhận xét tiết học - Chuẩn bị bài: Tơ sợi Hoạt động của học sinh - Nêu tính chất, công dụng của cao su; cách bảo quản đồ dùng bằng cao su - Kể tên những đồ dùng được làm từ chất dẻo (đồ nhựa sử dụng trong gia đình) - Quan sát hình/ Sgk- 64, thảo luận nhóm 2, nêu đặc điểm của các đồ dùng bằng nhựa ở từng hình 1/ ống nhựa cứng, chịu được sức nén; máng luồn dây điện không thấm nước 2/ Các loại ống nhựa có màu trắng hoặc đen, mềm, đàn hồi, có thể cuộn lại được, không thấm nước 3/áo mưa mỏng, mềm, không thấm nước 4/ Chậu, xô nhựa đều không thấm nước - Đọc thông tin/ Sgk- 65, hoàn thành phiếu học tập sau theo nhóm 4 Chất dẻo Nguồn gốc Tính chất Công dụng Cách bảo quản - Đọc mục Bạn cần biết/ Sgk- 65 - Thi đua kể thêm những đồ dùng bằng chất dẻo --------------------------***------------------------- Kể chuyện KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA Đề bài: Kể chuyện về một buổi sum họp đầm ấm trong gia đình I/Mục tiêu: Giúp học sinh 1. Rèn kĩ năng nói: -Biết chọn và kể tự nhiên một buổi sum họp đầm ấm trong gia đình, nói được suy nghĩ của mình về buổi sum họp đó 2. Rèn kĩ năng nghe: - Chăm chú nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn II/ Đồ dùng Dạy- Học: - Tranh ảnh về cảnh sum họp gia đình (HS chuẩn bị) III/ Các hoạt động Dạy- Học chủ yếu: Hoạt động của giáo viên A. Kiểm tra bài cũ:(8’) Kiểm tra 2 HS -GV nhận xét ghi điểm B. Bài mới: 1/ Giới thiệu:(1’) Nêu mục tiêu tiết học 2/Hướng dẫn hiểu yêu cầu của đề:(5’) - Nêu đề bài, hướng dẫn hiểu đúng yêu cầu của đề, gạch chân dưới những từ cần chú ý - Nhắc HS kể và giới thiệu hình ảnh (nếu có) 3/ Thực hành kể chuyện:(25’) - Tổ chức cho HS kể và trao đổi nội dung ý nghĩa chuyện - Tham khảo Sgv/309, gợi ý HS cách giới thiệu chuyện - Đính bảng phụ ghi sẵn các tiêu chí đánh giá bài kể 4/ Củng cố- Dặn dò:(25’) - Nhận xét tiết học - Chuẩn bị bài KC ở tuần 17 Hoạt động của học sinh - Kể lại câu chuyện theo yêu cầu của tiết trước.Lớp nhận xét - Đọc đề bài, xác định yêu cầu của đề - Đọc gợi ý/ Sgk- 157 - Giới thiệu chuyện sẽ kể - Kể trong nhóm 2 - Thi đua kể trước lớp, kể xong nói lên suy nghĩ của mình về không khí đầm ấm của gia đình và trả lời câu hỏi của bạn - Bình chọn bạn kể hay nhất, tự nhiên và hấp dẫn nhất, TLCH tốt nhất - Tự liên hệ ý thức bảo vệ hạnh phúc trong cuộc sống mỗi gia đình ---------------------------------------***------------------------------------------- Ngày soạn: 14/12/2009 Ngày dạy: Thứ tư, ngày 16 tháng 12 năm 2009 Tập đọc THẦY CÚNG ĐI BỆNH VIỆN Nguyễn Lăng I/Mục tiêu: Giúp học sinh Đọc: + Biết đọc diễn cảm toàn bài văn, giọng kể linh hoạt, phù hợp với diễn biến truyện Hiểu: + Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Phê phán cách chữa bệnh bằng mê tín ,khuyên mọi người chữa bệnh phải đi bệnh viện.(Trả lời được các câu hỏi SGK) II/ Đồ dùng Dạy- Học: - Tranh minh hoạ bài đọc/ Sgk III/ Các hoạt động Dạy- Học chủ yếu: Hoạt động của giáo viên A. Kiểm tra bài cũ:(5’) Thầy thuốc như mẹ hiền -Kiểm tra 3 HS.GV nhận xét –ghi điểm B. Bài mới: 1/ Giới thiệu: Nêu các ý: + Bài văn kể câu chuyện có thật ở Tây Bắc + Thầy cúng không chữa được bệnh cho chính mình, phải nhờ đến bệnh viện + Đấu tranh vì hạnh phúc con người- chống mê tín dị đoan 2/Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài a. Luyện đọc:(10’) -Gọi Hs khá đọc bài - Chia 4 phần: P1: từ đầu....học nghề cúng bái P2: tiếp đến không thuyên giảm P3: tiếp đến vẫn không lui P4: còn lại -YC học sinh đọc nối tiếp đoạn ,HD luyện đọc từ khó , giải nghĩa từ -YC học sinh luyện đọc nhóm -HD đọc giọng kể linh hoạt, phù hợp với diễn biến truyện: nhấn mạnh những từ tả cơn đau của cụ Ún,sự bất lực của học trò khi cố cúng bái..., sự tận tình của bác sĩ, sự dứt khoát từ bỏ nghề thầy cúng, đọc mẫu b/ Tìm hiểu bài:(10’) - HD học sinh trả lời câu hỏi tìm hiểu bài/ Sgk-149 - Nêu lần lượt từng câu hỏi, gợi ý HS trả lời - Câu hỏi cho HS giỏi: Câu chuyện gợi cho em suy nghĩ gì? c/Hướng dẫn đọc diễn cảm :(15’) - Hướng dẫn đọc diễn cảm đoạn 2, khích lệ HS đọc diễn cảm toàn chuyện, kể lại được chuyện -Yc học sinh đọc trước lớp. - Theo dõi, đánh giá HS đọc bài 3/ Củng cố- Dặn dò:(3’) - Dặn HS về nhà tiếp tục luyện đọc - Đọc trước bài: Ngu Công xã Trịnh Tường Hoạt động của học sinh - Đọc bài theo đoạn, trả lời câu hỏi 1; 2; 3/Sgk-154 - Quan sát tranh minh hoạ bài đọc Sgk/158, nói về nội dung tranh -1 em đọc bài -HS đánh dấu vào sách -HS đọc bài -2 em cùng bàn một nhóm - Trả lời các câu hỏi: 1/Cụ làm nghề thầy cúng 2/ cụ chữa bệnh bằng cách cúng bái nhưng bệnh không thuyên giảm 3/Vì cụ sợ mổ, lại không tin bác sĩ người Kinh bắt được con ma người Thái 4/ Nhờ bệnh viện mổ lấy sỏi thận cho cụ. Cụ đã hiểu thầy cúng không chữa khỏi bệnh cho con người, chỉ có thầy thuốc mới làm được điều đó - Nêu và ghi vở ý nghĩa của bài - HS đọc diễn cảm theo nhóm 4 -HS đọc diễn cảm trước lớp .Lớp nhận xét - Nhắc lại ý nghĩa câu chuyện --------------------------------------------------- Toán LUYỆN TẬP I/Mục tiêu: Giúp học sinh - Biết phần tỉ số phần trăm của một số - Rèn luyện kĩ năng giải bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm -GD học sinh tính cẩn thận khi học toán II/ Đồ dùng Dạy- Học: - Bảng phụ cá nhân, nhóm III/ Các hoạt động Dạy- Học chủ yếu: Hoạt động của giáo viên 1/ Kiểm tra bài cũ:(5’)- Kiểm tra 2 HS -Gv nhận xét 2/ Bài mới: Nêu mục tiêu tiết học */ Hướng dẫn luyện tập:(40’) Bài 1:Gọi Hs đọc đề , nêu yêu cầu -Yêu cầu HS nêu lại cách tính một số phần trăm của một số -YC học sinh làm vở , 2 em làm bảng -GV nhận xét chốt ý Bài 2: Gọi HS đọc đề -HD học sinh nắm yêu cầu đề bài -HD học sinh cách giải -Yc học sinh làm bài vào vở , 1 em làm bảng . -GV nhận xét ghi điểm Bài 3:Gọi HS đọc đề -HD học sinh nắm yêu cầu đề bài -HD học sinh cách giải -Yc học sinh làm bài vào vở , 1 em làm bảng . -GV nhận xét ghi điểm Bài 4: Dành cho HS khá giỏi -HD tính 1% của 1200 cây rồi tính nhẩm 5% của 1200 cây; Dựa vào kết quả đó để nhẩm: 10% = 5% x 2 nên 10% của 1200 cây là 60 x 2 = 120 cây;.... - Theo dõi, chấm chữa bài 3/ Củng cố- Dặn dò:(3’) - Làm các bài trong VBT - Chuẩn bị bài: Giải toán về tỉ số phần trăm(tt) Hoạt động của học sinh - Sửa bài 3; 4/VBT.Lớp nhận xét -Hs đọc đề -HS nêu -HS làm bài , nhận xét bài của bạn Kết quả: a/48 kg; b/56,4 m2; c/1,4 -HS đọc đề -HS theo dõi -HS theo dõi - Làm vào vở, 1 HS làm trên bảng nhóm Số gạo nếp bán được là: 120 x 35 : 100 = 42(kg) -HS đọc đề -HS theo dõi -HS theo dõi - Làm vào vở, 1 HS làm trên bảng nhóm, nhận xét bài của bạn Đáp số: 54 m2 - Làm bài vào vở, nêu miệng kết quả: 60 cây; 120 cây; 240 cây; 300 cây - Nhắc lại cách tính một số phần trăm của một số ------------------------------------------------ Tập làm văn: TẢ NGƯỜI ( Kiểm tra viết) I/Mục tiêu: Giúp học sinh - Viết được một bài văn tả người hoàn chỉnh, thể hiện kết quả quan sát chân thực và có cách diễn đạt trôi chảy - Thể hiện những kiến thức đã học qua bài làm, trình bày bài sạch đẹp, đúng thời gian quy định II/ Các hoạt động Dạy- Học chủ yếu: Hoạt động của giáo viên 1Bài mới:Giới thiệu bài mới: (5’) Nêu mục tiêu tiết học 2/ Hướng dẫn HS làm bài :(5’) - Nhắc HS: Viết hoàn chỉnh cả bài văn; viết có hình ảnh, áp dụng các biện pháp so sánh, nhân hoá cho sinh động, thể hiện tình cảm đối với người được tả, trình bày bài sạch đẹp, đúng thời gian quy định... - Giải đáp ý kiến thắc mắc của HS (nếu có) 3/ HS làm bài: (33’) -YC học sinh làm bài vào vở 4/ Củng cố- Dặn dò:(2’) - Nhận xét giờ làm bài - Chuẩn bị bài: Làm biên bản một vụ việc Hoạt động của học sinh - Đọc 4 đề kiểm tra/ Sgk- 159 - Chọn đề, đọc kĩ đề mình chọn - Nêu ý kiến thắc mắc - Viết bài vào vở - Nộp bài --------------------------------------------- Ngày soạn: 14/12/2009 Ngày dạy: Thứ năm, ngày 17 tháng 12 năm 2009 Toán GIẢI TOÁN VỀ TỈ SỐ PHẦN TRĂM (TT) I/Mục tiêu: Giúp học sinh - Cách tìm một số khi biết một số phần trăm của số đó - Vận dụng giải các bài toán đơn giản dạng tìm một số khi biết một số phần trăm của nó -GD học sinh tính cẩn thận khi làm toán. II/ Đồ dùng Dạy- Học: - Bảng phụ cá nhân. III/ Các hoạt động Dạy- Học chủ yếu: Hoạt động của giáo viên 1/ Kiểm tra bài cũ:(5’) Luyện tập - Kiểm tra 2 HS.GV nhận xét ghi điểm 2/ Bài mới: Nêu mục tiêu tiết học */ Giới thiệu cách tính một số, biết 52,5% của số đó là 420: (10’) - Nêu bài toán VD/ Sgk- 78 - Ghi tóm tắt trên bảng 52,5% số HS toàn trường là 420 HS 100% số HS toàn trường là ....HS? - Gợi
File đính kèm:
- TuCn 16.doc