Giáo án lớp 5 - Tuần 14

I. MỤC TIÊU:

- Đọc diễn cảm bài văn, biết phân biệt lời người kể và lời các nhân vật, thể hiện được tính cách nhân vật.

- Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi những con người có tấm lòng nhân hậu, biết quan tâm và đem lại niềm vui cho người khác. (Trả lời được các câu hỏi 1,2,3)

- Giáo dục HS có tấm lòng nhân hậu.

II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

A. KIỂM TRA BÀI CŨ: ( 5)

- Gọi HS đọc bài Trồng rừng ngập mặn + TLCH

 

doc19 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1395 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 5 - Tuần 14, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
_____________________________________
Thứ tư ngày 28 tháng 11 năm 2012
Sáng: tiết 1: toán
Chia một số tự nhiên cho một số thập phân
i.Mục tiêu
Biết: - Chia một số tự nhiên cho một số thập phân.
	- Vận dụng giải bài toán có lời văn.
	- Hoàn thành tối thiểu bài 1,3.
- Có ý thức tính toán cẩn thận
II. Hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ: (5’)
 Tính: 75 : 12 882 : 36
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài. (1’)	
2. Hướng dẫn HS thực hiện phép chia một số tự nhiên cho một số thập phân. (11’)
 + Tính rồi so sánh kết quả
*Chốt lại: Kết luận 
+ Ví dụ 1: Gọi HS đọc đề bài.
* HD: Từ kết luận trên chuyển về phép chia cho số tự nhiên. 
*Chốt lại: Các bước thực hiện
 + Ví dụ 2: 99 : 8,25 = ?
* HD: Số chia có mấy chữ số ở phần thập phân? àCần viết thêm mấy chữ số ở phần thập phân của số bị chia?
*Chốt lại: 99 : 8,25 = 9900 : 825
* Quy tắc 
 3. Luyện tập. (20’)
Bài 1: Đặt tính rồi tính.
- Gv nhận xét, chữa bài.
*Củng cố: Các bước thực hiện theo quy tắc.
Bài 2: Tính nhẩm:
- GV nhận xét, chữa bài.
*Chốt lại: Muốn chia một STP cho 0,1; 0,01; 0,001;... ta chỉ việc thêm vào bên phải số đó 1; 2; 3; ... chữ số.
Bài 3: Cho HS đọc đề bài, xác định yêu cầu, tìm cách làm.
- Cho HS làm bài.
*Chấm bài - Nhận xét
- Hoạt động nhóm đôi: 1 HS tính 25 : 4, HS còn lại tính (25 x 5) : (4 x 5)
(Tương tự đối với các biểu thức khác)
- So sánh giá trị 2 biểu thức
- Sự khác nhau của 2 biểu thức
Rút ra nhận xét và báo cáo.
- HS đọc đề bài và nêu phép tính để giải:
 57 : 9,5 
- Làm vào vở nháp - NX
- HS nêu - Tính vào vở nháp 
- Qua 2 VD tự nêu quy tắc chia số tự nhiên cho số thập phân.
- HS nhắc lại.
- Từng học sinh lên bảng 
- Lớp nhận xét.
- HS tính và nêu miệng kết quả( theo năng lực)
- So sánh thương và số bị chia và rút ra nhận xét. 
- Lấy thêm VD 
- Đọc đầu bài, nêu các yếu tố đã cho và yếu tố cần tìm. 
- Làm bài vào vở.
4. Củng cố, dặn dò: (3’)
- Muốn chia một số tự nhiên cho một số thập phân ta làm thế nào?
- Nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài sau.
 ____________________________________________
 Tiết 2: Tập đọc
Hạt gạo làng ta
I. Mục tiêu
- Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng nhẹ nhàng, tình cảm. 
- Hiểu nội dung, ý nghĩa: Hạt gạo được làm nên từ công sức của nhỉều người, là tấm lòng của hậu phương với tiền tuyến trong những năm chiến tranh (trả lời được các câu hỏi trong SGK, thuộc lòng 2,3 khổ thơ)
- Thêm quý trọng thành quả lao động của người nông dân.
II. Hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ. (5’)
- Gọi HS đọc và trả lời câu hỏi bài “Chuỗi ngọc lam”.
B. Bài mới.
1. Giới thiệu bài. (1’) Dùng tranh sgk.
2. Luyện đọc và tìm hiểu bài: (15-17’)
a/Luyện đọc: 
* Đọc cả bài. 
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp từng khổ. 
GV theo dõi uốn nắn - Kết hợp giải nghĩa từ khó. 
*Tổ chức cho HS đọc theo cặp.
- Gọi 1 em đọc cả bài.
 GV đọc. 
b.Tìm hiểu bài: 
- Cho HS đọc thầm toàn bài, trả lời câu hỏi SGK. 
- Nêu nội dung bài thơ? 
3. Hướng dẫn đọc diễn cảm và HTL: (12-14’)
- Cho HS tiếp nối nhau đọc lại bài.
- Luyện đọc diễn cảm. 
* Lưu ý các từ gợi tả gợi cảm cần nhấn giọng. 
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
- Tổ chức cho HS luyện đọc HTL.
- Thi đọc thuộc lòng.
GV nhận xét chung. 
4. Củng cố, dặn dò: (3’)
 - Nêu nội dung bài thơ? 
- Cho cả lớp hát bài Hạt gạo làng ta.
 GV nhận xét tiết học .Chuẩn bị bài sau.
- 1HS đọc cả bài - lớp đọc thầm.
- HS đọc nối tiếp 3 lượt. 
- HS nghe - nhận xét - bổ sung 
- HS đọc theo cặp. 
- 1 em đọc cả bài.
- HS nghe.
- HS đọc thầm trả lời câu hỏi sGK.
- HS nêu. 
- HS đọc nối tiếp.
- HS luyện đọc diễn cảm theo nhóm. 
- Các nhóm thi đọc diễn cảm. 
- Nhận xét - Ghi điểm. 
- HS nhẩm HTL.
- Thi đọc thuộc lòng. Lớp nhận xét, ghi điểm.
- HS nêu, viết vở .
__________________________________________________________________
Thứ năm ngày 29 tháng 11năm 2012
Sáng: tiết 1: toán
Luyện tập
i.Mục tiêu
Biết: - Chia một số tự nhiên cho một số thập phân.
	- Vận dụng để tìm x và giải bài toán có lời văn.
	- Hoàn thành tối thiểu bài 1,2,3.
- HS tích cực tự giác học tập.
II. Hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ. (5’)
 Tính: 483 :3,5 2 : 12,5
B. Bài mới.
1. Giới thiệu bài. (1’)
2. Luyện tập. ( 31’)
Bài 1
- Tổ chức HS làm bài 1
- Yêu cầu HS ghi nhớ quy tắc nhẩm khi chia cho 0,5; 0,2 ; 0,25.
- GV nhận xét. Củng cố, rèn kĩ năng chia nhẩm một STP cho 0,5; 0,25; 0,2.
Bài 2.
GV gọi HS lên bảng làm bài rồi chữa bài. Giúp HS yếu.
- GV nhận xét. Củng cố “Quy tắc chia STN cho STP”.
Bài 3
- Muốn biết tất cả có bao nhiêu chai dầu ta làm thế nào?
-Tổ chức chữa bài cho HS.
- GV nhận xét, chữa bài. Củng cố, rèn kĩ năng giải toán có lời văn.
Bài 4
Tổ chức cho HS tự làm bài rồi chữa bài( theo năng lực).
- GV chữa bài. Củng cố, rèn kĩ năng giải toán có lời văn.
3. Nhận xét, dặn dò: (2’)
- Nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài sau.
- HS làm bài theo nhóm đôi.
- HS so sánh 2 biểu thức để rút ra quy tắc nhẩm khi chia cho 0,5; 0,2 ; 0,25.
- HS làm bài cá nhân. 2 HS lên bảng làm.
- HS đọc đề, xác định yêu cầu của đề, tìm cách giải.
- HS làm bài cá nhân. 
- 2 HS lên bảng chữa bài. Lớp nhận xét.
- HS đọc đề và tóm tắt, xác định dạng toán và giải toán.
- >làm bài 
- Một HS lên bảng.
 _____________________________________
Tiết 3: tập làm văn
Làm biên bản cuộc họp
I. Mục tiêu
- Hiểu được thế nào là biên bản cuộc họp, thể thức, nội dung của biên bản (ND ghi nhớ)
- Xác định được những trường hợp cần ghi biên bản (BT1 mục III); biết đặt tên cho biên bản cần lập ở BT1 (BT2).
- KNS: Ra quyết định, giải quyết vấn đề, tư duy phê phán.
- Hình thành ý thức làm việc khoa học.
II. Hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ: ( 5’)
- 2 HS đọc đoạn văn tả ngoại hình của một người em thường gặp.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài. (1’)	
2. Nhận xét. (10’)
- Yêu cầu HS đọc Biên bản Đại hội chi đội
 - Tổ chức cho HS làm việc theo nhóm đôi. 
+ Đọc kĩ Biên bản Đại hội chi đội
+ Đọc kĩ một mẫu đơn đã học
+ Trao đổi từng câu hỏi SGK.
+ Ghi văn tắt câu trả lời vào vở nháp
- GVnhận xét, kết luận lời giải đúng.
+ Biên bản là gì? Nội dung biên bản thường gồm co những phần nào?
- Gọi HS đọc phần Ghi nhớ, nhắc HS học thuộc phần Ghi nhớ ngay tại lớp.
- 2 HS đọc nối tiếp
- HS đọc yêu cầu. 
- HS làm theo hướng dẫn.
- 1 nhóm trình bày ý kiến, lớp nhận xét.
- bổ sung.
- HS trả lời theo ý hiểu.
- HS đọc và nhẩm để thuộc.
3. Luyện tập. ( 21’)
Bài tập 1.
- Tổ chức cho HS làm việc theo cặp
- GV theo dõi, hướng dẫn.
- GV ghi nhanh những lí do của từng trường hợp lên bảng
- Yêu cầu HS lấy thêm ví dụ về các trường hợp cần ghi biên bản.
Bài tập 2
- Yêu cầu HS tự làm bài
- GV theo dõi, hướng dẫn.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng
- HS đọc yêu cầu 
- HS trao đổi, thảo luận, trả lời câu hỏi, giải thích tại sao trường hợp đó lại lập biên bản hoặc không lập biên bản.
- HS phát biểu, lớp nhận xét, thống nhất ý kiến: cần ghi biên bản ở các trường hợp Đại hội liên đội, Bàn giao tài sản, Xử lí vi phạm luật về giao thông
- HS lấy VD.
- HS đọc yêu cầu 
- 1 HS làm trên bảng, lớp làm vào VBT.
- Nhận xét bài trên bảng, đọc 1 số bài khác, chọn tên biên bản phù hợp với nội dung sự việc.
4. Củng cố, dặn dò: 4’
- Củng cố thể thức của biên bản.
- Nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài sau.
–––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Tiết 4: kĩ thuật
Cắt, khâu, thêu tự chọn (Tiết 3)
i.Mục tiêu: - Hoàn thành sản phẩm của mình.
- Rèn đôi tay khéo léo.
-Yêu thích sản phẩm mình làm	
II. Đồ dùng dạy học: - Hộp kĩ thuật cắt, khâu, thêu.
III.Hoạt động dạy học.
A. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Nêu quy trình cắt, khâu, thêu tự chọn?
- Kiểm tra sản phẩm tiết 2.
B. Bài mới.
1. Giới thiệu bài. (1’)
 2. Hoạt động 1: Học sinh thực hành làm sản phẩm tự chọn. ( 23’)
- Tổ chức cho HS thực hành.
- GV đến từng nhóm quan sát HS thực hành và có thể HD thêm nếu HS còn lúng túng.
3. Hoạt động 2: Nhận xét, đánh giá ( 8’)
 - Cho HS trưng bày sản phẩm. 
- Tổ chức cho HS tham gia nhận xét, đánh giá.
- GV kết luận chung.
- HS thực hành.
- HS trưng bày sản phẩm. 
- HS tham gia nhận xét, đánh giá.
4. Nhận xét, dặn dò: ( 3’)
- GV nhận xét ý thức học tập của HS và khen ngợi những cá nhân học tập tích cực.
- Nhắc nhở HS chuẩn bị cho giờ học sau.
 _______________________________
Chiều: Tiết 1: đạo đức
Tôn trọng phụ nữ (tiết 1)
I. Mục tiêu: 
- Nêu được vai trò của phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội.
- Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi thể hiện sự tôn trọng phụ nữ.
- Tôn trọng, quan tâm không phân biệt đối xử với chị em gái, bạn gái và người phụ nữ khác trong cuộc sống hàng ngày.
- Biết vì sao phải tôn trọng phụ nữ. Biết chăm sóc, giúp đỡ chị em gái, bạn gái và người phụ nữ khác trong cuộc sống hàng ngày.
- KNS: Kĩ năng tư duy phê phán, ra quyết định phù hợp tình huống, giao tiếp ứng xử với bà, mẹ, chị em gái, bạn gái,...
- Có ý thức tôn trọng phụ nữ.
II.Tài liệu, phương tiện: Thẻ các màu để sử dụng cho hoạt động 3.
III. Hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:(5’)
- Nêu những việc em đã làm thể hiện tình cảm kính già, yêu trẻ ?
B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: (1’)
2. Hoạt động 1: (8-10’) Tìm hiểu thông tin (sgk T22)
* Mục tiêu: HS biết những đóng góp của người phụ nữ Việt Nam trong gia đình và ngoài xã hội.
* Tiến hành:
 - GV chia lớp thành nhóm 4, giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm quan sát 1 ảnh, chuẩn bị giới thiệu nội dung ảnh.
- GV nhận xét, chốt ý.
- Em hãy kể các công việc của người phụ nữ trong gia đình, trong xã hội mà em biết.
-Tại sao những người phụ nữ là những người được kính trọng ?
- Mời HS nêu ghi nhớ.
3. Hoạt động 2: (6 – 8’) Làm BT1,sgk
* Hs biết các hành vi thể hiện tôn trọng phụ nữ, sự đối sử bình đẳng giữa em trai và em gái.
* Tiến hành:
- Cho HS đọc yêu cầu, nội dung bài.
- GV mời 1 số HS trình bày.
- GV nhận xét, chốt ý.
4. Hoạt động 3:(6 - 8’) Bày tỏ thái độ (BT2,sgk)
* Mục tiêu: HS biết đánh giá và bày tỏ thái độ tán thành với các ý kiến tôn trọng phụ nữ, biết giải thích lí do vì sao tán thành và không tán thành ý kiến đó.
* Tiến hành:
- Cho HS đọc yêu cầu.
- GV lần lượt nêu từng ý kiến.
- Hãy giải t

File đính kèm:

  • docTuan 14.doc
Giáo án liên quan