Giáo án lớp 5 tuần 1, 2

I. Mục tiêu:

 - Biết đọc nhấn giọng từ ngữ cần thiết, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.

 - Hiểu nội dung bức thư: Bác Hồ khuyên học sinh chăm học, biết nghe thầy, yêu bạn.

 Học thuộc đoạn: “Sau 80 giời . của các em” và TLCH 1, 2, 3.

 - DGHS biết vâng lời Bác dạy.

II. Đồ dùng dạy - học: - Gv: Tranh SGK phóng to, bảng phụ viết sẵn đoạn 1

 - HS: Xem trước bài trong sách.

III. Các hoạt động dạy - học:

 1. Ổn định : Nền nếp

 2. Bài cũ : Kiểm tra sách vở của học sinh.

 3. Bài mới: Giới thiệu bài – Ghi đề.

 

doc34 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1290 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 5 tuần 1, 2, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Tìm hiểu vị thế của học sinh lớp 5
MT: Giúp học sinh biết nhiệm vụ của học sinh lớp 5. 
 - Cho HS xem tranh SGK và đọc nội dung tình huống. 
 - Yêu cầu HS thảo luận nhóm 2 em để tìm hiểu nội dung từng tình huống. 
+ Gợi ý tìm hiểu tranh. 
H. Bức ảnh thứ nhất chụp cảnh gì?
H. Em thấy nét mặt các bạn như thế nào? 
H. Bức ảnh thứ hai vẽ gì? 
H. Cô giáo đã nói gì với các bạn?
H. Em thấy các bạn có thái độ như thế nào?
H. Bức tranh thứ ba vẽ gì?
H: Bố của bạn học sinh đã nói gì với bạn?
H. Theo em, bạn học sinh đó đã làm gì để được bố khen? 
* H. Em nghĩ gì khi xem các bức tranh trên?
 - Yêu cầu HS thảo luận, trả lời các câu hỏi trong phiếu bài tập. 
Phiếu bài tập
Em hãy trả lời các câu hỏi sau và ghi ra giấy câu trả lời của mình. 
1. HS lớp 5 có gì khác so với các học sinh lớp dưới trong trường? 
2. Chúng ta cần phải làm gì để xứng đáng là HS lớp 5?
* Em hãy nói cảm nghĩ của em khi đã là học sinh lớp 5?
=>GV kết luận 
Hoạt động 2: Liên hệ 
MT: Học sinh tự hào mình là học sinh lớp 5
 - Yêu cầu HS làm việc cá nhân và trả lời: 
H. Hãy nêu những điểm em thấy hài lòng về mình? 
H. Hãy nêu những điểm em thấy cần phải cố gắng để xứng đáng là học sinh lớp 5? 
 - GV lắng nghe HS trình bày và kết luận
Hoạt động 3: Trò chơi phóng viên
 - Mục tiêu: Củng cố lại nội dung bài học. 
 - Yêu cầu HS thay phiên nhau đóng vai phóng viên để phỏng vấn các học sinh khác về các nội dung có liên quan đến chủ đề bài học. 
H: Theo bạn, học sinh lớp 5 cần phải làm gì?
H: Bạn cảm thấy như thế nào khi là học sinh lớp 5?
H: Bạn đã thực hiện được những điểm nào trong chương trình “ Rèn luyện đội viên” ?
H: Hãy nêu những điểm bạn thấy xứng đáng là học sinh lớp 5?
H: Hãy nêu những điểm bạn thấy mình cần phải cố gắng hơn để xứng đáng là học sinh lớp 5?
H: Bạn hãy hát một bài hát hoặc đọc một bài thơ về chủ đề trường em?
 - GV khen ngợi các em có câu trả lời tốt, động viên nhóm trả lời chưa tốt. 
 - Gọi 2, 3 học sinh đọc ghi nhớ trong SGK/ 5
 - HS quan sát và thực hiện
 - Thảo luận nhóm 2 em. 
 - Trình bày, nhận xét, bổ sung. 
+ Các bạn học sinh lớp 5 trường tiểu học Hoàng Diệu đón các em là học sinh lớp 1. 
+ Nét mặt bạn nào cũng vui tươi, háo hức. 
+ Cô giáo và các bạn học sinh lớp 5 trong lớp học. 
+ Chúc mừng các em đã lên lớp 5
+ Ai cũng rất vui vẻ, hạnh phúc, tự hào. 
+ Bạn học sinh lớp 5 và bố của bạn. 
+ Con trai bố ngoan quá. 
+ Tự giác học bài, làm bài, tự giác làm việc nhà. 
*Học sinh tự trả lời. 
+ HS thảo luận, trả lời các câu hỏi trong phiếu bài tập, trình bày ý kiến của nhóm trước lớp, nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
Đáp án: 
+ HS lớp 5 lớn nhất trường nên phải gương mẫu để học sinh lớp dưới noi theo. 
+ Phải chăm học, tự giác trong công việc hàng ngày và trong học tập, phải rèn luyện thật tốt…
* Em thấy mình lớn hơn, trưởng thành hơn. Em thấy vui và rất tự hào vì đã là học sinh lớp 5. 
 - Theo dõi, lắng nghe. 
 - HS làm việc cá nhân và trả lời: 
+ Học tốt, nghe lời cha, mẹ, thầy, cô giáo, lễ phép, giữ gìn sách vở, chú ý nghe cô giáo giảng bài…
+ Chăm học hơn, tự tin hơn, tự giác học tập hơn, giúp đỡ các bạn học kém trong lớp. 
 - Vài em đọc nhắc lại kết luận. 
 - Lần lượt từng học sinh thay nhau làm phóng viên phỏng vấn các bạn theo nội dung về chủ đề bài học. 
 - 2, 3 HS đọc ghi nhớ trong SGK/ 5
 4. Củng cố: Em cần phải làm gì để xứng đáng là học sinh lớp 5?
 - Nhận xét tiết học. 
 5. Dặn dò: - GV yêu cầu HS về nhà lập kế hoạch phấn đấu của bản thân trong năm học này
Rút kinh nghiệm:.........................................................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................................................................................................
 Thứ 4 ngày tháng năm 201
TIẾT 1:TẬP ĐỌC
QUANG CẢNH LÀNG MẠC NGÀY MÙA
I. Mục tiêu: 
 - Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài, nhấn giọng ở những từ tả màu vàng của cảnh vật. 
 - Hiểu nội dung: Bức tranh làng quê ngày mùa rất đẹp. (Trả lời được các câu hỏi 1; 3; 4 trong SGK)
 - GD học sinh tình yêu quê hương đất nước. 
**GDMT: Giúp học sinh hiểu thêm về môi trường thiên nhiên đẹp đẽ ở làng quê Việt Nam. 
II. Chuẩn bị: - GV: Tranh, ảnh về cánh đồng lúa chín, cảnh làng quê mùa thu hoạch, băng giấy hoặc (bảng phụ) viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc. 
 - HS: Xem trước bài trong sách, tranh ảnh. 
III. Các hoạt động dạy - học: 
1. Bài cũ: Thư gửi các học sinh 
 - Gọi HS đọc bài (1 HS đọc thuộc lòng đoạn từ “Sau 80 năm … của các em”) và lần lượt trả lời câu hỏi: 
 H: Bác Hồ gửi thư cho học sinh vào dịp nào? (C. Anh)
 H: Nêu trách nhiệm của học sinh trong công cuộc xây dựng đất nước? (Mỹ)
 H: Nêu nội dung bức thư của Bác ? (Giang)
2. Bài mới: Giới thiệu bài – Ghi đề. 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Luyện đọc
MT: HS đọc và phát âm chính xác. 
 - Gọi 1 HS khá đọc cả bài trước lớp. 
 - Yêu cầu HS nối tiếp đọc theo từng đoạn đến hết bài. 
+ Lần 1: Theo dõi và sửa phát âm cho HS. 
+ Lần 2: Gọi HS đọc thầm phần giải nghĩa trong SGK. GV kết hợp giải nghĩa thêm: 
vàng xuộm: là màu vàng đã ngả sang sắc nâu, không còn tươi, ý nói lúa rất chín. 
- Hướng dẫn HS ngắt nghỉ đúng ở câu văn dài. 
- Gọi 1 HS đọc cả bài. 
 - GV nhận xét, tuyên dương. 
 - GV đọc diễn cảm cả bài. 
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
MT: HS hiểu được nội dung bài. 
+ Yêu cầu HS đọc thầm từng đoạn và trả lời câu hỏi. 
 - Đoạn đầu: câu mở đầu
H: Đoạn 1 tác giả giới thiệu gì?
Ý 1: Giới thiệu khái quát về quang cảnh ngày mùa. 
 - Đoạn 2: tiếp theo đến … đầm ấm lạ lùng. 
H: Kể tên các sự vật có trong bài có màu vàng và từ chỉ màu vàng đó?
 - Lúa chín - vàng xuộm; nắng nhạt - vàng hoe; quả xoan - vàng lịm; lá mít - vàng ối; lá đu đủ, lá sắn héo - vàng tươi; buồng chuối - chín vàng; bụi mía - vàng xọng; rơm và thóc - vàng giòn. 
 - Vàng xọng: vàng của màu mía già có nhiều mật. 
+ Yêu cầu HS đọc đoạn 2. 
H: Đoạn 2 cho biết gì?
Ý 2: Miêu tả cảnh vật của làng quê với các màu vàng khác nhau. 
 + Đoạn 3: phần còn lại. 
H: Tìm những chi tiết miêu tả thời tiết và hoạt động của con người? 
 - Thời tiết: không nắng, không mưa, không có cảm giác héo tàn, hanh hao lúc sắp bước vào mùa đông. 
 - Con người: mải miết làm việc không tưởng tới ngày hay đêm. 
H: Những chi tiết nào về thời tiết và con người làm cho bức tranh làng quê thêm đẹp và sinh động?
H: Đoạn 3 cho biết gì?
 - Ý 3: Miêu tả không khí lao động ngày mùa. 
H: Bài văn thể hiện tình cảm gì của tác giả đối với quê hương?
 - GV chốt ý - ghi bảng: 
Nội dung: Bức tranh làng quê ngày mùa rất đẹp. 
**GDMT: Giúp học sinh hiểu thêm về môi trường thiên nhiên đẹp đẽ ở làng quê Việt Nam.
? Chúng ta cần làm gì để bảo vệ môi trường thiên nhiên ở làng quê Việt Nam luôn sạch, đẹp?
Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm 
MT: Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài, nhấn giọng ở những từ tả màu vàng của cảnh vật. 
 - Gọi 3 HS đọc nối tiếp trước lớp (mỗi em đọc 1 đoạn ). 
 - Hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm đoạn 1, 2. 
+ Chú ý đọc các câu văn dài: 
 Có lẽ bắt đầu từ những đêm sương sa/ thì bóng tối đã hơi cứng/ và sáng ngày ra/ thì trông thấy màu trời có vàng hơn thường khi. 
 Nắng vườn chuối đương có gió/ lẫn với lá vàng/ như những vạt áo nắng, đuôi áo nắng, vẫy vẫy. 
 - GV đọc mẫu. 
 - Gọi HS luyện đọc diễn cảm theo cặp. 
 - Thi đọc diễn cảm trước lớp. 
 - GV theo dõi, uốn nắn. 
 - Nhận xét, tuyên dương và ghi điểm cho HS. 
3. Củng cố: - Gọi 1 HS đọc bài và nêu nội dung bài. 
 - GV nhận xét tiết học. 
4. Dặn dò: - Về nhà học bài, chuẩn bị bài: “Nghìn năm văn hiến”. 
 - 1 HS đọc, cả lớp lắng nghe, đọc thầm theo SGK. 
 - Nối tiếp nhau đọc bài, cả lớp theo dõi đọc thầm theo, phần giải nghĩa trong SGK. 
 - Lắng nghe. 
 - 1 em đọc, cả lớp theo dõi. 
 - Theo dõi, lắng nghe. 
 - Đọc thầm theo nhóm bàn và trả lời câu hỏi. 
 - 2 học sinh trả lời. 
 - 1 em đọc, lớp theo dõi. 
 - Cả lớp đọc thầm và trả lời. 
 - 1 - 2 học sinh trả lời. 
 - Thảo luận nhóm bàn. 
 - Đại diện của một vài nhóm trình bày, HS khác nhận xét, bổ sung. 
 - Vài em nhắc lại. 
 - 3 HS lần lượt đọc. 
 - HS lắng nghe. 
 - Đọc theo nhóm cặp. 
 - 3 - 4 cặp HS thi đọc, lớp theo dõi, nhận xét. 
 - 1 HS đọc và nêu. 
 - Lắng nghe, thực hiện. 
Rút kinh nghiệm:.........................................................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................................................................................................
TIẾT 2: TOÁN
ÔN TẬP: SO SÁNH HAI PHÂN SỐ 
I. Mục tiêu: 
 - HS biết so sánh hai phân số có cùng mẫu số, khác mẫu số. 
 - HS biết cách sắp xếp ba phân số theo thứ tự. 
 - Giáo dục tính cẩn thận, chính xác và trình bày sạch đẹp. 
II. Chuẩn bị: - GV: Nội dung ôn tập. 
 - HS: Xem trước bài, VBT. 
III. Các hoạt động dạy - học: 
1. Bài cũ: - Gọi 2 học sinh lên làm bài, dưới lớp nháp: 
Bài 1: Rút gọn phân số và nêu cách rút gọn. (Tâm)
Bài 2: Quy đồng mẫu số các phân số và , nêu cách quy đồng. (Ý)
 - Nhận xét và ghi điểm. 
2. Bài mới: - Giới thiệu bài, ghi đề. 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ1: Hướng dẫn HS ôn tập cách so sánh hai phân số 
MT: HS biết so sánh hai phân số có cùng mẫu số, khác mẫu số. 
a) - Gọi HS nêu cách so sánh hai phân số có cùng mẫu số, rồi tự nêu ví dụ. 
H: Vì sao lại bé hơn ?
H: Vì sao lại lớn hơn ? 
a) - Gọi HS nêu cách so sánh hai phân số khác mẫu số, rồi tự nêu ví dụ (làm tương tự với trường hợp cách so sánh hai phân số cùng mẫu số). 
 - Chú ý: Nhắc học sinh nắm được phương pháp chung để so sánh hai phân số là bao giờ cũng có thể làm cho chúng 

File đính kèm:

  • doctuan 1 2 buoi lop 5.doc
Giáo án liên quan