Giáo án lớp 5 năm 2013 - Tuần 32

I/ Mục tiêu:

1-Biết đọc diễn một đoạn hoặc toàn bộ bài văn.

2- Hiểu nội dung : Ca ngợi tấm gương giữ gìn an toàn giao thông đường sắt và hành động dũng cảm cứu em nhỏ của Út Vịnh.Trả lời được các câu hỏi trong SGK.

Em Nga, Đạt đọc diễn cảm được một đoạn của bài văn.

II Đồ dùng dạy học

Tranh SGK, bảng phụ.

II/ Các hoạt động dạy học:

A-Kiểm tra bài cũ:

 

doc36 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1291 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 5 năm 2013 - Tuần 32, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
âu chuyện ; giải nghĩa một số từ 
 khó	
 -GV kể lần 2, Kết hợp chỉ tranh minh hoạ.
	3-Hướng dẫn HS kể chuyện và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
a) Yêu cầu 1:
-Một HS đọc lại yêu cầu 1.
-Cho HS quan sát lần lượt từng tranh minh hoạ truyện, kể chuyện trong nhóm 2 ( HS thay đổi nhau mỗi em kể 2 tranh, sau đó đổi lại )
-Mời HS lần lượt kể từng đoạn câu chuyện theo tranh. 
-GV bổ sung, góp ý nhanh.
b) Yêu cầu 2, 3:
-Một HS đọc lại yêu cầu 2,3.
-GV nhắc HS kể lại câu chuyện theo lời nhân vật các em cần xưng “tôi” kể theo cách nhìn, cách nghĩ của nhân vật.
-HS nhập vai nhân vật kể toàn bộ câu chuyện, cùng trao đổi về ý nghĩa câu chuyện trong nhóm .
-Cho HS thi kể toàn bộ câu chuyện và trao đổi đối thoại với bạn về ý nghĩa câu chuyện.
-Cả lớp và GV nhận xét, đánh giá, bình chọn :
+Người kể chuyện nhập vai đúng và hay nhất.
+Người hiểu truyện, trả lời câu hỏi đúng nhất.
-HS kể chuyện trong nhóm lần lượt theo từng tranh.
-HS kể từng đoạn trước lớp.
-HS nhập vai kể chuyện trong nhóm 2.
-HS thi kể chuyện và trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện.
	3-Củng cố, dặn dò:
	-HS nhắc lại ý nghĩa câu chuyện.
-GV nhận xét giờ học. Nhắc HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
	-Dặn HS chuẩn bị bài sau.
* * *
Rút kinh nghiệm:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
 ====================
 Tiết 4
Bài 64: vai trò của môi trường tự nhiên
 đối với đời sống con người
I. Mục tiêu
- HS nêu được những ví dụ chứng tỏ môi trường tự nhiên có ảnh hưởng lớn đến đời sống con người.
- Biết những tác động của con người đối với tài nguyên và môi trường.
Giáo dục HS kĩ năng sống: 
+Kĩ năng tự nhận thức hành độngcủa con người và bản thân đã tác động vào môI trường những gì.
+Kĩ năng tư duy tổng hợp.
II. Đồ dùng dạy học
- Phiếu học tập
III. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Tài nguyên thiên nhiên là gì?
 -Kể tên một số tài nguyên thiên nhiên ích lợi của nó.
-GV nhận xét,cho điểm.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2.Các hoạt động
* Hoạt động 1: ảnh hưởng của môi trường tự nhiên đến đời sống con người và con người tác động trở lại môi trường tự nhiên 
- GV cho HS hoạt động theo nhóm 
- Quan sát từng hình minh hoạ trang 132 
- Nêu nội dung hình vẽ?
- Trong hình vẽ môi trường tự nhiên đã cung cấp cho con người những gì?
- Trong hình vẽ môi trường tự nhiên đã nhận từ hoạt động của con người những gì?
- HS báo cáo kết quả.
- Môi trường tự nhiên cung cấp cho con người những gì?
- Môi trường tự nhiên nhận từ con người những gì?
KL: Môi trường tự nhiên cung cấp cho con người thức ăn , nước uống , khí thở , nơi ở , nơi làm việc ... các nguyên liệu như quặng , kim loại, than đá, dầu mỏ.....
Môi trường còn là nơi tiếp nhận những chất thải trong sinh hoạt , trong quá trình sản xuất và trong các hoạt động khác của con người 
* Hoạt động 2: Vai trò của môi trường đối với đời sống con người 
- Phát phiếu học tập 
- HS thảo luận viết tên những thứ môi trường cho con người và những thứ môi trường nhận từ con người 
- các nhóm báo cáo kết quả 
- Gọi nhóm đọc phiếu của mình 
- HS trả lời 
- HS thảo luận nhóm 
- HS quan sát 
- Hình 1: con người đang quạt bếp than. Môi trường đã cung cấp cho con người chất đốt và nhận lại từ hoạt động này là khí thải 
Hình 2: Các bạn nhỏ đang bơi ở bể bơi , môi trường tự nhiên cung cấp đất để xây bể... và nhận từ con người là diện tích đất bị thu hẹp
, mật độ dân số đông , chất thải do con người thải ra nhiều.
hình 3: Đàn trâu đang gặm cỏ bên bờ sông, môi trường đã cung cấp đất, bãi cỏ .....nhận lại phân của động vật, người, hạn chế sự phát triển của cỏ và động vật khác 
Hình 4: Bạn nhỏ đang uống nước . Môi trường 
đã cung cấp nước uống cho con người .
Hình 5: Hoạt động của đô thị . Môi trường cung cấp cho con người đất đai để xây dựng...nhận từ con người khí thải....
Hình 6: Môi trường đã cung cấp thức ăn cho con người 
- Cung cấp cho con người thức ăn nước uống,khí thở,nơi vui chơi,giải trí…
-Cung cấp các tài nguyên thiên nhiên…
- Môi trường nhận từ con người các chất thải ....
Ví dụ:
Phiếu học tập
Vai trò của môi trường tự nhiên đối với đời sống con người
Môi trường cho
Môi trường nhận 
Thức ăn 
phân
Nước uống
nước tiểu 
Không khí để thở
khí thải 
Đất
nước thải sinh hoạt
Nước dùng trong công nghiệp
nước thải công nghiệp
Chất đốt
khói
Gió
bụi
Vàng
chất hoá học
Dầu mỏ
khí thải 
- Nhận xét chung về ý thức học tập của HS
- Điều gì sẽ xảy ra nếu con người khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách bừa bãi và thải vào môi trường nhiều chất độc hại? ( môi trường bị ô nhiễm, suy thoái đất, môi trường bị phá huỷ).
-GV giáo dục ý thức cho HS biết bảo vệ tài nguyên thiên nhiên,giữ vệ sinh môi trường.
* Hoạt động kết thúc: 
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà học bài và sưu tầm tranh ảnh, bài báo nói về nạn phá rừng và hậu quả của việc phá rừng .
Rút kinh nghiệm
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… 
 Ngày soạn: 22/4//2014
 Ngày dạy : 2014
 Tiết 1
Môn: Tập đọc
Bài: Những cánh buồm
I/ Mục tiêu:
 -Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài ; giọng chậm rãi, dịu dàng, trầm lắng, diễn tả được tình cảm của người cha với con ; ngắt giọng đúng nhịp thơ.
 -Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài thơ: Cảm xúc tự hào của người cha khi thấy con mình cũng ấp ủ những ước mơ đẹp như ước mơ của mình thời thơ ấu. Ca ngợi ước mơ khám phá cuộc sống của trẻ thơ, những ước mơ làm cho cuộc sống không ngừng tốt đẹp ,ước mơ về cuộc sống tốt đẹp của người con.(Trả lời được các câu hỏi trong SGK; thuộc 1-2 khổ thơ trong bài).
 Về nhà học thuộc lòng bài thơ.
II Đồ dùng dạy học
 -Tranh, 
 - Bảng phụ.
III/ Các hoạt động dạy học:
A- Kiểm tra bài cũ: HS đọc bài út Vịnh và trả lời các câu hỏi về nội dung bài.
GV nhận xét,cho điểm.
B- Dạy bài mới:
1- Giới thiệu bài: 
2-Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:
a) Luyện đọc:
-Mời 1 HS giỏi đọc.
-Cho HS quan sát tranh minh họa.
 -Chia đoạn (5 đoạn).
-Cho HS đọc nối tiếp đoạn, GV kết hợp sửa lỗi phát âm 
………………………………………….
………………………………………….
…………………………………………..
GV giúp HS hiểu nghĩa từ khó.
-Mời 1-2 HS đọc toàn bài.
-GV đọc diễn cảm toàn bài.
b)Tìm hiểu bài:
-GV cho hs đọc thầm , trả lờ các câu hỏi trong bài:
+Dựa vào những hình ảnh đã được gợi ra trong bài thơ, hãy tưởng tượng và miêu tả cảnh hai cha con dạo trên bãi biển?
-Cho HS đọc khổ thơ 2, 3, 4, 5:
+Thuật lại cuộc trò chuyện giữa hai cha con? (HS khá)
-GV giảng bài.
 +Những câu hỏi ngây thơ cho thấy con có ước mơ gì? (HS TB)
-Cho HS đọc khổ thơ cuối:
+Ước mơ của con gợi cho cha nhớ đến điều gì.
-Nội dung,ý nghĩa của bài là gì?
-GV chốt ý đúng, ghi bảng.
-Cho 1-2 HS đọc lại.
c) Hướng dẫn đọc diễn cảm:
-Mời HS 5 nối tiếp đọc bài thơ.
-Cho cả lớp tìm giọng đọc cho mỗi khổ thơ.
-Cho HS luyện đọc diễn cảm khổ thơ 2, 3 
-Thi đọc diễn cảm.
-Cho HS luyện đọc thuộc lòng, sau đó thi đọc.
-Cả lớp và GV nhận xét.
- 1 HS đọc.
-Lớp quan sát tranh minh họa.
-Mỗi khổ thơ là một đoạn.
-HS nêu.
+Con mơ ước được khám phá những điều chưa biết về biển, những điều chưa biết về cuộc sống.
+ Gợi cho cha nhớ đến ước mơ thuở nhỏ của mình.
+Cha nhớ đến ước mơ của mình thuở nhỏ.
-HS nêu.
-HS đọc.
-HS tìm giọng đọc diễn cảm cho mỗi khổ thơ.
-HS luyện đọc diễn cảm.
-HS thi đọc.
3-Củng cố, dặn dò: 
- Giáo viên giáo dục ý thức cho HS.
-GV nhận xét giờ học. 
-Dặn học sinh về học thuộc lòng bài và chuẩn bị bài sau: Luật Bảo vệ ,chăm sóc và giáo dục trẻ em.
* * *
Rút kinh nghiệm: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
 =============
Tiết 3 
Môn: Toán
Bài: Ôn tập về tính chu vi, diện tích một số hình
I/ Mục tiêu: 
-Thuộc công thức tính chu vi, diện tích các hình đã học (hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác, hình thang, hình bình hành, hình thoi, hình tròn).
-Biết vận dụng vào giải toán.
-Cả lớp làm bài tập :Bài 1,Bài 3.
Khuyến khích HS khá,giỏi làm thêm bài 2.
II Đồ dùng dạy học
Bảng viết công thức chu vi, diện tích các hình.
II/Các hoạt động dạy học 
A-Kiểm tra bài cũ: Cho HS làm lại bài tập 1 tiết trước.
B-Bài mới:
1-Giới thiệu bài:
2-Hướng dẫn HS ôn tập 
Ôn tập về tính chu vi và diện tích các hình:
-GV cho HS lần lượt nêu các quy tắc và công thức tính diện tích và chu vi các hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác, hình thang, hình bình hành, hình thoi, hình tròn.
-GV treo lên bảng lớp bảng vẽ,viết đã chuẩn bị sẵn.
-HS nêu
-HS đọc.
-HS ghi vào vở.
3-Luyện tập:
*Bài tập 1 (166): 
-Cho HS làm bài vào vở, gọi 1 hs làm trên bảng lớp.
-GV chấm vở,chữa bài.
*Bài tập 2 (167): 
Dành cho HS khá,giỏi làm thêm.
-GV gợi ý HS cách giải.
*Bài tập 3 (167): 
-Cho HS làm vào vở.
-Mời 1 HS lên bảng chữa bài.
*Bài giải:
a) Chiều rộng khu vườn hình chữ nhật là:
 120 x 2 = 80 (m)
 3
 Chu vi khu vườn hình chữ nhật là:
 (120 + 80 ) x 2 = 400 (m)
b) Diện tích khu vườn hình chữ nhật là:
 120 x 80 = 9600 (m2)
 9600 m2 = 0,96 ha
 Đáp số: a) 400m
 b) 9600 m2 ; 0,96 ha.
*Bài giải:
Đáy lớn là: 5 x 1000 = 5000 (cm) 
 5000 cm = 50 m
Đáy bé là: 3 x 1000 = 3000 (cm)
 3000cm = 30 m 
Chiều cao là: 2 x 1000 = 2000 (cm)
 2000 cm = 20 m
Diện tích mảnh đất hình thang là:
 (50 + 30 ) x 20 : 2 = 800 (m2)
 Đáp số: 800 m2.
*Bài giải:
a) Diện tích hình vuông ABCD là:
 (4 x 4 : 2) x 4 = 32 (cm2)
b) Diện tích hình tròn là:
 4 x 4 x 3,14 = 50,24 (cm2)
 Diện tích phần tô màu của hình tròn là:
 50,24 – 32 = 18,24 (cm2)
 Đáp số: a) 32 cm2 ; b) 18,24 cm2.
3-Củng cố, dặn dò: 
GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa ôn tập.
* * *
Rút kinh nghiệm
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
 ======================	
Tiết 4
Môn: Tập làm văn
Bài: Trả bài văn tả con vật
I/ Mục tiêu:
	- HS biết rút kinh nghiệm về cách viết bài văn tả con vật theo đề bài đã cho( bố cục, cách quan sát và chọn lọc chi tiết); nhận biết và sửa được lỗi trong bài.
- Viết lại một đoạn

File đính kèm:

  • docG.A.L.5.T.32.doc
Giáo án liên quan