Giáo án lớp 5 năm 2013 - Tuần 3
I. Mục tiêu
- Đọc đúng các từ: chõng tre, rõ ràng, nầy là, trói nó lại, rục rịch, nào, nói lẹ, quẹo.(HS yếu đọc đúng 1 đoạn của bài)
- Biết đọc đúng văn bản kịch: ngắt giọng , thay đổi giọng phù hợp với tính cách của từng nhân vật trong tình huống kịch
- HS khá, giỏi biết đọc diễn cảm vở kịch theo vai, thể hiện được tính cách từng nhân vật.
- Hiểu nghĩa các từ: cai, hổng, thấy, thiệt, quẹo vô, lẹ .
- Hiểu nội dung phần 1 của vở kịch: Ca ngợi dì Năm dũng cảm, mưu trí lừa giặc, cứu cán bộ cách mạng.( Trả lời được các câu hỏi 1,2,,3 )
II . Đồ dùng dạy - học
- Giới thiệu: b- Giảng bài Hoạt động 1 Sưu tầm và giới thiệu ảnh - Kiểm tra việc chuẩn bị ảnh của HS. - Yêu cầu HS giới thiệu về bức ảnh mà mình mang đến lớp. Gợi ý: Đây là ai? ảnh chụp lúc mấy tuổi? Khi đó đã biết làm gì hoặc có những hoạt động đáng yêu nào? - Tổ trưởng tổ báo cáo việc chuẩn bị của các thành viên trong tổ. - 5 đến 7 HS tiếp nối nhau giới thiệu bức ảnh mà mình mang đến lớp. - Nhận xét, khen ngợi những HS giới thiệu hay, giọng rõ ràng, lưu loát. Hoạt động 2 Các giai đoạn phát triển từ lúc mới sinh đến tuổi dậy thì - Để tìm hiểu các giai đoạn lúc mới sinh đến tuổi dậy thì chúng ta cùng chơi trò chơi "Ai nhanh, ai đúng?". - GV chia HS thành các nhóm nhỏ sau đó phổ biến cách chơi và luật chơi: + Cách chơi: Các thành viên cùng đọc thông tin và quan sát tranh sau đó thảo luận và viết tên lứa tuổi ứng với mỗi tranh và thông tin vào một tờ giấy. + Nhóm làm nhanh nhất và đúng là nhóm thắng cuộc. - GV cho HS báo cáo kết qủa trò chơi trước lớp. - GV nêu đáp án đúng, tuyên dương nhóm thắng cuộc. Sau đó gọi HS nêu các đặc điểm nổi bật của từng lứa tuổi. - GV nhắc HS không nhìn SGK, nói tóm tắt những ý chính theo sự ghi nhớ. - HS tiến hành chơi trong nhóm, ghi kết quả của nhóm mình vào giấy và nộp cho GV. - Nhóm làm nhanh nhất trình bày các nhóm khác theo dõi và bổ sung ý kiến. - 3 HS lần lượt trình bày trước lớp. Lứa tuổi ảnh minh hoạ Đặc điểm nội bật 1. Dưới 3 tuổi 2 b. ở lứa tuổi này, chúng ta phải phụ thuộc hoàn toàn vào bố mẹ. Nhưng chúng ta lại lớn lên khá nhanh (nhất là giai đoạn sơ sinh) và đến lứa cuối tuổi này, chúng ta có thể tự đi, chạy, xúc cơm, chơi và chào hỏi mọi người. 2. Từ 3 đến 6 tuối 1 a. ở lứa tuổi này, chúng ta tiếp tục lớn nhanh nhưng không bằng lứa tuổi. Chúng ta thích hoạt động, chạy nhảy, vui chơi với các bạn, đồng thời lời nói và suy nghĩ bắt đầu phát triển. 3. Từ 6 đến 10 tuổi 3 c. ở lứa tuổi này, chiều cao vẫn tiếp tục tăng. Hoạt động học tập của chúng ta ngày càng tăng, trí nhớ và suy nghĩ ngày càng phát triển. - Kết luận: ở mỗi giai đoạn phát triển khác nhau, cơ thể chúng ta có sự thay đổi, tính tình cũng có sự thay đổi rõ rệt. Dưới 3 tuổi trẻ em đã biết nói, biết đi, biết tên mình, nhận ra quần áo, đồ chơi của mình. Từ 3 đến 6 tuổi, trẻ em rất hiếu động, thích chạy nhảy, leo trèo, thích nói chuyện với người lớn và rất giàu trí tưởng tượng. Từ 6 đến 10 tuổi, cơ thể chúng ta đã hoàn chỉnh các bộ phận và chức năng của cơ thể. Hệ thống cơ, xương phát triển mạnh. - Lắng nghe. Hoạt động 3 Đặc điểm và tầm quan trọng của tuổi dậy thì đối với cuộc đời mỗi người - Yêu cầu HS hoạt động theo cặp với hướng dẫn như sau: + Đọc thông tin trong SGK trang 15. + Trả lời câu hỏi: Tại sao nói tuổi dậy thì có tầm quan trọng đặc biệt đối với cuộc đời của mỗi con người? - Tổ chức cho HS báo cáo kết quả trước lớp. Gợi ý + Tuổi dậy thì xuất hiện khi nào? + Bạn có biết tuổi dậy thì là gì không? + Tại sao nói tuổi dậy thì là tầm quan trọng đặc biệt đối với cuộc đời của mỗi con người? - 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận và đưa ra câu trả lời. Ví dụ: + H:Tuổi dậy thì xuất hiện khi nào? + Trả lời: Tuổi dậy thì xuất hiện ở con gái thường bắt đầu vào khoảng 10 đến 15 tuổi, con trai trường bắt đầu vào khoảng từ 13 đến 17 tuổi. + Đến tuổi dậy thì cơ thể mỗi người phát triển nhanh cả về chiều cao và cân nặng. + Cơ quan sinh dục bắt đầu phát triển, con gái xuất hiện kinh nguyệt, con trai có hiện tượng xuất tinh. + Có nhiều biến đổi về tình cảm, suy nghĩ và khả năng hoà nhập cộng đồng. + Cơ thể chúng ta có nhiều thay đổi về tâm sinh lý. Kết luận: ở lứa tuổi như các em, con gái khoảng từ 10 đến 15 tuổi, con trai muộn hơn, khoảng từ 13 đến 17 tuổi là lứa tuổi dậy thì. Lúc này cơ thể chúng ta có nhiều thau đổi về thể chất và tinh thần. Cơ thể phát triển nhanh cả về chiều cao và cân nặng. Cơ quan sinh dục phát triển. Con gái xuất hiện kinh nguyệt, con trai có hiện tượng xuất tinh. Nếu thấy các trường hợp đó, các em nên nói chuyện với bố mẹ, anh chị để được hướng dẫn, giúp đỡ cách làm vệ sinh cách làm vệ sinh cơ thể cũng như bộ phận sinh dục cho sạch sẽ. ở tuổi dậy thì tinh thần cũng có nhiều biến đổi. Các em có nhu cầu muốn kết bạn, bày tỏ tình cảm, suy nghĩ, khả năng hoà nhập cộng đồng phát triển. Những tình cảm đó rất đáng trân trọng. Nó giúp các em gần gũi, đoàn kết, giúp đỡ nhau trong cuộc sống, học tập. Chính vì những lý do đó mà tuổi dậy thì có tầm quan trọng đặc biệt đối với cuộc đời mỗi người. Nó đánh dấu một sự phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần. Hoạt động kết thúc - 2 HS đọc mục Bạn cần biết - Dặn HS về nhà học thuộc và ghi nhớ đặc điểm nổi bật của các giai đoạn phát triển từ lúc mới sinh đến tuổi dậy thì và tìm hiểu những đặc điểm của con người trong từng giai đoạn: vị thành niên, trưởng thành, tuổi già. Rút kinh nghiệm;…………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………….. ================================ Tiết 5 Môn:Địa lí Bài ; khí hậu i.mục tiêu HS: Nêu được một số đặc điểm chính của khí hậu Việt Nam. Nhận biết được ảnh hưởng của khí hậu tới đời sống và sản xuất của nhân dân ta, ảnh hưởng tích cực: cây cối xanh tốt quanh năm, sản phẩm nông nghiệp đa dạng; ảnh hưởng tiêu cực: thiên tai, lũ lụt, hạn hán,.. Chỉ ranh giới khí hậu giữa hai miền Nam- Bắc ( dãy núi Bạch Mã )trên bản đồ(lược đồ) Nhận xét được bảng số liệu khí hậu ở mức độ đơn giản. HS khá, giỏi : Giải thích được vì sao Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa; Biết chỉ các hướng gió: đông bắc, tây nam, đông nam. ii. đồ dùng dạy - học - Bản đồ địa lí Tự nhiên Việt Nam. - Các hình minh hoạ trong SGK iii. các hoạt động dạy - học 1-Kiểm tra bài cũ + Trình bày đặc điểm chính của địa hình nước ta. + Nêu tên và chỉ một số dãy núi và đồng bằng trên bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam. + Kể tên một số loại khoáng sản của nước ta và cho biết chúng có ở đâu? 2-Bài mới a- Giới thiệu bài: b- Giảng bài Hoạt động 1 nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa - GV chia HS thành các nhóm nhỏ phiếu yêu cầu HS thảo luận để hoàn thành phiếu - HS chia thành các nhóm, mỗi nhóm có 4 em, nhận nhiệm vụ và triển khai thảo luận để hoàn thành phiếu sau: phiếu học tập Bài: Khí hậu Nhóm ............................................ Hãy cùng trao đổi với các bạn trong nhóm để hoàn thành các bài tập sau: 1. Chỉ vị trí của Viêt Nam trên bản đồ, sau đó đánh dấu ´ vào ô o trước ý đúng a) Việt Nam nằm trong đới khí hậu: o Ôn đới. o Nhiệt đới o Hàn đới b) Điểm nổi bật của khí hậu nhiệt đới là: o Nóng o Lạnh o Ôn hoà c) Việt Nam nằm gần hay xa biển? o Gần biển o Xa biển d) Gió mùa có hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam không? o Có gió mùa hoạt động o Không có gió mùa hoạt động e) Tác động của biển và gió mùa đến khí hậu Việt Nam là: o Có mưa nhiều, gió mưa thay đổi theo mùa. o Mát mẻ quanh năm. o Mưa quanh năm. Tháng 1 (1) (a) Tây nam Tháng 7 (2) (b) Đông bắc (c) Đông nam 2. Xem lược đồ khí hậu Việt Nam, sau đó nối mỗi ý ở cột A với ý ở cột B sao cho thích hợp: -GV yêu cầu 2 nhóm HS lên bảng trình bày kết quả thảo luận, mỗi nhóm trình bày theo 1 bài tập. GV theo dõi HS báo cáo và sửa chữa hoàn thành câu trả lời của HS. - GV tổ chức cho HS dựa vào phiếu học tập thi trình bày đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa của Việt Nam. - Vì sao Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa? - Hãy chỉ các hướng gió : đông bắc, tây nam, đông nam trên bản đồ.(HS khá,giỏi). - GV kết luận. - 2 nhóm HS lên bảng và trình bày kết quả thảo luận. Đáp án: 1. a) Nhiệt đới b) Nóng c) Gần biển d) Có gió mùa hoạt động e) Có mưa nhiều, gió mưa thay đổi theo mùa. 2. (1) nối với (b) (2) nối với (a) với (c) - Khoảng 3 HS lần lượt thi trước lớp, có sử dụng quả địa cầu và lược đồ khí hậu Việt Nam trong khi trình bày. - HS giỏi trả lời. Hoạt động 2 khí hậu các miền có sự khác nhau - GV yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau cùng đọc SGK, xem lược đồ khí hậu Việt Nam để thực hiện các nhiệm vụ sau: + Chỉ trên lược đồ ranh giới khí hậu giữa miền Bắc và miền Nam nước ta. + Dựa vào bảng số liệu, hãy nhận xét về sự chênh lệch nhiệt độ trung bình giữa tháng 1 và tháng 7 của Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. + Miền Bắc có những hướng gió nào hoạt động? ảnh hưởng của hướng gió đến khí hậu miền Bắc? + Miền Nam có những hướng gió nào hoạt động? ảnh hưởng của hướng gió đến khí hậu miền Nam? + Chỉ trên lược đồ miền khí hậu có mùa đông lạnh và miền khí hậu có nóng quanh năm. - GV gọi một số HS lên bảng trình bày kết quả thảo luận theo yêu cầu: Nước ta có mấy miền khí hậu, nêu đặc điểm chủ yếu của từng miền khí hậu? - GV theo dõi, sửa chữa hoàn chỉnh câu trả lời cho HS. - GV hỏi HS cả lớp: Nếu lãnh thổ nước ta không trải dài từ Bắc vào Nam thì khí hậu có thay đổi theo miền không? - HS nhận nhiệm vụ và cùng nhau thực hiện. Kết quả làm việc tốt là: + Chỉ vị trí và nêu: Dãy núi Bạch Mã là ranh giới khí hậu giữa miền Bắc và miền Nam nước ta. + Nhiệt độ trung bình vào tháng 1 của Hà Nội thấp hơn nhiều so với của Thành phố Hồ Chí Minh. + Nhiệt độ trung bình vào thành 7 của Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh gần bằng nhau. + Vào khoảng tháng 1, ở miền Bắc có gió mùa đông bắc tạo ra khí hậu mùa đông, trời lạnh, ít mưa. + Vào khoảng tháng 7, ở miền Bắc có gió mùa đông nam tạo ra khí hậu mùa hạ, trời nóng và nhiều mưa. + ở miền Nam vào khoảng tháng 1 có gió đông nam, tháng 7 có gió tây nam, khí hậu nóng quanh năm, có một mùa mưa và một mùa khô. + Dùng que chỉ, chỉ theo đường bao quanh của từng miền khí hậu. - 3 HS lần lượt lên bảng, vừa chỉ trên lược đồ, vừa nêu đặc điểm của từng miền khí hậu. -Nếu lãnh thổ nước ta không trải dài từ Bắc vào Nam thì khí hậu sẽ không thay đổi theo miền. - GV giảng thêm: Khí hậu nước ta có sự khác biệt giữa hai miền Nam, Bắc còn do ảnh hưởng của dãy núi Bạch Mã. Dãy núi này kéo dài ra đến biển, nằm giữa hai thành phố Huế và Đà Nẵng tạo thành một bức tường chắn gió. Khi gió mùa đông bắc thổi tới đây, ít khi vượt qua được dãy núi này. Vì vậy, phía bắc của núi (miền Bắc) có mùa đông lạnh còn phía nam của dãy Bạch Mã (miền Nam) lại nóng quanh năm. Cũng vì thế
File đính kèm:
- G.A.L.5.T.3.doc