Giáo án lớp 5 năm 2013 - Tuần 28

I. MỤC TIÊU

- Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học;tốc độ đọc khoảng 115 tiếng/phút, đọc diễn cảm bài thơ, đoạn văn; thuộc 4-5 bài thơ (đoạn thơ), đoạn văn dễ nhớ ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.

- Nắm được các kiểu cấu tạo câu để điền đúng bảng tổng kết (BT2).

*HS khá, giỏi đọc diẽn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật, biết nhấn giọng những từ ngữ, hình ảnh mang tính nghệ thuật.

 II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC

 -Phiếu viết tên từng bài tập đọc và học thuộc lòng 9 tuần đầu sách Tiếng Việt 5, tập h

 - Vở bài tập Tiếng Việt 5 tập 2.

 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

1-Giới thiệu bài

 Bài đầu tiên của tiết ôn tập hôm nay, ngoài việc kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng, các em sẽ được củng cố, khắc sâu kiến thức về cấu tạo câu ( câu đơn, câu ghép); tìm đúng các ví dụ minh hoạ về các kiểu cấu tạo câu vừa đựơc ôn. - HS lắng nghe

 

doc42 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1269 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 5 năm 2013 - Tuần 28, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
*Bài giải:
 Quãng đường báo gấm chạy trong 1 giờ là:
 25
 120 x 1 = 4,8 (km) 
 25 
 Đáp số: 4,8 km.
+ Hai chuyển động.
+Cùng chiều.
b)Quãng đường xe đạp đI trước xe máy là:
 12 x 3 = 36 (km)
 Sau mỗi giờ xe máy gần xe đạp là:
 36 – 12 = 24 (km)
 Thời gian để xe máy đi để đuổi kịp xe đạp là:
 36 : 24 = 1,5 (giờ) 
 1,5 giờ = 1 giờ 30 phút.
 Đáp số: 1 giờ 30 phút.
*Bài giải:
 Thời gian xe máy đi trước ô tô là:
 11 giờ 7 phút – 8 giờ 37 phút = 2 giờ 30 phút = 2,5 giờ 
Đến 11 giờ 7 phút xe máy đã đi được quãng đường (AB) là:
 36 x 2,5 = 90 (km)
Sau mỗi giờ ô tô đến gần xe máy là:
 54 – 36 = 18 (km)
Thời gian để ô tô đuổi kịp xe máy là:
 90 : 18 = 5 (giờ) 
Ô tô đuổi kịp xe máy lúc:
 11 giờ 7 phút + 5 giờ = 16 giờ 7 phút
 Đáp số: 16 giờ 7 phút.
3-Củng cố, dặn dò: 
GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa luyện tập
Rút kinh nghiệm:
………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………
================
 Tiết 3
Môn:Địa Lý
Bài : Châu Mĩ (Tiếp theo)
I. Mục tiêu 
- Nêu được một số đặc điểm về dân cư và kinh tế châu Mĩ.
Biết Trung và Nam Mĩ khai thác khoáng sản trong đó có dầu mỏ.
- Nêu được một số đặc điểm kinh tế của Hoa Kì : có nền kinh tế phát triển với nhiều ngành công nghiệp (sản xuất điện là một trong nhiều ngành công nghiệp đứng hàng đầu thế giới và nông sản xuất khẩu lớn nhất thế giới).
- Chỉ và đọc trên bản đồ tên thủ đô của Hoa Kì.
- Sử dụng tranh, ảnh, bản đồ, lược đồ để nhận biết một số đặc điểm của dân cư và hoạt động sản xuất của người dân châu Mĩ.
II. Đồ dùng dạy học 
- Bản đồ thế giới 
- Các hình minh hoạ trong SGK
III. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra: 
-Hãy chỉ vị trí châu Mĩ trên bản đồ thế giới?
- Nêu đặc điểm địa hình ,khí hậu của châu Mĩ? 
HS khá,giỏi giải thích vì sao châu Mĩ có nhiều đới khí hậu.
-Chỉ trên bản đồ tự nhiên một số dãy núi,cao nguyên,sông,đồng bằng lớn của châu Mĩ.
-Kể những điều em biết về vùng rừng A- ma -dôn?
- GV nhận xét ghi điểm
B. Bài mới: 
 1. Giới thiệu bài: 
 2. Các hoạt động: 
* Hoạt động 1: Dân cư châu Mĩ
- Yêu cầu HS làm việc cá nhân 
- Đọc bảng số liệu về diện tích và dân số các châu lục để: 
+ Nêu số dân châu Mĩ?
+ So sánh số dân châu Mĩ với các châu lục khác?
+ Dựa vào bảng số liệu trang 124 và cho biết các thành phần dân cư châu Mĩ.
+Dân cư Châu Mĩ sống tập trung ở đâu?
- Vì sao dân cư châu Mĩ lại có nhiều thành phần , nhiều màu da như vậy?
Quan sát tranh ,ảnh , bản đồ,lược đồ để nhận biết dân cư và hoạt động sản xuất của người dân châu Mĩ.
* Hoạt động 2: Kinh tế châu Mĩ
-Quan sát h.4,đọc sgk 
-Nêu sự khác nhau về kinh tế giữa Bắc Mĩ với Trung Mĩ và Nam Mĩ.
-Kể tên một số nông sản ở Bắc Mĩ,Trung Mĩ và Nam Mĩ.
- 3 HS trả lời
- HS đọc SGK 
- Năm 2004 số dân châu Mĩ là 876 triệu người , đứng thứ 3 thế giới chưa bằng 
số dân của châu á nhưng diện tích chỉ kém châu á có 2 triệu km2
+ Dân cư châu Mĩ có nhiều thành phần và màu da khác nhau : da vàng; da trắng; da đen; người lai 
+ở ven biển và miền Đông
+ Vì họ chủ yếu là người nhập cư từ các châu lục khác đến .
-Bắc Mĩ có nền kinh tế phát triển cao hơn Trung và Nam Mĩ.
-Bắc Mĩ có nền có nền công nghiệp,nông nghiệp hiện đại.:sản xuất nông nghiệp theo qui mô lớn. +Sản phẩm chủ yếu là lúa mì, bông, lợn, bò, sữa, cam,nho...
+Nhiều ngành CN kĩ thuật cao như : điện tử hàng không vũ trụ .
 -Trung và Nam Mĩ có nền kinh tế đang phát triển
Trung và Nam Mĩ khai thác khoáng sản trong đó có dầu mỏ.
+chuyên sản xuất chuối , cà phê, mía, bông, chăn nuôi bò, cừu .Chủ yếu là công nghiệp khai thác khoáng sản để xuất khẩu .
KL: Bắc Mĩ có nền kinh tế phát triển các ngành công nghiệp nông nghiệp hiện đại , còn Trung Mĩ và Nam Mĩ có nền kinh tế đang phát triển , chủ yếu là sản xuất nông phẩm nhiệt đới và khai thác khoáng sản.
* Hoạt động 3: Hoa Kì
- HS làm việc theo nhóm
+Nêu một số đặc điểm kinh tế của Hoa Kì.
+Chỉ và đọc tên thủ đô của Hoa Kì.
- HS thảo luận và hoàn thành vào bảng sau:
KT: phát triển nhất thế giới ,nổi tiếng về sx… 
móc.....
Hoa Kì
Các yếu tố địa lí tự nhiên 
Kinh tế- xã hội
Vị trí địa lí: ở Bắc Mĩ giáp Đại Tây Dương, Can na đa, Thái Bình Dương , Mê hi cô
Diện tích: lớn thứ tư thế giới
Khí hậu: chủ yếu là ôn đới
Thủ đô: Oa- sinh- tơn
Dân số: đứng thứ 3 thế giới
-GV giảng	Hoa Kì có nền kinh tế phát triển với nhiều ngành công nghiệp sản xuất điện là một trong nhiều ngành công nghiệp đứng hàng đầu thế giới và nông sản xuất khẩu lớn nhất thế giới.
3. Củng cố dặn dò: 
-2 HS đọc ghi nhớ, dặn HS chuẩn bị bài sau.
Rút kinh nghiệm:
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Tiết 4
Môn: Kể chuyện
Bài: Ôn tập giữa học kì II ( tiết 4 )
I. Mục tiêu
- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng (như tiết 1). - Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học;tốc độ đọc khoảng 115 tiếng/phút, đọc diễn cảm bài thơ, đoạn văn; thuộc 4-5 bài thơ (đoạn thơ), đoạn văn dễ nhớ ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn. 
- Kể tên các bài tập đọc là văn miêu tả đã học trong 9 tuần đầu HK II (BT 2)
*HS khá, giỏi đọc diẽn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật, biết nhấn giọng những từ ngữ, hình ảnh mang tính nghệ thuật.
II Đồ DùNG DạY HọC
Vở bài tập Tiếng Việt.
II. Các hoạt động dạy - học
1-Giới thiệu bài
- HS lắng nghe
2-Kiểm tra TĐ- HTL
Thực hiện như ở tiết 1
3-Bài tập 
 BT2
- Cho HS đọc yêu cầu của BT2
- GV nhắc lại yêu cầu
- Cho HS làm BT
- Cho HS trình bày kết quả.
- GV nhận xét và chốt lại: có 3 bài văn miêu tả được học là Phong cảnh đền Hùng, Hội thổi cơm thì ở Đồng Vân, Tranh làng Hồ.
BT3 Cho hs khá,giỏi làm thêm.
- Cho HS đọc yêu cầu của BT2
- GV giao việc:
 — Em chọn một trong 3 bài.
 — Em đọc kĩ bài vừa chọn và nêu dàn ý của bài văn đó.
 — Nêu chi tiết hoặc câu văn trong bài mà em thích và nói rõ vì sao?
- Cho HS làm bài. 
- Cho HS trình bày kết quả bài làm.
- GV nhận xét + chốt lại và khen những HS làm dàn ý tốt + chọn chi tiết hay, lý giải rõ nguyên nhân thích chi tiết đó.
-GV đọc cho hs nghe dàn bài mẫu.
- 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm.
- HS mở mục lục sách tìm những bài văn miêu tả đã học từ đầu học kì II đến hết tuàn 27.
- Một số HS phát biểu ý kiến.
- Lớp nhận xét.
- 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm.
- HS làm vào vở BT.HS trình bày.
- Lớp nhận xét.
- Một số HS đọc dàn ý đã làm + nói rõ chi tiết, câu văn mình thích và lí do vì sao.
- 1 HS đọc, cả lớp lắng nghe.
4 -Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị ôn tập tiết 5 ( quan sát một cụ già để viết một đoạn văn ngắn tả ngoại hình của một cụ già).
- HS lắng nghe.
Rút kinh nghiệm:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
================
 Tiết:4
Môn: Khoa học
Bài 56: Sự sinh sản của côn trùng
I Mục tiêu
-Viết sơ đồ chu trình sinh sản của côn trùng.
II. Đồ dùng dạy học
-Bảng nhóm.
- các hình minh hoạ 1,2,3,4 7 
III. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ:
- Hãy kể tên các con vật đẻ trứng mà em biết?
-Hãy kể tên các con vật để con mà em biết?
Cho HS triển lãm tranh vẽ,sưu tầm của HS ở tiết trước.
- GV nhận xét ghi điểm 
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: 
2. Nội dung bài: 
* Hoạt động 1: Làm việc với SGK
-Nhận biết quá trình phát triển của bướm cải qua hình ảnh.
-Xác định giai đoạn gây hại của bướm cải.
-Nêu được một số bệnh pháp phòng chống côn trùng phá hại hoa màu.
Cách tiến hành
Bước 1 : Làm việc theo nhóm
-GV yêu cầu các nhóm quan sát hình 1,2,3,4 trang 114 SGK,mô tả quá trình sinh sản của bướm cảI và chỉ ra đâu là trứng,sâu , nhộng và bướm cải.
- Nhận xét 
Cho HS thảo luận câu hỏi:
-Bướm thường đẻ trứng vào mặt nào của lá rau cải ?
-ở giai đoạn nào trong quá trình phát triển bướm cải gây thiệt hại nhất?
- Trồng trọt người ta làm gì để giảm thiệt hại do côn trùng gây ra đối với hoa màu cây cối?
KL: Bướm cải là loại côn trùng có hại nhất trong trồng trọt. ....
* Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận
Mục tiêu : Giúp HS
-Biết So sánh sự giống và khác nhau giữa 
 chu trình sinh sản của ruồi và gián.
-Nêu đặc điểm chung về sự sinh sản của côn trùng.
-Nêu cách tiêu diệt chúng.
 Cách tiến hành
- HS hoạt động theo nhóm , đọc quan sát hình minh hoạ 6, 7 trang 115 
- Gián sinh sản như thế nào?
-Ruồi sinh sản như thế nào?
- Chu trình sinh sản của ruồi và rán có gì giống và khác nhau?
- Ruồi thường đẻ trứng vào đâu?
- Gián thường đẻ trứng vào đâu?
- Nêu cách diệt ruồi mà bạn biết?
- Nêu cách diệt gián mà bạn biết ?
- Bạn có nhận xét gì về sự sinh sản của côn trùng?
* Hoạt động 3: Viết sơ đồ chu trình sinh sản của côn trùng.
- Yêu cầu hs viết về vòng đời của một loài côn trùng mà em biết.
- HS trưng bày sản phẩm 
- GV chấm điểm và nhận xét 
* Hoạt động kết thúc:
- Nhận xét tiết học 
-GV hướng dẫn ,độngviên,khuyến khích những HS có điều kiện sưu tầm tranh ảnh về sự nuôi con của chim để tiết sau triển lãm.
- Dặn HS về nhà luôn có ý thức giữ gìn bảo vệ môi trường xung quanh...
- 1 HS nêu 
- HS nêu 
- đẻ trứng
- HS quan sát 
- Bướm thường đẻ trứng vào mặt sau của lá cải 
- ở giai đoạn sâu , bướm cải gây nhiều thiệt hại nhất, sâu ăn lá rất nhiều 
- Để giảm thiệt hại cho cây cối hoa màu người ta bắt sâu, phun thuốc trừ sâu , bắt bướm
- HS quan sát 
- gián đẻ trứng. Trứng gián nở thành gián con
- Ruồi đẻ trứng trứng nở thành ấu trùng ( dòi) sau đó hoá thành nhộng, nhộng nở thành ruồi con.
-chu trình sinh sản của ruồi và gián giống nhau: cùng đẻ ra trứng ; khác nhau: trứng gián nở ra gián con còn trứng ruồi nở ra dòi , dòi hoá thành nhông, nhộng nở thành ruồi 
- Ruồi đẻ trứng ở nơi có phân , rác thải , xác động vật chết.
- Gián thường đẻ trứng ở xó bếp , tủ, tủ quần áo...
- Diệt ruồi bằng cách giữ vệ sinh môi trường nhà ở , nhà vệ sinh....
- Diệt gián bằng cách : giữ vệ sinh nhà ở, nhà bếp, tue....
- Tất cả các cổn trùng đều đẻ trứng. 
- HS viết hoặc vẽ vào vở .2-3 em vẽ trên bản phụ
- Trưng bày sản phẩm 
Rút kinh nghiệm:
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docG.A.L.5.T.28.doc
Giáo án liên quan