Giáo án lớp 5 năm 2013 - Tuần 23

I. Mục tiêu

 - Biết đọc diễn cảm bài văn ; giọng phù hợp với tính cách của nhân vật.

Các em HS đọc chậm đọc diễn cảm đúng đoạn 1 của bài.Các em khá,giỏi biết đọc diễn

cảm cả bài,biết đọc theo vai đúng giọng nhân vật.

2- Hiểu được quan án là người thông minh, có tài xử kiện .(Trả lời được các câu hỏi trong SGK).

Giáo dục HS kĩ năng sống:Không tham đồ đạc,tiền của người khác.

II- Đồ dùng dạy học:

- Tranh minh hoạ bài học trong SGK.

- Viết vào giấy khổ lớn đoạn: “Quan nói sư cụ cuối đầu nhận tội”. Cho HS luyện đọc diễn cảm.

 

doc49 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1351 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 5 năm 2013 - Tuần 23, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 đơn vị đo :Nhẩm lại quy tắc so sánh số thập phân(hoặc quy tắc so sánh số tự nhiên).
- Yêu cầu HS nhận xét các số đo.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở,2 HS TB lên bảng làm bài a,b .HS khá,giỏi làm phần c
Bài 1:
a) Đọc các số đo
Năm mét khối
Hai nghìn không trăm năm mươi xăng–ti–mét khối 
Hai nghìn không trăm linh năm đề-xi-mét khối.
Mười phẩy một trăm hai lăm mét khối.
Không phẩy một trăm linh chín xăng–ti–mét khối 
Không phẩy,không không trăm mười lăm đề-xi-mét khối.
Một phần tư mét khối.
chín mươi lăm phần nghìn đề-xi-mét khối.
b) Viết các số đo đơn vị thể tích
 1952 cm3 2015 m3 3 dm3 0,919 m3
 8
a)Không phẩy hai mươi năm mét khối:Đ
b)Không phẩy hai trăm năm mươi mét khối:Đ
c)Hai mươi lăm phần trăm mét khối :Đ
d)Hai mươi lăm phần nghìn mét khối:S
Bài 3:
a)Đổi 913,232413 m3=913232413cm3
Nên 913,232413 m3 = 913232413cm3
b) Đổi 12345 m3= 12,345 m3
 1000
Nên 12345 m3= 12,345 m3
 1000
c)Đổi 8372361 m3= 83723,61m3
 1000
Nên 8372361 m3= 83723,61m3
 1000
3- Củng cố- dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
Rút kinh nghiệm: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
 ====================
 Tiết : 3
Môn: Địa lí
Bài: Một số nước ở châu âu
I. Mục tiêu
- Nêu được một số đặc điểm nổi bật của hai quốc gia Pháp và Liên bang Nga.
- Chỉ được vị trí và thủ đô của Nga, Pháp trên bản đồ.
Giáo dục NLTKHQ Liên Bang Nga có nhiều tài nguyên khoáng sản nhất là dầu mỏ,khí tự nhiên,than đá.
II. Đồ dùng dạy học 
- Lược đồ kinh tế một số nước châu á
- Lược đồ một số nước châu Âu
- Các hình minh hoạ trong SGK
III. Các hoạt động dạy học 
A. Kiểm tra bài cũ: 3-4 HS
- Gọi 3 hS lên bảng trả lời : Nêu vị trí ,giới hạn của châu Âu.
-Dựa vào Bản đồ Tự nhiên châu Âu hãy xác định vị trí địa lí, giới hạn của châu Âu, vị trí các dãy núi và đồng bằng của châu Âu.
- Châu Âu có khí hậu như thế nào?
- Người dân châu Âu có đặc điểm gì? 
- Nêu những hoạt động kinh tế của các nước châu Âu
- GV nhận xét ,ghi điểm. 
B. Bài mới: 
 1. Giới thiệu bài: 
Trong giờ học này chúng ta cùng tìm hiểu về hai nước ở Châu Âu có mối quan hệ gắn bó với nước ta đó là Liên bang Nga và Pháp.
2. Nội dung bài 
* Hoạt động 1: Liên bang Nga
- GV gọi hs lên chỉ vị trí và thủ đô của nước Nga trên bản đồ.
- HS xem lược đồ kinh tế một số nước châu ávà lược đồ một số nước châu Âu , đọc SGK và điền vào thông tin thích hợp vào bảng sau:
Các yếu tố
đặc điểm - sản phẩm chính của các ngành sản xuất
Vị trí địa lí
nằm ở Đông Âu và Bắc á
Diện tích
17 triệu km2 lớn nhất thế giới
Số dân
144,1 triệu người 
Tài nguyên khoáng sản 
Rừng tai ga, dầu mỏ, khí tự nhiên, than đá, quặng sắt 
Sản phẩm công nghiệp
Máy móc, thiết bị , phương tiện giao thông 
Sản phẩm nông nghiệp
lúa mì, ngô, khoai tây, lợn, bò, gia cầm
- Gọi đại diện nhóm trình bày bảng thống kê 
- Nhận xét 
+ Em có biết vì sao khí hậu liên bang Nga rất lạnh?
+ Khí hậu khô và lạnh tác động đến cảnh quan thiên nhiên ở đây như thế nào?
- KL: Liên bang Nga nằm ở Đông Âu , Bắc á là quốc gia có diện tích lớn nhất thế giới Liên bang Nga có khí hậu khắc nghiệt, có nhiều tài nguyên và khoáng sản , hiện nay đang là một nước có nhiều ngành kinh tế phát triển 
* Hoạt động 2: Pháp
-Gọi HS lên chỉ nước Pháp và thủ đô nước Pháp trên bản đồ.
-Nước Pháp ở phía nào của Châu Âu? Giáp với những nước nào,đại đương nào?
-So sánh vị trí địa lí, khí hậu Liên bang Nga với nước Pháp.
-Nêu tên các sản phẩm công nghiệp ,nông nghiệp của nước Pháp.
-Chịu ảnh hưởng của Bắc Băng Dương 
-rừng tai ga phát triển mạnh 
-HS sử dụng h.1 để xác định vị trí của nước Pháp.
+Nước Pháp nằm ở Tây Âu ,giáp biển ,có khí hậu ôn hoà.
+Đông Âu, phía bắc giáp Bắc Băng Dương nên có khí hậu lạnh hơn.
 Tây Âu ,giáp với Đại Tây Dương, biển ấm áp, không đóng băng
+SP công nghiệp :máy móc ,thiết bị , phương tiện giao thông, vải ,quần áo, mĩ phẩm, thực phẩm. 
+SP nông nghiệp : khoai tây, củ cải đường,lúa mì, nho, chăn nuôi gia súc lớn. 
KL: Nước pháp nằm ở Tây Âu , giáp biển , có khí hậu ôn hoà ....
 3. Củng cố dặn dò
-2 hs đọc ghi nhớ.
- Nhận xét giờ học
- Dặn HS chuẩn bị bài sau
Rút kinh nghiệm: ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
 ====================
Tiết:4
Môn: Kể chuyện
Bài:Kể chuyện đã nghe, đã đọc
I. Mục tiêu
- Biết kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc về những người bảo vệ trật tự, an ninh; sắp xếp chi tiết tương đối hợp lí, kể rõ ý; biết và trao đổi về nội dung câu chuyện.
 II. Đồ dùng dạy học
- Bảng lớp viết đề bài.
- Bảng phụ viết tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện.
- Một số sách truyện về nội dung của bài học.
III. Các hoạt động dạy học
A-Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra1- 2HS kể lại câu chuyện Ông Nguyễn Khoa Đăng.
- GV nhận xét, cho điểm.
• 2 HS kể chuyện về ông Nguyễn Khoa Đăng và trả lời câu hỏi,nêu ý nghĩa câu chuyện.
 B-Bài mới
1-Giới thiệu bài
 Tiết Kể chuyện trước, cô đã dặn các em về nhà chuẩn bị một câu chuyện về người biết góp sức mình bảo vệ trật tự, an ninh. Hôm nay, các em sẽ kể câu chuyện đó cho cô và các bạn trong lớp cùng nghe.
- HS lắng nghe.
2-Hướng dẫn HS kể chuyện
 -Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài
GV ghi đề bài lên bảng lớp
- Gv gạch dưới những từ ngữ quan trọng trong đề bài cụ thể:
Đề bài: Hãy kể lại một câu chuyện em đã nghe hoặc đã đọc về những người đã góp sức mình bảo vệ trật tự, an ninh.
GV giải thích: Bảo vệ trật tự, an ninh là hoạt động chống lại mọi sự xâm phạm, quấy rối để giữ yên ổn về chính trị, xã hội; giữ tình trạng ổn định, có tổ chức, có kỉ luật.
- Cho HS đọc gợi ý.
- Cho HS giới thiệu câu chuyện mình sẽ kể.
- 1HS đọc để bài trên bảng.
- 3 HS nối tiếp nhau đọc 3 gợi ý trong SGK.
- Một số HS lần lượt giới thiệu câu chuyện mình sẽ kể.
3-HS kể chuyện
- Cho HS đọc gợi ý 3 trong SGK và viết nhanh dàn ý ra giấy nháp.
- Cho HS kể theo nhóm.
- Cho HS thi kể trước lớp. GV đưa bảng phụ đã viết sẵn tiêu chí đánh giá tiết Kể chuyện
GV nhận xét ,cho điểm những HS ,Cho lớp bình chọn bạn kể hay nhất..
- 1HS đọc gợi ý 3
- Lớp viết nhanh gợi ý (gạch đầu dòng).
- Từng cặp HS kể cho nhau nghe và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- Đại diện các nhóm lên thi kể + nêu ý nghĩa câu chuyện.
- Lớp nhận xét
4-Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
 Rút kinh nghiệm
…………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Tiết:5
Môn: Khoa học
Bài 46+ 47: Lắp mạch điện đơn giản
(Tiết 1)
I. Mục tiêu
Giúp HS :
- Lắp được mạch điện thắp sáng đơn giản bằng pin, bóng đèn, dây dẫn. 
II. Đồ dùng dạy học
GV chuẩn bị pin , dây đồng có vỏ bọc , bóng đèn pin, bóng điện hỏng có tháo đui
- Phiếu báo cáo kết quả thí nghiệm 
 III. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ: 
B. Bài mới: 
 1. Giới thiệu bài: 
 2. Nội dung 
* 
* Hoạt động 1: Thực hành lắp mạch điện đơn giản
Mục tiêu 
HS lắp mạch diện thắp sáng đơn giản:sử dụng pin,bóng đèn ,dây dẫn
Cách tiến hành
- GV KT việc chuẩn bị đồ dùng học tập đã giao từ tiết trước 
- HS quan sát GV làm mẫu
- Yêu cầu HS thực hành lắp mạch điện theo nhóm.
- Gọi 2 nhóm lên trình bày cách lắp mạch điện của nhóm mình
- GV nhận xét KL về cách lắp mạch điện của HS
- Gọi HS đọc mục bạn cần biết trang 94
- Yêu cầu HS lên bảng chỉ cho cả lớp thấy rõ: 
+ Đâu là cực dương
+ Đâu là cực âm
+ Đâu là núm thiếc
+ Đâu là dây tóc?
- Phải mắc mặch điện như thế nào thì đèn mới sáng?
- Dòng điện trong mạch kín đợc tạo ra từ đâu?
-Tại sao bóng đèn lại sáng?
KL: Pin là nguồn cung cấp năng lượng làm đèn sáng. Mỗi pin có 2 cực một âm một dương . Bên trong bóng đèn là dây tóc , hai đầu dây tóc được nối ra bên ngoài , dòng điện chạy qua dây tóc bóng đèn làm cho dây tóc bị nóng tới mức phát sáng.
* 
Hoạt động 2: Thực hành : Kiểm tra mạch điện
- Yêu cầu HS quan sát các hình vẽ mạch điện ở hình minh hoạ 5 
- Dự đoán xem bóng đèn nào có thể sáng. vì sao?
- GV yêu cầu các em hãy cùng lắp thử mạch điện nh hình vẽ từng mạch điện và KT kết quả dự đoán có đúng không?
- Gọi các nhóm trình bày kết quả làm việc
- Nhận xét 
-Nêu điều kiện để mạch điện thắp sáng đèn.
KL: Đèn sáng nếu có dòng điện chạy qua một mạch kín từ cực dơng của pin, qua bóng đèn đến cực âm của pin.
3/Củng cố ,dặn dò
GV nhận xét tiết học.
-Dặn HS chỉ thực hành bằng nguồn điện là pin.
- 2 HStrả lời
- Hs quan sát 
- HS quan sát 
- Hs thực hành
- HS lên trình bày
- HS đọc mục bạn cần biết 
- HS lên bảng chỉ 
- phải lắp mạch kín để dòng điện từ cực dương của pin qua bóng đèn đến cực âm của pin
- dòng điện trong mạch kín đợc tạo ra từ trong pin
- Vì dòng điện từ pin chạy qua dây tóc bóng đèn làm cho dây tóc bóng đèn nóng tới mức phát ra ánh sáng
- Bóng đèn hình a sáng vì đây là 1 mạch kín
bóng đèn hình b không sáng vì 1 đầu dây không được nối với cực âm
hình c bóng đèn không sáng vì mạch điện đứt.
hình d bóng đèn không sáng
hình e bóng đèn không sáng vì 2 đầu dây đều được nối với cực dương của pin
- Hs đọc 
- Hs thảo luận thực hành theo nhóm
Rút kinh nghiệm: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
 ====================
Ngày soạn: 16/2/2014 
Ngày dạy : Thứ năm 27/2/2014
Tiết : 1
Môn: Tập đọc
Bài :Chú đi tuần
I. Mục tiêu
- Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng nhẹ nhàng, trìu mến, thể hiện tình cảm thương yêu của người chiến sĩ công an với các cháu HS miền Nam.
- Hiểu được sự hi sinh thầm lặng, bảo vệ cuộc sống bình yên của các chú đi tuần.( Trả lời được các câu hỏi 1,3; học thuộc lòng những câu thơ yêu thích)
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III. Các hoạt động dạy học
A-Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra 2 HS đọc bài Phân xử tài tình và trả lời câu hỏi.
Hỏi: Hai người đàn bà đến công đường nhờ quan phân xử việc gì? Kết quả ra sao?
Hỏi: Câu chuyện nói lên điều gì?
• HS1: đọc từ đầu đến cúi đầu nhận tội + trả lời câu hỏi
- 2 người nhờ quan phân xử về 

File đính kèm:

  • docG.A.L.5.T.23.doc
Giáo án liên quan