Giáo án lớp 5 năm 2013 - Tuần 2

 I. Mục tiêu

- Biết đọc đúng văn bản khoa học thường thức có bảng thống kê.

- Đọc đúng các tiếng, từ ngữ khó đọc: tiến sĩ, Thiên Quang, chứng tích, cổ kính.(HS yếu đọc đúng đoạn 1 của bài)

- Đọc diễn cảm toàn bài thể hiện tình cảm chân trọng tự hào

- Hiểu các từ : văn hiến, Văn Miếu, Quốc Tử Giám, tiến sĩ, chứng tích.

- Hiểu nội dung bài: Nước Việt Nam có truyền thống khoa cử , thể hiện nền văn hiến lâu đời .

- Trả lời được các câu hỏi trong SGK.

 

doc49 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1251 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 5 năm 2013 - Tuần 2, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đời ghi nhớ.
- Anh hùng là người lập công trạng
đặc biệt, lớn lao đối với nhân dân, đất nước
- 4 HS nối tiếp đọc 
- HS kể tên câu chuyện mình sẽ kể
- HS kể theo nhóm 4 
- HS cùng kể , nhận xét cho nhau
- HS thi kể
- HS nhận xét lời kể của bạn
Rút kinh nghiệm;……………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………
 =========================
Tiết :4
Môn: Khoa học
Bài 4:Cơ thể chúng ta được hình thành như thế nào?
I Mục tiêu
Giúp HS: 
 - Biết cơ thể chúng ta được hình thành từ sự kết hợp giữa trứng của người mẹ và tinh trùng của người bố.
 II. Đồ dùng dạy học
Các hình ảnh trong SGK trang 10, 11 
III. Các hoạt động dạy - học 
1- Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 3 HS lên bảng kiểm tra bài trước.
2- Giảng bài
Hoạt động 1
Sự hình thành cơ thể người
- Nêu câu hỏi:
+ Cơ quan nào trong cơ thể quyết định giới tính của mỗi người?
+ Cơ quan sinh dục nam có chức năng gì?
+ Cơ quan sinh dục nữ có chức năng gì?
+ Bào thai được hình thành từ đâu?
+ Em có biết sau bao lâu mẹ mang thai thì em bé được sinh ra?
- Giảng giải: Cơ quan sinh dục nữ tạo ra trứng, cơ quan sinh dục nam tạo ra tinh trùng. Cơ thể của mỗi con người được hình thành từ sự kết giữa trứng của người mẹ và tinh trùng của người bố. Quá trình kết hợpvới tinh trùng gọi là thụ tinh. Trứng đã được thụ tinh gọi là hợp tử. Hợp tử phát triển thành bào thai, sau khoảng 9 tháng trong bụng mẹ, em bé sẽ được sinh ra.
- HS tiếp nối nhau trả lời, nếu sai HS khác trả lời lại.
+ Cơ quan sinh dục của cơ thể quyết định giới tính của mỗi người.
+ Cơ quan sinh dục nam tạo ra tinh trùng.
+ Cơ quan sinh dục nữ tạo ra trứng 
+ Bào thai được hình thành từ trứng gặp tinh trùng.
+ Em bé được sinh ra sau khoảng 9 tháng ở trong bụng mẹ.
- Lắng nghe.
Hoạt động 2
Mô tả khái quát quá trình thụ tinh
- Yêu cầu HS làm việc theo cặp: cùng quan sát kĩ hình minh hoạ sơ đồ quá trình thụ tinh và đọc các chú thích để tìm xem mỗi chú thích phù hợp với hình nào.
- Kết luận: Khi trứng rụng, có rất nhiều tinh trùng muốn vào gặp trứng nhưng trứng chỉ tiếp nhận một tinh trùng. Khi tinh trùng và trứng kết hợp với nhau sẽ tạo thành hợp tử. Đó là sự thụ tinh.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận, dùng bút chì nối vào các hình với chú thích trong SGK.
- Một số HS trình bày
+ Hình 1a: Các tinh trùng gặp trứng.
+ Hình 1b: Một tinh trùng đã chui được vào trong trứng.
+ Hình 1c: Trứng và tinh trùng đã kết hợp với nhau để toạ thành hợp tử.
Hoạt động 3
Các giai đoạn phát triển của thai nhi
- Hãy đọc mục Bạn cần biết trang 11 SGK và quan sát các hình minh hoạ 2, 3, 4, 5 và cho biết hình nào chụp thai được 5 tuần, 8 tuần, 3 tháng, khoảng 9 tháng.
- Gọi HS nêu ý kiến.
- HS làm việc theo cặp cùng đọc SGK, quan sát hình và xác định các thời điểm của thai nhi được chụp.
- 4 HS lần lượt nêu ý kiến của mình về từng hình, các HS khác theo dõi và bổ sung ý kiến.
+ Hình 2: Thai được khoảng 9 tháng.
+ Hình 3: Thai được 8 tuần.
+ Hình 4: Thai được 3 tháng.
+ Hình 5: Thai được 6 tuần.
- Kết luận: hợp tử phát triển thành phôi rồi thành bào thai. Đến tuần thứ 12 (tháng thứ 3), thai đã có đầy đủ các cơ quan của cơ thể và có thể coi là một cơ thể người. Đến khoảng tuần thứ 20 (tháng thứ 5), bé thường xuyên cử động và cảm nhận được tiếng động ở bên ngoài. Sau khoảng 9 tháng ở trong bụng mẹ, em bé được sinh ra.
- Lắng nghe.
Hoạt động kết thúc
- GV yêu cầu HS trả lời nhanh các câu hỏi:
+ Cơ thể chúng ta được hình thành như thế nào?
- Nhận xét câu trả lời của HS 
- Nhận xét tiết học. khen ngợi những HS thuộc bài ngay tại lớp.
- Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết, ghi lại vào vở và tìm hiểu xem phụ nữ có thai nên và không nên làm gì ?
 ---------------------
Rút kinh nghiệm:………………………………………………………………
………………………………………………………………………………..
 ======================================
Tiết 5
Địa lí
Bài 2 địa hình và khoáng sản
i. mục tiêu
Sau bài học, HS :
 - Nêu được một số đặc điểm chính của địa hình : phần đất liền của Việt Nam, diện tích là đồi núi và diện tích là đồng bằng.
- Nêu tên một số khoáng sản chính của Việt Nam.
- Chỉ các dãy núi, đồng bằng lớn của nước ta trên bản đồ (lược đồ).
- Chỉ được một số mỏ khoáng sản chính trên bản đồ ( lược đồ ).
- HS khá, giỏi: Biết khu vực có núi và một số dãy núi có hướng núi tây bắc - đông nam, cánh cung.
GV rèn cho các em cách chỉ bản đồ.
Giáo dục NLTKHQ 
Nội dung tích hợp 
+ Than, dầu mỏ,khí tự nhiên- là những nguồn tài nguyên năng lượng của đất nước.
+Sơ lược một số nét về tình hình khai thác than, dầu mỏ, khí tự nhiên của nước ta hiện nay.
+ ảnh hưởng của việc khai thác than,dầu mỏ đối với môi trường.
+Cần khai thác một cách hợp lí và sử dụng tiết kiệm khoáng sản nói chung,trong đó có than, dầu mỏ,khí đốt.
ii. đồ dùng dạy - học
 - Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.
iii. các hoạt động dạy - học 
 A-Kiểm tra bài cũ 
+ Chỉ vị trí địa lí của nước ta trên lược đồ Việt Nam trong khu vực Đông Nam á và trên quả địa cầu.
+ Phần đất liền của nước ta giáp với những nước nào? Diện tích lãnh thổ là bao nhiêu ki - lô - mét vuông?
+ Chỉ và nêu tên một số đảo và quần đảo của nước ta.
 B- Bài mới:
 1- Giới thiệu bài:
 2- Giảng bài:
Hoạt động 1
địa hình việt nam
- GV yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau cùng quan sát lược đồ địa hình Việt Nam và thực hiện các nhiệm vụ sau:
+ Chỉ vùng núi và vùng đồng bằng của nước ta.
+ So sánh diện tích của vùng đồi núi với vùng đồng bằng của nước ta.
+ Nêu tên và chỉ trên lược đồ các dãy núi của nước ta. Trong các dãy núi đó, những dãy núi nào có hướng tây bắc - đông nam, những dãy núi nào có hình cánh cung?
+ Nêu tên và chỉ trên lược đồ các đồng bằng và cao nguyên ở nước ta.
- GV gọi HS trình bày kết quả thảo luận trước lớp.
- Núi nước ta có mấy hướng chính, đó là những hướng nào? ( HS khá, giỏi )
- Tổ chức cho một số HS thi thuyết trình các đặc điểm về địa hình Việt Nam trên bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.
- HS nhận nhiệm vụ và cúng nhau thực hiện.
Kết quả làm việc tốt là:
+ Dùng que chỉ khoanh vào từng vùng trên lược đồ.
+ Diện tích đồi núi lớn hơn đồng bằng nhiều lần (gấp khoảng 3 lần).
+ Nêu tên đến dãy núi nào thì chỉ vào vị trí của dãy núi đó trên lược đồ:
Các dãy núi hình cánh cung là: Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều (ngoài ra còn dãy Trường Sơn Nam).
Các dãy núi có hướng tây bắc - đông nam là: Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn Bắc.
+ Các đồng bằng: Bắc Bộ, Nam Bộ, duyên hải miền Trung.
+ Các cao nguyên: Sơn La, Mộc Châu, Kon Tum, Plây - ku, Đắk Lắk, Mơ Nông, Lâm Viên, Di Linh.
- 4 HS lần lượt lên bảng thực hiện 4 nhiệm vụ trên
+ Núi nước ta có hai hướng chính đó là hướng tây bắc - đông nam và hình vòng cung.
- 3 HS xung phong lên bảng thi thuyết trình (vừa thuyết trình vừa chỉ trên bản đồ), HS cả lớp theo dõi nhận xét và bình chọn bạn thuyết trình hay, đúng nhất.
- GV kết luận: Trên phần đất liền của nước ta, diện tích là đồi núi nhưng chủ yếu là đồi núi thấp. Các dãy núi của nước ta chạy theo hai hướng chính là tây bắc - đông nam và hướng vòng cung. diện tích nước ta là đồng bằng, các đồng bằng này chủ yếu do phù sa của sông ngòi bồi đắp nên.
Hoạt động 2
khoáng sản việt nam
+ Hãy đọc tên lược đồ và cho biết lược đồ này dùng để làm gì? (HS khá ,giỏi)
+ Dựa vào lược đồ và kiến thức của em, hãy nêu tên một số loại khoáng sản ở nước ta. Loại khoáng sản nào có nhiều nhất?
GV nói:Than, dầu mỏ,khí tự nhiên- là những nguồn tài nguyên năng lượng của đất nước.
+ Chỉ những nơi có mỏ than, sắt, a - pa - tít, bô - xít, dầu mỏ.
- GV gọi HS trình bày trước lớp về đặc điểm khoáng sản của nước ta.
- GV nhận xét, hoàn thiện phần trình bày của HS.
- HS quan sát lược đồ(h.2) 
+ Lược đồ một số khoáng sản Việt Nam giúp ta nhận xét về khoáng sản Việt Nam (có các loại khoáng sản nào? Nơi có loại khoáng sản đó?).
+ Nước ta có nhiều loại khoáng sản như dầu mỏ, khí tự nhiên, than, sắt, thiếc, đồng, bô - xít, vàng, a - pa - tít, ... Than đá là loại khoáng sản có nhiều nhất.
+ HS lên bảng chỉ trên lược đồ, chỉ đến vị trí nào thì nêu trên vị trí đó.
Mỏ than: Cẩm Phả, Vàng Danh ở Quảng Ninh.
Mỏ sắt: Yên Bái, Thái Nguyên, Thạch Khê (Hà Tĩnh).
Mỏ a - pa - tít: Cam Đường (Lào Cai)
Mỏ bô - xít có nhiều ở Tây Nguyên.
Dầu mỏ đã phát hiện các mỏ Hồng Ngọc, Rạng Đông, Bạch Hổ, Rồng trên Biển Đông ...
- HS làm việc theo cặp, lần lượt từng HS trình bày theo các câu hỏi trên, HS kia theo dõi và nhận xét, sửa chữa, bổ sung phần trình bày cho bạn.
- 1 HS lên bảng thực hiện yêu cầu, HS cả lớp theo dõi và bổ sung ý kiến.
- GV nêu kết luận: Nước ta có nhiều loại khoáng sản như: than, dầu mỏ, khí tự nhiên, sắt, thiếc, đồng, bô - xít, vàng, a - pa - tít, ... trong đó than đá là loại khoáng sản có nhiều nhất ở nước ta và tập trung chủ yếu ở Quảng Ninh.
Hoạt động 3 : Những ích lợi do địa hình và khoáng sản mang lại cho nước ta
GV hỏi cả lớp:
- Địa hình nước ta có thuận lợi gì cho cho phát triển nông nghiệp?
- Nêu ích lợi của các khoáng sản.
. Theo các em chúng ta phải sử dụng đất, khai thác khoáng sản như thế nào cho hợp lí? Tại sao phải làm như vậy? ( Gọi HS khá giỏi)
Cho HS liên hệ
+ ảnh hưởng của việc khai thác than,dầu mỏ đối với môi trường.
Cần 
 -GV nêu :Cần khai thác một cách hợp lí và sử dụngtiết kiệm khoáng sản nói chung,trong đó có than, dầu mỏ,khí đốt.
+Đồng bằng nước ta phần lớn là đồng bằn châu thổ do phù sa của sông ngòi bồi đắp nên trồng lúa nước rất tốt,là nơI tập trung dân cư đông đúc.
+ Khoáng sản cung cấp nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp
* Sử dụng đất phải đi đôi với việc bồi bổ đất để đất không bị bạc màu, xói mòn ...
Khai thác và sử dụng khoáng sản phải tiết kiệm, có hiệu quả vì khoáng sản không phải là vô tận.
-HS liên hệ.
Làm ô nhiễm môI trường.
- GV kết luận: Đồng bằng nước ta chủ yếu do phù sa của sông ngòi bồi đắp, từ hàng nghìn năm trước nhân dân ta đã trồng lúa trên các đồng bằng này, tuy nhiên để đất không bạc màu thì việc sử dụng phải đi đôi với bồi bổ cho đất. Nước ta có nhiều loại khoáng sản có trữ lượng lớn cung cấp nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp, nhưng khoáng sản không phải là vô tận nên khai thác và sử dụng cần tiết kiệm và hiệu qu

File đính kèm:

  • docG.A.L.5.T.2.doc