Giáo án lớp 5 môn Tiếng Việt - Tuần 32

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.

-Củng cố để giúp HS nắm vững hơn về quan hệ nội dung giữa các câu trong một đoạn, biết cách viết câu mở đoạn từ đó sắp xếp các câu thành một đoạn văn hay.

- Rèn kĩ năng viết câu văn giàu hình ảnh và cảm, biết sử dụng liên tưởng trong khi viết văn, lập dàn ý cho đề văn trên.

- Giáo dục HS có ý thức tự giác học bài và làm bài.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- đề bài trong tiếng việt nâng cao.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC .

 

doc6 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1386 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 5 môn Tiếng Việt - Tuần 32, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
S0ạn 19 / 4 Tuần 32
Thứ ba ngày 24 tháng 4 năm 2007
Tiếng việt *
Ôn: Luyện tập tả cảnh
Đề bài : Lập dàn ý cho bài văn tả cảnh trường em trước buổi học.
I. Mục đích yêu cầu.
-Củng cố để giúp HS nắm vững hơn về quan hệ nội dung giữa các câu trong một đoạn, biết cách viết câu mở đoạn từ đó sắp xếp các câu thành một đoạn văn hay.
- Rèn kĩ năng viết câu văn giàu hình ảnh và cảm, biết sử dụng liên tưởng trong khi viết văn, lập dàn ý cho đề văn trên...
- Giáo dục HS có ý thức tự giác học bài và làm bài.
II. Đồ dùng dạy học.
- đề bài trong tiếng việt nâng cao.
III.Các hoạt động dạy học .
Giáo viên
Học sinh
1. Kiểm tra bài cũ.
- Y/c HS nêu cấu tạo của bài văn tả cảnh.
2. Bài mới.
 a) Giới thiệu bài. GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học
 b)Giảng bài.
* Hướng dẫn HS làm bài tập.
- Yêu cầu HS đọc đề bài và xác định yêu cầu của đề bài.
- Gv gợi ý để HS lập dàn bài.
a) Mở bài : - Giới thiệu trường em
- Cảnh trường em trước buổi học vào mùa nào, buổi sáng khoảng mấy giờ?
b) Thân bài : 
- Có thể tả từ cổng trường đến sân trường rồi đến các lớp học và ngược lại.
- Có thể tả cảnh trí của trường rồi tả đến cảnh HS đi học và xếp hàng vào lớp.
- Có thể tả hoạt động của thầy cô , HS rồi tả các chi tiết , cảnh trí của trường.
- Có thể tả cảnh trí xung quanh trường rồi tả trường.
c) kết bài : Cảm nghĩ của cá nhân về ngôi trường hoặc nói về ý thức giữ gìn và bảo vệ ngôi trường của em.
- Tổ chức cho HS tự làm bài.
3. Củng cố, dặn dò.
- GV nhận xét chung tiết học.
- Dặn HS ôn bài, luyện viết hoàn chỉnh bài văn vào vở.
-3, 4 em trả lời.
-
HS đọc kĩ y/c của đề bài
- Tự lập dàn bài theo gợi ý của GV.
- Đại diện hai em viết bảng phụ để chữa bài..
- lớp nhận xét đánh giá từng phần và bổ sung cho hoàn chỉnh.
Toán *
Ôn tập về phép nhân, phép chia
I. Mục đích yêu cầu.
1. Kiến thức: Củng cố lại cách thực hiện phép nhân , phép chia đối với các loại số tự nhiên, phân số, số thập phân.
2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng tính và vận dụng giải toán có lời văn.
3.Thái độ: Giáo dục HS chủ động lĩnh hội kiến thức,tự giác làm bài,vận dụng tốt thực tế.
II. Đồ dùng dạy học.
Luyện giải toán,
III. Các hoạt động dạy học. 
Giáo viên
Học sinh
1. Kiểm tra bài cũ.
- Mời 2 HS lên bảng chữa bài về nhà.
2. Bài mới 
a) Giới thiệu bài:GV nêu mục đích y/c của tiết học
b) Giảng bài.
 * Hướng dẫn HS làm bài tập sau:
Bài 1: Đặt tính rồi tính:
a) 539 x 70 b) 1 x 
c) 1028,6 : 37 d) 5,31 : 4,5.
- Củng cố lại cách thực hiện nhân , chia với các loại số.
Bài 2: Tính nhẩm :
a) 45,6 x 0,1 53,7 x 0,01 8,4 x 0,001
b) 45,6 : 10 53,7 : 100 8,4 : 1000
c) 5,78 x 0,5 4,8 x 0,25 48,8x 0,125
 5,78 : 0,5 4,8 : 0,25 48,8: 0,125
- GV nhận xét và củng cố lại cách tính nhẩm.
Bài 3: Một cái sân hình chữ nhật có chu vi 78,6 m. Chiều dài của sân là 28,4 m . Tính diện tích cái sân đó.
- GV và HS cùng củng cố lại cáchs tính diện tích hình chữ nhật.
Bài 4: Tính nhanh.
a) 1250 x 6 – 130 + 4 x 1250 – 120
b) 3194 – ( 400 + 194)
c) ( 16,8 x 45,5 + 54,5 x 16,8 ) :4
- GV và HS cùng chữa bài.
3. Củng cố dặn dò.
- Mời HS nhắc lại các kiến thức vừa ôn.
- GV nhận xét chung giờ học.
- Dặn HS về nhà ôn bài
- 2 em lên bảng làm bài.
- Lớp nhận xét.
- HS tự làm bài
- Đại diện 2 em lên chữa bảng.
- HS nhẩm tính ghi kết quả vào vở
- HS nhắc lại cách nhân chia nhẩm.
- HS đọc kĩ yêu cầu của bài và tự làm bài, đại diện làm bảng phụ chữa bài. chữa bài.
- HS vận dụng các tính chất của phép nhân và phép chia để tính nhanh.
- HS tự làm bài vào vở..
Tự học
I- Mục đích yêu cầu
- Giúp HS hoàn thành một số bài của buổi sáng.
- Củng cố mở rộng kiến thức Toán. – Tập đọc.
- Xây dựng ý thức tự giác học tập cho HS. 
II - Đồ dùng dạy học 
GV+HS: VBT Toán; 
III- Các hoạt động dạy – học .
Giáo viên 
Học sinh
1.Hoàn thành kiến thức của buổi sáng.
Môn : Tập đọc: GV tổ chức cho HS đọc diễn cảm kết hợp học thuộc lòng bài thơ Những cánh buồm.
- HS luyện đọc cá nhân kết hợp học thuộc lòng theo hướng dẫn của GV
*Môn Toán: HS làm tiếp bài 4 ( trang 165 )
- Y/c củng cố lại cách tính tỉ số phần trăm và tìm số phần trăm của một số.
- HS làm nháp +1HS làm bảng lớp.
- Vài em nêu lại.
 2. Giúp HS hoàn thành kiến thức bài học thông qua vở bài tập .
*Môn Toán:
Bài 1( VBT- 98 )
- Mời HS lên bảng thực hiện tìm tỉ số phần trăm của hai số.
- GV quan sát, giúp đỡ HS còn lúng túng.
- Củng cố lại cách tính tỉ số phần trăm.
- HS áp dụng tự làm bài.
- HS đại diện chữa bài .
Bài 2( VBT- 98 )
- Y/c HS tự thực hiện phép cộng, phép trừ đối với số phần trăm.
- GV nhận xét, củng cố cách làm bài
- HS tự làm bài vào VBT. 
- Đại diện HS lên bảng chữa bài.
Bài 3( VBT- 99 )
- GV giúp HS nắm vững yêu cầu của bài rồi tự làm bài.
- Củng cố lại cách tìm tỉ số phần trăm của hai số.
- HS làm bài rồi chữa bài.
- Nhắc lại cách tính tỉ số phần trăm của hai số.
Bài 4: ( VBT- 93.) : 
- Mời HS đọc bài phân tích bài và yêu cầu cácc em tính số sản phẩm mà tổ đã làm và số sản phẩm mà tổ còn phải làm.
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét chung tiết học.
- Dặn dò HS chuẩn bị bài sau.
- HS trao đổi và làm bài vào vở.
- HS lên bảng chữa bài.
Soạn 22 / 4 Chiều thứ sáu ngày 27 tháng 4 năm 2007
Tiếng việt *
Ôn tập về dấu câu.( Dấu phẩy )
I. Mục đích, yêu cầu.
1. Kiến thức: Giúp HS củng cố về dấu phẩy và tác dụng của dấu phẩy.
2. Kĩ năng: Nâng cao kĩ năng sử dụng dấu phẩy khi viết câu.
3. Thái độ: HS có ý thức tự giác học và làm bài.
II. Đồ dùng dạy học.
- Vở bài tập tiếng việt, bài tập toán nâng cao, 
III. Các hoạt động dạy học.
Giáo viên
Học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Yêu cầu HS nhắc lại tác dụng của dấu phẩy.
 2. Bài mới. a) Giới thiệu bài. 
 b) giảng bài.
Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1: Điền dấu phẩy vào vị trí thích hợp trong các câu sau:
Ngoài đồng lúa đã chín vàng.
Bằng sự khéo léo và nhanh nhẹn Hùng đã về đích trước các bạn.
Khi một ngày mới bắt đầu tất cả trẻ em trên thế giới đều cắp sách tới trường.
- Củng cố lại dấu phẩy đặt ngăn cách trạng ngữ với các bộ phận của câu. 
Bài 2: Trong đoạn văn dưới đây có 5 dấu phẩy bị đặt sai vị trí. Chép đoạn văn vào chỗ trống sau khi đã sửa các dấu ơhẩy dùng sai.
Nhà tôi ở cách Hồ Gươm không a. Từ trên gác cao, nhìn xuống, hồ như một chiếc gương bầu dục lớn, sáng long lanh. Cỗu Thê húc màu son , cong cong như con tôm, dẫn vào đền Ngọc Sơn . Mái đền lấp ló, bên gốc đa già, rễ, lá xum xuê. Xa một chút , là Tháp Rùa, tường rêu cổ kính, xây trên gò đất cỏ mọc xanh um.
Bài 3: Đặt câu: 
a) Câu có một dấu phẩy.
b) Câu có hai dấu phẩy.
c) câu có 3 dấu phẩy.
- GV thu vở chấm chữa bài cho HS.
- Củng cố lại tác dụng của dấu phẩy trong từng câu.
 3. Củng cố, dặn dò.
- Y/c HS nêu lại tác dụng của dấu phẩy.
- Gv nhận xét giờ học và nhắc nhở HS viết đúng dấu phẩy trong câu văn.
- Dặn HS ôn bài và làm bài tập.
- HS xác định yêu cầu rồi làm bài vào vở, đại diện chữa bài.
- nêu lại tác dụng của dấu phẩy trong các câu đó.
- HS đọc kĩ đoạn văn, suy nghĩ tự tìm dấu phẩy dùng sai và sửa lại rồi viết vào vở.
- HS đọc kĩ yêu cầu của bài rồi tự làm bài vào vở..
Tự học
I- Mục đích yêu cầu
- Giúp HS hoàn thành một số bài của buổi sáng.
- Củng cố mở rộng kiến thức Toán. – LTVC
- Xây dựng ý thức tự giác học tập cho HS. 
II - Đồ dùng dạy học 
GV+HS: VBT Toán; 
III- Các hoạt động dạy – học .
Giáo viên 
Học sinh
1.Hoàn thành kiến thức của buổi sáng.
*Môn Toán: HS làm tiếp bài 4 ( trang 167 )
- Y/c củng cố lại cách tính chiều cao và diện tích hình thang.
* Môn luyện từ và câu.Yêu cầu HS nêu lại tác dụng của dấu hai chấm và hướng dẫn các em làm trong vở bài tập.
- HS làm nháp +1HS làm bảng lớp.
- Vài em nêu lại.
- HS tự làm bài trong vở bài tập.
 2. Giúp HS hoàn thành kiến thức bài học thông qua vở bài tập .
*Môn Toán:
Bài 1( VBT- 103 )
- Mời HS đọc kĩ yêu cầu của bài, nêu ý hiểu của mình về tỉ lệ xích trong bài 
- GV quan sát, giúp đỡ HS còn lúng túng.
- Củng cố lại cách tính chu vi và diện tích của hình chữ nhật.
- HS áp dụng tự làm bài.
- HS đại diện chữa bài .
Bài 2( VBT- 104 )
- Biết chu vi hình vuông muốn tính được diện tích hình vuông ta phải tìm gì?
- Y/c HS nhớ lại kiến thức nhân, chia nhẩm và áp dụng thực hiện.
- GV nhận xét, củng cố cách làm bài
- HS tự làm bài vào VBT. 
- Đại diện HS chữa bài. 
Bài 3( VBT- 104 )
- GV giúp HS yếu biết cách tìm chiều rộng và tìm diện tích thửa ruộng sau đó tìm số thóc thu được trên thửa ruộng.
- Củng cố lại cách làm.
Bài 4: Muốn tính được chiều dài HCN thì phải biết gì?
- Diện tích HCN bằng S Hình nào ? Vậy làm thế nào để tìm được S HCN.
- HS làm bài rồi đại diện chữa bài.
- Biết được S HCN.
- HS dựa vào gợi ý của GV để tính.
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét chung tiết học.
- Dặn dò HS chuẩn bị bài sau.

File đính kèm:

  • docB 2 TUAN 32.doc