Giáo án lớp 5 môn Tiếng Việt - Tuần 31

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU.

1. Kiến thức: Giúp HS củng cố về dấu phẩy và tác dụng của dấu phẩy.

2. Kĩ năng: Nâng cao kĩ năng sử dụng dấu phẩy khi viết câu.

3. Thái độ: HS có ý thức tự giác học và làm bài.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Vở bài tập tiếng việt, bài tập toán nâng cao,

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

 

doc7 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1437 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 5 môn Tiếng Việt - Tuần 31, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
S0ạn 5 / 4 Tuần 31
Thứ ba ngày 17 tháng 4 năm 2007
Tiếng việt *
Ôn tập về dấu câu.( Dấu phẩy )
I. Mục đích, yêu cầu.
1. Kiến thức: Giúp HS củng cố về dấu phẩy và tác dụng của dấu phẩy.
2. Kĩ năng: Nâng cao kĩ năng sử dụng dấu phẩy khi viết câu.
3. Thái độ: HS có ý thức tự giác học và làm bài.
II. Đồ dùng dạy học.
- Vở bài tập tiếng việt, bài tập toán nâng cao, 
III. Các hoạt động dạy học.
Giáo viên
Học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Yêu cầu HS nhắc lại tác dụng của dấu phẩy.
 2. Bài mới. a) Giới thiệu bài. 
 b) giảng bài.
Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1: 
 Viết vào chỗ trống một câu văn theo yêu cầu:
Câu có dấu phẩy dùng để ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.
Câu có dấu phẩy dùng để ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ, vị ngữ .
Câu có dấu phẩy dùng để ngăn cách các vế câu trong câu ghép.
- GV và HS cùng củng cố lại tác dụng của dấu phẩy.
Bài 2: Hãy nêu tác dụng của dấu phẩy trong đoạn văn sau:
 Thời cổ Hi Lạp có một ông vua tên là Đô - ni nổi tiếng tàn bạo , nhưng lại muốn tỏ ra mình có tài văn chương nên cũng sáng tác thơ ca. Mỗi khi làm xong bài thơ nào , vua thường đem khoe với quần thần. Bọn này đều sợ, không dám chê, lại còn nịnh hót khen hay.
- GV kết luận và chốt lại kết quả đúng.
Bài 3: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.
Dấu phẩy trong câu Trong tà áo dài Việt Nam, hình ảnh người phụ nữ Việt Nam như đẹp hơn, tự nhiên, mềm mại và thanh thoát hơn. có tác dụng gì?
a) Ngăn cách các bộ phận trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.
b) Ngăn cách các bộ phận cùng làm vị ngữ trong câu.
c) Cả hai tác dụng trên.
* Dấu phẩy trong câu: Con tàu chìm dần, nước ngập các bao lơn. có tác dụng gì ? Chọn câu trả lời đúng nhất.
a) Ngăn cách các bộ phận trạng ngữ với chủ ngữ, vị ngữ.
b) Ngăn cách các bộ phận cùng làm vị ngữ trong câu.
c) Ngăn cách các vế câu trong câu ghép.
- GV thu vở chấm chữa bài cho HS.
 3. Củng cố, dặn dò.
- Y/c HS nêu lại tác dụng của dấu phẩy.
- Gv nhận xét giờ học.
- Dặn HS ôn bài và làm bài tập.
- HS xác định từng yêu cầu rồi làm bài vào vở, đại diện chữa bài.
- HS đọc kĩ đoạn văn, suy nghĩ tự tìm tác dụng của dấu phẩy và đại diện phát biểu.
- HS đọc kĩ yêu cầu của bài rồi tự làm bài vào vở..
Toán *
Ôn tập về phép cộng, phép trừ.
I. Mục đích yêu cầu.
1. Kiến thức: Củng cố lại cách thực hiện phép trừ, phép cộng đối với các loại số tự nhiên, phân số, số thập phân.
2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng tính và vận dụng giải toán có lời văn.
3.Thái độ: Giáo dục HS chủ động lĩnh hội kiến thức,tự giác làm bài,vận dụng tốt thực tế.
II. Đồ dùng dạy học.
Luyện giải toán,
III. Các hoạt động dạy học. 
Giáo viên
Học sinh
1. Kiểm tra bài cũ.
- Mời 2 HS lên bảng chữa bài về nhà.
2. Bài mới 
a) Giới thiệu bài:GV nêu mục đích y/c của tiết học
b) Giảng bài.
 * Hướng dẫn HS làm bài tập sau:
Bài 1: Thực hiện các phép tính sau.
a) + b) 3 + 5 + 1
c) 12 + - 6 d) 12,75 + 97,25 – 35,8.
Bài 2: Tính bằng cách thuận tiện.
a) 32,6 x 5,8 + 67,4 x 5,8.
b) 234,1 – ( 100 + 34,1)
c) 1- - 
d) - ( - )
 - GV nhận xét và củng cố lại cách làm.
Bài 3: Kho I có 60,25 tấn gạo. Kho II có 37,75 tấn gạo. Người ta lấy ra ở mỗi kho một số tấn gạo như nhau thì còn lại số gạo ở kho II bằng số gạo ở kho I. Hỏi người ta đã lấy ra bao nhiêu tấn gạo ở mỗi kho.
- GV và HS cùng củng cố lại cách làm.
Bài 4: Tìm ao,b và xy biết : ao,b – xy = 3,2 
 và aob – xy = 365.
- GV giúp HS tìm các chữ a, b bằng cách dựa vào phép tính.
 + Vì ao,b – xy = 3,2 nên suy ra b = ? ( 2)
 + Vì aob – xy = 365 nên suy ra a= ? ( 4)
 Vậy 402 – xy = 365 . Vậy xy = 402 – 365 = 37.
3. Củng cố dặn dò.
- Mời HS nhắc lại các kiến thức vừa ôn.
- GV nhận xét chung giờ học.
- Dặn HS về nhà ôn bài
- 2 em lên bảng làm bài.
- HS tự làm bài
- Đại diện 2 em lên chữa bảng.
- HS vận dụng các tính chất của phép cộng và phép trừ để tính.- HS làm vở. Đại diện chữa bài.
- HS đọc kĩ yêu cầu của bài và tự làm bài, đại diện làm phiếu chữa bài.
- HS đọc bài và tự làm bài.
- HS nhớ lại cách tính diện tích XQ , STP và thể tích của HLP.
Tự học
I- Mục đích yêu cầu
- Giúp HS hoàn thành một số bài của buổi sáng.
- Củng cố mở rộng kiến thức Toán. – Tập đọc.
- Xây dựng ý thức tự giác học tập cho HS. 
II - Đồ dùng dạy học 
GV+HS: VBT Toán; 
III- Các hoạt động dạy – học .
Giáo viên 
Học sinh
1.Hoàn thành kiến thức của buổi sáng.
*Môn Toán: HS làm tiếp bài 3 ( trang 161 )
- Y/c củng cố lại cách tính tỉ số phần trăm và tìm số phần trăm của một số.
* Tổ chức cho HS luyện đọc diễn cảm và kết hợp học thuộc lòng bài “ Bầm ơi ”
- HS làm nháp +1HS làm bảng lớp.
- Vài em nêu lại.
- HS luyện đọc cá nhân rồi kết hợp thi đọc.
 2. Giúp HS hoàn thành kiến thức bài học thông qua vở bài tập .
*Môn Toán:
Bài 1( VBT- 92 )
- Mời HS lên bảng thực hiện tính giá trị của biểu thức.
- GV quan sát, giúp đỡ HS còn lúng túng.
- Củng cố lại cách cộng trừ phân số, số thập phân.
- HS áp dụng tự làm bài.
- HS đại diện chữa bài .
Bài 2( VBT- 92 )
- Y/c HS đọc kĩ đề bài, vận dụng các tính chất của phép cộng, phép trừ để tính bằng cách thuận tiện nhất.
- GV nhận xét, củng cố cách làm bài
- HS tự làm bài vào VBT. 
- Đại diện HS lên bảng chữa bài.
Bài 3( VBT- 92 )
- GV giúp HS nắm vững yêu cầu của bài rồi tự làm bài.
- Củng cố lại cách tìm tỉ số phần trăm và cách tìm số phần trăm của một số.
- HS làm bài rồi chữa bài.
Bài 4: ( VBT- 93.) : HS thảo luận nội dung bài và tìm giá trị số thích hợp.
Củng cố cách làm: 0 + 0 = 0- 0
 1 + 0 = 1 – 0
 2 + 0 = 2- 0.....
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét chung tiết học.
- Dặn dò HS chuẩn bị bài sau.
- HS trao đổi và làm bài vào vở.
- HS lên bảng chữa bài.
- HS rút ra kết luận : Có vô số cặp
 số như thế.( Khi b = 0 )
Soạn 16 / 4 Chiều thứ sáu ngày 20 tháng 4 năm 2007
Tiếng việt *
Ôn mở rộng vốn từ nam và nữ.
I . Mục đích, yêu cầu.
1. Kĩ năng: Tích cực hoá vốn từ trong chủ điểm bằng cách đặt câu với các từ ngữ.
2. Kiến thức: Củng cố lại những từ ngữ chỉ phẩm chất đáng quý của phụ nữ , nam giới.
3. Thái độ: HS chủ động làm bài, học bài.
II. Đồ dùng dạy học.
 III. Các hoạt động dạy -học.
Giáo viên
Học sinh
1. Kiểm tra bài cũ.
- Y/c HS chữa bài tập của giờ trước.
2. Bài mới.
a). Giới thiệu bài - GV nêu mục đích,yêu cầu của giờ học
b) Hướng dẫn HS làm bài.
Bài 1: Nối từng từ ở cột bên trái với nghĩa của từ đó ở bên phải.
Cao thượng
Chăm chỉ, nhanh nhẹn, cẩn thận.
dịu dàng
( phẩn chất, tinh thần ) cao vượt hẳn lên trên những cái tầm thường , nhỏ nhen.
Khoan dung 
( cử chỉ, thái độ) tác động êm nhẹ đến các giác quan hoặc tinh thần gây cảm giác dễ chịu.
Cần mẫn 
Giỏi công việc nhà và những công việc khác ( Thường nói về người phụ nữ )
Năng nổ 
Có quyết định nhanh chóng và dứt khoát
đảm đang 
Hăng hái và chủ động trong mọi công việc.
Quyết đoán
Rộng lượng tha thứ cho người có lỗi.
Bài 2: Điền tiếp vào chỗ trống hai thành ngữ hoặc tục ngữ ca ngợi cả nam và nữ .
Trai tài gái đảm, ...............................................................
- Gv và HS cùng chữ bài.
Bài 3: Viết vào chỗ trống theo yêu cầu.
a) tên 4 người có công với nước của nước ta ( xưa và nay là nam)
b) Tên 4 người có công với nước của nước ta ( xưa và nay ) là nữ.
- Gv thu vở chấm chữa bài cho HS.
3. Củng cố dặn dò.
- Y/c HS nhắc lại dung kiến thức vừa ôn.
- GV nhận xét tiết học, biểu dương những em có ý thức làm bài tốt.
-Y/c các em về nhà ôn lại bài .
- 2 em chữa bài.
 .
- HS dựa vào phần giải nghĩa ở cột bên để xác định với từ ở cột bên trái và nối. 
- đại diện phát biểu ý kiến.
HS tự viết bài vào vở theo gợi ý hướng dẫn của GV, đại diện làm bảng phụ chữa bài.
- HS tự viết bài vào vở.
- y/c HS đọc thuộc các câu đó.
- HS tự làm bài vào vở.
Tự học
I- Mục đích yêu cầu
- Giúp HS hoàn thành một số bài của buổi sáng.
- Củng cố mở rộng kiến thức Toán. – LTVC
- Xây dựng ý thức tự giác học tập cho HS. 
II - Đồ dùng dạy học 
GV+HS: VBT Toán; 
III- Các hoạt động dạy – học .
Giáo viên 
Học sinh
1.Hoàn thành kiến thức của buổi sáng.
*Môn Toán: HS làm tiếp bài 4 ( trang 164 )
- Y/c củng cố lại cách thực hiện chia một tổng cho một số.
- HS làm nháp +1HS làm bảng lớp.
- Vài em nêu lại.
 2. Giúp HS hoàn thành kiến thức bài học thông qua vở bài tập .
*Môn Toán:
Bài 1( VBT- 96 )
- Mời HS lên bảng thực hiện tính.
- GV quan sát, giúp đỡ HS còn lúng túng.
- Củng cố lại cách thực hiện phép chia đối với loại số thập phân.
- HS áp dụng tự làm bài.
- HS đại diện chữa bài .
Bài 2( VBT- 96 )
- Y/c HS nhớ lại kiến thức nhân, chia nhẩm và áp dụng thực hiện.
- GV nhận xét, củng cố cách làm bài
- HS tự làm bài vào VBT. 
- Đại diện HS nêu kết quả.
Bài 3( VBT- 97 )
- GV giúp HS yếu biết cách thực hiện chia một tổng cho một số.
- Củng cố lại cách làm.
- HS làm bài rồi chữa bài.
Môn: LTVC. 
- Hướng dẫn HS hoàn thành bài trong vở Bài tập tiếng việt.
 3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét chung tiết học.
- Dặn dò HS chuẩn bị bài sau.
- HS tự làm bài vào vở.
- HS lên bảng chữa bài.

File đính kèm:

  • docB 2 TUAN 31.doc
Giáo án liên quan