Giáo án lớp 5 môn Tiếng Việt - Tuần 15

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.

1. Kĩ năng:Củng cố lại cách viết biên bản cuộc họp.

 kiến thức: Củng cố để HS nắm vững hơn về thể thức của biên bản, nội dung, tác dụng của biên bản.

3.Thái độ : Nâng cao ý thức tự giác học bài và làm bài.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC .

 

doc7 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1872 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 5 môn Tiếng Việt - Tuần 15, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
soạn / 11 Tuần 15
Chiều thứ ba ngày 5 tháng 12 năm 2006
Tiếng việt *
Ôn : Luyện tập làm biên bản cuộc họp.
I. Mục đích yêu cầu.
1. Kĩ năng:Củng cố lại cách viết biên bản cuộc họp.
 kiến thức: Củng cố để HS nắm vững hơn về thể thức của biên bản, nội dung, tác dụng của biên bản.
3.Thái độ : Nâng cao ý thức tự giác học bài và làm bài.
II. Đồ dùng dạy học. 
III.Các hoạt động dạy học .
HĐ của GV
HĐ của HS
1. Kiểm tra bài cũ.
- Y/c HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ khi viết biên bản.
2. Bài mới.
 a) Giới thiệu bài. GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học
 b) Giảng bài.
* Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1: Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn thành nội dung cần ghi nhớ về viết biên bản.
1. Biên bản là văn bản ghi lại..........một cuộc họp hoặc một sự việc dã diễn ra để làm..........
2. Nội dung biên bản thường thường gồm ........phần.
 a)Phần mở đầu ghi......., tiêu ngữ ( hoặc tên tổ chức..........
biên bản.
b) Phần chính ghi........., ........,................có mặt, nội dung........
c) Phần kết thúc ghi tên,..........của những người có trách nhiệm.
Bài 2: Ghi lại biên bản cuộc họp lớp hoặc chi đội em.
GV gợi ý giúp đỡ HS hoàn thành biên bản.
- Mời 1 số em đọc biên bản, lớp cùng nhận xét đánh giá.
-3. Củng cố, dặn dò.
- HS nhắc lại các kiến thức đã ôn.
 -GV nhận xét chung tiết học.
- Dặn HS ôn lại cách viết biên bản.
-2 em trả lời.
-HS tự điền cho hoàn thành
- Một vài em đọc lại nội dung cần ghi nhớ.
- HS nhớ lại cách ghi biên bản và tự viết lại đầy đủ theo hướng dẫn.
Toán *
Ôn: Chia một số thập phân cho một số thập phân.
I. Mục đích yêu cầu.
1. Kiến thức: Giúp HS củng cố cách chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân.
2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng chia chính xác, vận dụng tốt vào việc tính giá trị của biểu thức và giải toán có lời văn.
3.Thái độ: Giáo dục HS chủ động lĩnh hội kiến thức, tự giác làm bài, vận dụng tốt trong thực tế.
II. Đồ dùng dạy học.
Luyện giải toán, bài tập toán nâng cao.
III. Các hoạt động dạy học.
HĐ của GV
HĐ của HS
1. Kiểm tra bài cũ.
- Mời 2 HS lên bảng làm bài sau.
- Đặt tính rồi tính. 18,5 : 2,5 29,5 : 2,35
- Y/c HS nêu lại cách thực hiện chia 1 số thập phân cho 1 số thập phân.
2. Bài mới 
a) Giới thiệu bài:GV nêu mục đích y/c của tiết học
b) Giảng bài.
Hướng dẫn HS làm bài tập sau:
Bài 1: tính.
a) 4,25 : 2,5 b) ( 256,8- 146,4) : 4,8- 20,06
- Y/c HS tự làm bài và chữa bài.
- Củng cố lại cách chia một số thập phân cho 1 số thập phân
Bài 2: Tính bằng hai cách .
a) 2,448 : ( 0,6x1,7) b) 1,989 : 0,65 : 0,75.
- Y/c HS suy nghĩ tìm 2 cách tính.
- GV thu vở chấm chữa bài.
- Nêu lại cách tính một số chia cho 1 tích.
Bài 3. Biết 10,4 l dầu cân nặng 7,904 kg. Hỏi có bao nhiêu l dầu nếu lượng dầu đó cân nặng 10,64kg
- GV và HS củng cố lại cách tính trung bình cộng.
Bài 4: Dành cho HSG.
 Tổng của một số thập phân và một số tự nhiên là 82,34. Khi thực hiện phép tính này, một bạn đã quên viết dấu phẩy của số thập phân nên đã cộng như cộng hai số tự nhiên và có kết quả là 1106. Hãy tìm số thập phân và số tự nhiên đó.
- Gợi ý: Vì tổng của số thập phân và số tự nhiên là 82,34, nên số thập phân đó có mấy chữ số phần thập phân?
- KHi quên dấu phẩy của số thập phân này thì số đó có gì thay đổi? 
- Tổng mới so với tổng đúng có gì thay đổi? từ đó sẽ tìm được hai số.
- GV chấm chữa bài cho HS.
3. Củng cố dặn dò.
- Mời HS nêu lại quy tắc chia 1 số thập phân cho 1 số thập phân.
- GV nhận xét chung giờ học.
- Dặn HS về nhà ôn bài.
- 2 em lên bảng làm bài.
- HS làm bài vào nháp, đại diện chữa bài.
- HS làm bài vào vở.
- 2 em chữa bảng.
- HS đọc bài, phân tích bài và tự làm bài vào vở, đại diện chữa bài
 1 l dầu cân nặng: 
7,904 : 10,4= 0,76 (kg )
Nếu lượng dầu cân nặng 10,64 kg thì có số l là:
 10,64 : 0,76 = 14(l)
- HS đọc kĩ đề phân tích đề và tìm cách giải.
- Số thập phân có 2 chữ số phần thập phân.
- Tức là số đó đã được gấp lên 100 lần.
- HS dựa vào gợi ý để làm bài.
Tự học
I. Mục Đích yêu cầu.
- Giúp HS hoàn thành một số bài của buổi sáng.
- Củng cố mở rộng kiến thức về chính tả ,tập đọc.
- Xây dựng ý thức tự giác học tập cho HS. 
II - Đồ dùng dạy học 
GV+HS: VBT TV.
GV: Đánh giá kết quả học tiếng việt.
III- Các hoạt động dạy - học 
HĐ của Giáo viên
HĐ của Học sinh
1.Hoàn thành kiến thức của buổi sáng.
*Môn tập đọc: HS luyện đọc diễn cảm bài:
 Về ngôi nhà đang xây.
- HS thi thả thơ đọc diễn cảm bài thơ ( Mỗi đội 3em tham gia).HS khác nhận xét.
*Môn chính tả :HS làm bài 3 phần a, b trang 146.
- GV hướng dẫn HS làm bài tập trong vở bài tập TV.
- Củng cố cách phân biệt âm ch/ tr và thanh hỏi với thanh ngã.
- HS làm bài và đọc bài chữa bài trước lớp.
 2.Mở rộng nâng cao kiến thức bài học
*Môn chính tả: 
Điền ch/ tr vào chỗ trống hoặc thêm dấu hỏi/ dấu ngã ( Trên chữ in nghiêng) để được các từ ngữ đúng.
ch/ tr dấu hỏi / dấu ngã
... ống ..ả mơ màng
tang ...ống mơ mang
vầng.....ăng bao nhỏ
phải ...ăng bao ban.
HS tự làm bài rồi chữa bài.
3. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS ôn bài và chuẩn bị bài sau.
- 
Soạn 10 / 12 Chiều thứ 6 ngày 15 tháng 12 năm 2006
Tiếng việt *
Ôn Mở rộng vốn từ: Hạnh phúc.
I. Mục đích yêu cầu.
1. Kĩ năng: Biết trao đổi tranh luận với các bạn để có nhận thức đúng về hạnh phúc.Tìm được từ đồng nnghĩa và trái nghĩa với hạnh phúc.
2. Kiến thức: Củng cố để HS hiểu nghĩa hơn về hạnh phúc..
3. Thái độ. HS chủ động ôn tập và lĩnh hội kiến thức.
II. Đồ dùng dạy học.
III.Các hoạt động dạy học .
HĐ của GV
HĐ của HS
1. Kiểm tra bài cũ.
- Mời HS nhắc lại nghĩa của từ Hạnh phúc.
2. Bài mới.
 a) Giới thiệu bài. GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học
 b) Giảng bài.
Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1. Đọc các từ ngữ dưới đây và xếp chúng vào bảng cho phù hợp. ( bất hạnh, buồn rầu, may mắn, cơ cực, cực khổ, vui lòng, kkhốn khổ, vui sướng, mừng vui, tốt lành, vô phiúc, tốt phúc)
Từ trái nghĩa với hạnh phúc
từ đồng nghĩa với hạnh phúc.
Bài 2: Chọn từ trong ngoặc đơn (có phúc, tốt phúc, phúc hậu, phúc đức) để điền vào mỗi chỗ trống dưới đây
a) Anh enm thuận hòa là nhà có ....
b) .........tại mẫu mẹ.
c) ...........đẻ con biết lội
có tội đẻ con biết trèo.
d) Bà có khuôn mặt trông thật......
- GV và HS cùng chữa bài.
Bài 3.Ghép các tiếng sau vào trước hoặc sau tiếng phúc để tạo nên các từ ghép: lợi, đức, vô, hạnh, hậu, lộc, làm, chúc,hồng.
- GV kết luận các từ ghép được là: hạnh phúc, chúc phúc, hồng phúc, phúc lợi, phúc đức, vô phúc, phúc hậu, phúc lộc, làm phúc.
- GV giúp HS hiểu thêm nghĩ của một số từ lạ ít dùng.
- GV thu vở chấm chữa bài.
3. Củng cố, dặn dò.
- Y/c HS nhắc lại kiến thức vừa ôn về chủ đề.
- GV nhận xét chung tiết học.
- Dặn HS ôn bài.
- 3 HS nhắc lại.
-HS đọc kĩ y/c của bài tự làm bài vào vở. Đại diện nối tiếp nhau chữa bài.
- HS trao đổi với bạn và tìm đúng các từ cần điền vào chỗ chấm.( Thứ tự các từ: phúc, phúc đức, có phúc, phúc hậu.)
- HS tự viết bài vào vở.
- HS xác định y/c của bài rồi tự làm bài vào vở.
- Đại diện 2 nhóm làm vào bảng phụ để chữa bài.
Tự học
I . Mục đích yêu cầu.
- Giúp HS hoàn thành một số bài của buổi sáng.
- Mở rộng kiến thức về Tập làm văn và toán.
- Xây dựng cho HS ý thức tự giác học tập tốt.
II. Đồ dùng dạy học.
III.Các hoạt động dạy -học.
HĐ của GV
HĐ của HS
1.Hoàn thành các bài buổi sáng.
- HS tiếp tục hoàn thành bài trong vở bài tập toán.
- GV thu chấm chữa bài.
-Củng cố lại cách giải toán về tỉ số phần trăm.
- Hướng dẫn HS hoàn thành bài trong vở bài tập tiếng việt.
- Củng cố về cách tả người ( Tả hoạt động)
 2. Mở rộng nâng cao kiến thức bài học.
* Môn toán.
Bài 1: 
Một trường tiểu học có 245 HS trai và 255 HS gái.
a) Tính tỉ số phần trăm của số HS trai so với số HS toàn trường?
b) Tính tỉ số phần trăm của HS gái so với số HS toàn trường?
- Củng cố lại cách tính tỉ số phần trăm.
* Môn Tập làm văn.
 1. Xếp các ý dưới đây phù hợp trình tự tả một bạn đang ngồi nghe viết chính tả:
a) Nghe cô giáo đoc.
b) Nắn nót viết.
c) Ngồi ngay ngắn.
d) Dòng chữ hiện lên trên dòng kẻ.
đ) Cách để vở.
e) Soát lỗi.
g) Tay cầm bút.
2. Bổ sung ý mở đầu và ý kết thúc đoạn vào các ý đã sắp xếp lại ở câu 1 .
a) Mở đầu đoạn..............................
b) Kết thúc đoạn............................
GV gợi ý : Mở đoạn giới thiệu được tên bạn định tả.
Kết bài: Biểu hiện sự hài lòng của bạn khi viết xong bài hoặc cảm nghĩ của em về hoạt động của bạn.
3. Củng cố, dặn dò.
- GV nhận xét chung tiết học.
- Dặn HS ôn bài.
- HS tự làm bài tập vào vở.
bài tập theo sự hướng dẫn của GV.
- HS đọc kĩ y/c rồi làm bài, - Đại diện chữa bài.lớp nhận xét bổ sung.
- HS tự sắp xếp vào vở theo đúng y/c.( Xế đúng như sau: 
c, đ, a, g, b, d, e.)
- HS hoàn thành mở đoạn và kết thúc đoạn.

File đính kèm:

  • docBUOI 2 TUAN 15.doc
Giáo án liên quan