Giáo án lớp 5 môn Tiếng Việt - Tuần 12
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.
-1. Kĩ năng: Nhận biết được một vài quan hệ từ ( Hoặc cặp quan hệ từ ) thường dùng; hiêut tác dungj của chúng trong câu hay đoạn văn ; biết đặt câu với quan hệ từ.
2. kiến thức: Củng cố để HS nắm vững hơn về quan hệ từ.
3.Thái độ : Nâng cao ý thức tự giác cho học tập cho HS .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
-Bài tập trắc nghiệm Tiếng Việt.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC .
Soạn 16/ 11 Tuần 12 Chiều thứ ba ngày 21 tháng 11 năm 2006 Tiếng việt * Ôn : Quan hệ từ. I. Mục đích yêu cầu. -1. Kĩ năng: Nhận biết được một vài quan hệ từ ( Hoặc cặp quan hệ từ ) thường dùng; hiêut tác dungj của chúng trong câu hay đoạn văn ; biết đặt câu với quan hệ từ. 2. kiến thức: Củng cố để HS nắm vững hơn về quan hệ từ. 3.Thái độ : Nâng cao ý thức tự giác cho học tập cho HS . II. Đồ dùng dạy học. -Bài tập trắc nghiệm Tiếng Việt. III.Các hoạt động dạy học . HĐ của GV HĐ của HS 1. Kiểm tra bài cũ. - Thế nào là quan hệ từ ? Cho VD. 2. Bài mới. a) Giới thiệu bài. GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học b) Giảng bài. * Hướng dẫn HS làm bài tập. Bài 1: Điền vào chỗ trống từ ngữ thích hợp để có nhận xét đúng. a) Quan hệ từ là từ.....các từ ngữ hoặc câu nhằm thể hiện ....giữa những từ ngữ hoặc những câu ấy với nhau. VD các quan hệ từ ................ b) Quan hệ từ có khi được dùng theo cặp. - Đó là các cặp..... Bài tập 2: Ghi lại vào chỗ trống các cặp quan hệ từ trong mỗi câu sau và nói rõ chúng chỉ quan hệ gì? Nửa đêm bé thức giấc vì tiếng động ồn ào. Mưa xối xả. Cây cối trong vườn ngả nghiêng trong ánh chớp sáng lòa và tiếng ì ầm lúc gần, lúc xa. Giá như mọi khi thì bé đã chạy lại bên cửa sổ nhìn mưa rồi đấy. - Y/c HS đọc kĩ đề bài và tìm. + các quan hệ từ và cặp quan hệ từ và chỉ rõ quan hệ của chúng. Bài 3. đặt câu với các cặp quan hệ từ sau: a) Vì ....nên. b) Hễ .. thì. c) Tuy ...nhưng. - Gv thu vở chấm chữa bài. -3. Củng cố, dặn dò. - HS nhắc lại các kiến thức đã học. - GV nhận xét chung tiết học. - Dặn HS ôn bài và chuẩn bị bài sau. - Giao bài tập về nhà. -2 em trả lời. -HS tự hoàn thành bài tập để nắm vững hơn về quan hệ từ. - HS chép bài vào vở và chữa bài. - HS tự đặt câu vào vở, nối tiếp nhau đọc câu đã đặt. Toán * Ôn: Nhân một số thập phân với một số tự nhiên, nhân số thập phân với 10, 100, 1000... I. Mục đích yêu cầu. - Giúp HS nắm vững cách nhân một số thập phân với một số tự nhiên và nhân một số thập phân với 10, 100, 1000... - Rèn luyện kĩ năng nhân chính xác, vận vào việc giải toán có lời văn. - Giáo dục HS chủ động lĩnh hội kiến thức, tự giác làm bài, vận dụng tốt trong thực tế. II. Đồ dùng dạy học. III.Các hoạt động dạy - học. HĐ của GV HĐ của HS 1. Kiểm tra bài cũ. -Y/c HS chữa bài tập về nhà ở giờ trớc. -GV và HS cùng nhận xét đánh giá. 2. Bài mới. a) Giới thiệu bài. GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học b) Giảng bài. * Hướng dẫn HS làm bài tập. Bài 1: Tính: 34,27 x 46 5,21 x 500 5,645 x 134. 1,032 x 20 - GV và HS cùng chữa bài, củng cố lại cách thực hiện nhân một số thập phân với một số tự nhiên và nhân với số tròn chục, tròn trăm. Bài 2. Nối mỗi phép tính với kết quả đúng. 5,123 x 10 a 5123 5,123 x 100 b 51230 5,13 x 1000 c 51,23 51,23 x 1000 d 512,23 -GV củng cố lại cách làm.Y/c HS giải thích cách làm. Bài 3. Một người đi xe đạp lên thành phố trên quãng đường dài 40 km. Người đó đã đi trong 3 giờ, mỗi giờ đi được 11,5 km . Hỏi : a) Người đó đã đi được bao nhiêu km? b) Người đó còn phải đi bao nhiêu km nữa mới tới nơi? 3.Củng cố. - Y/c HS nhắc lại các kiến thức vừa ôn. -Củng cố vầicchs nhân nhẩm một số thập phan với 10, 100, 1000... -Giao và hướng dẫn bài tập về nhà. -2 HS chữa trên bảng. - HS tự làm bài vào vở theo y/c rồi chữa bài. -HS nhẩm tính kết quả sau đó nối với kết quả đúng. -HS đọc kĩ y/c của bài sau đó tóm tắt và làm bài vào vở. - Đại diện chữa bài Tự học I . Mục đích yêu cầu. - Giúp HS hoàn thành một số bài của buổi sáng. -Mở rộng kiến thức về môn toán . -Xây dựng cho HS ý thức tự giác học tập tốt. II. Đồ dùng dạy học. III.Các hoạt động dạy -học. HĐ của GV HĐ của HS 1.Hoàn thành các bài buổi sáng. - HS tiếp tục hoàn thành bài trong vở bài tập toán. -Củng cố lại các kiến thức mà HS đã học. - Hướng dẫn HS làm bài trong bài tập tiếng việt.( chính tả) 2. Mở rộng nâng cao kiến thức bài học. Bài 1: Cho phép nhân 37,037 x 3 = 111,111. Từ phép nhân đó , hãy tìm hai số ( Không có số nào có tất cả các chữ số giống nhau ) sao cho tích của hai số đó là số thập phân có tất cả các chữ số giống nhau : 2, 3, 4 , 6 ( 222,222; 333,333; ....) Gợi ý hướng dẫn HS từ phép tính trên để có kết quả là 222,222 ta phải làm thế nào? - Từ đó sẽ tìm được phép tính theo y/c. 3.Củng cố lại các kiến thức vừa học. - GV nhận xét chung tiết học và dặn HS về nhà tiếp tục tự học để nắm vững bài hơn. - HS thực hiện làm bài theo hớng dẫn của GV. -HS đọc y/c của bài rồi trao đổi với nhau để tìm được kết quả. Soạn 5 / 10 Chiều thứ 6 ngày 10 tháng 11 năm 2006 Tiếng việt * Ôn: Cấu tạo của bài văn tả người. I. Mục đích yêu cầu. 1. Kĩ năng: Biết vận dụng những hiểu biết về cấu tạo bài văn tả người để lập dàn ý chi tiết tả một người thân trong gia đình- Một dàn ý với những ý riêng ; nêu được những nét nổi bật về hình dáng, tính tình và hoạt động của đối tượng. - Giúp HS nắm vững cấu tạo 3 phần của bài văn tả cảnh. - Thể hiện được thái độ tình cảm đối với người thân trong gia đình. II. Đồ dùng dạy học. Phiếu học tập. III.Các hoạt động dạy học . HĐ của GV HĐ của HS 1. Kiểm tra bài cũ. 2. Bài mới. a) Giới thiệu bài. GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học b) Giảng bài. Hướng dẫn HS làm bài tập. Bài 1. Dòng nào nêu đủ các nội dung thân bài của bài văn tả người? Khoanh tròn trước câu trả lời đúng. a)Tả ngoại hình ( đặc điểm nổi bật về tầm vóc, cách ăn mặc, khuôn mặt, mái tóc..) b) Tả tính tình, hoạt động ( Lời nói, cử chỉ, thói quen, cách cư xử với người khác,..) c) Tả ngoại hình, tính tình, hoạt động. Bài 2: Trong bài Hạng A Cháng, tác giả miêu tả những đặc điểm gì của Hạng A Cháng ?đánh dấu x vào trước câu trả lời đúng. a) Ngực nở vòng cung, bắp tay, bắp chân rắn như chắc gụ, vóc cao, vai rộng. b) Người đứng như cái cột sào. c) Khi đeo cày hùng dũng như một chàng hiệp sĩ cổ đeo cung ra trận. d) Lao động rất sáng tạo. e) Làm việc giỏi và cần cù, say mê. - Gv và HS cùng chữa bài. Bài 3. Lập dàn ý chi tiết cho bài văn tả một bạn nhỏ ngoan ngoãn, chăm học,chăm làm, được mọi người quý mến( Chú ý những nét nổi bật về ngoại hình, tính nết và hoạt động học tập, lao động của bạn nhỏ. -GV thu vở chấm bài rồi cùng HS chữa 1 số bài. 3. Củng cố, dặn dò. - Y/c HS nhắc lại cấu tạo của bài văn tả cảnh. - GV nhận xét chung tiết học. - Dặn HS ôn bài. -3, 4 em trả lời. -HS tự làm bài vào vở. Đại diện nối tiếp nhau trả lời. - HS trao đổi với bạn và tìm câu trả lời đúng.Đại diện trình bày. - Y/c HS đọc kĩ đề bài rồi tự làm dàn bài. - một số em đọc dàn bài để chữa bài. Tự học I . Mục đích yêu cầu. - Giúp HS hoàn thành một số bài của buổi sáng. -Mở rộng kiến thức về luyện từ và câu. -Xây dựng cho HS ý thức tự giác học tập tốt. II. Đồ dùng dạy học. III.Các hoạt động dạy -học. HĐ của GV HĐ của HS 1.Hoàn thành các bài buổi sáng. - HS tiếp tục hoàn thành bài trong vở bài tập toán. -Củng cố lại tính chất kết hợp của phép nhân. HS biết vận dụng tính chất kết hợp vào tính nhanh, tính bằng cách thuận tiện. - Hướng dẫn HS làm bài trong bài tập tiếng việt. - Củng cố về cách nhận biết quan hệ từ và cách đặt câu với quan hệ từ. 2. Mở rộng nâng cao kiến thức bài học. Bài 1: Tính bằng cách thuận tiện nhất. a) 0,5 x 51,8 x 20 b) 42,25 + 25,65 + 57,75. - Củng cố lại cách tính thuận tiện. Bài 2: Khoanh tròn chữ đặt trước cách tính nhanh và đúng. a) 12,65 x 7,2 + 12,65 x 2,8 A. 12,65 x 7,2 + 12,65 x 2,8 = 125,5 B. ( 7,2 + 2,8 ) x 12,65 = 1265. C. 12,65 x ( 7,2 + 2,8 ) = 126,5. 3. Củng cố, dặn dò. - GV nhận xét chung tiết học. - Dặn HS ôn bài và chuẩn bị bài sau. -3, 4 em trả lời. -HS vận dụng 1 số tính chất làm bài vào vở. Đại diện 2 em chữa bài . - HS quan sát kĩ và trả lời, lớp nhận xét bổ sung.
File đính kèm:
- BUOI 2 TUAN 12.doc