Giáo án lớp 5 - Lịch sử

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: HS biết Trương Định là tấm gương tiêu biểu của phong trào chống thực dân Pháp xâm lược ở Nam Kì. HS biết do lòng yêu nước, Trương Định đã không theo lệnh vua, ở lại cùng nhân dân chống quân Pháp xâm lược.

2. Kĩ năng: Rèn học sinh kể lại diễn biến câu chuyện, tập trung thể hiện tâm trạng Trương Định.

3. Thái độ: GD HS biết cảm phục và học tập tinh thần xả thân vì nước của Trương Định.

II. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: Bản đồ hành chính Việt Nam - Hình ảnh SGK/4

- Học sinh: SGK và tư liệu về Trương Định

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc36 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 2318 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 5 - Lịch sử, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i nghị thành lập Đảng 
Hoạt động nhóm , lớp , Phương pháp: Hỏi đáp, giảng giải 
Giáo viên tổ chức cho học sinh đọc SGK
Chia lớp theo nhóm 6 thảo luận theo câu hỏi:
Diễn biến hội nghị thành lập Đảng diễn ra như thế nào?
Học sinh chia nhóm theo màu hoa
Các nhóm thảo luận ® đại diện trình bày (1 - 2 nhóm) ® các nhóm còn lại nhận xét và bổ sung.
Giáo viên lưu ý khắc sâu ngày, tháng, năm và nơi diễn ra hội nghị.
Ÿ Giáo viên nhận xét và chốt lại:
Hội nghị diễn ra từ 3 ® 7/2/1930 tại Cửu Long. Sau 5 ngày làm việc khẩn trương, bí mật, đại hội đã nhất trí hợp nhất 3 tổ chức Cộng Sản Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời.
Hoạt động 3: ( 6’) Tìm hiểu ý nghĩa của việc thành lập Đảng
Hoạt động nhóm, lớp. Phương pháp: Thảo luận, vấn đáp, giảng giải 
- Giáo viên phát phiếu học tập:
- Học sinh nhận phiếu ® đọc nội dung yêu cầu của phiếu.
+Sự thống nhất các tổ chức cộng sản đã đáp ứng được điều gì của CM Việt Nam ?
- Học sinh đọc SGK + thảo luận nhóm 3 ® ghi vào phiếu 
- Giáo viên gọi 1 số nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- Học sinh trình bày + bổ sung lẫn nhau
Ÿ Giáo viên nhận xét và chốt : Cách mạng VN có một tổ chức tiên phong lãnh đạo, đưa cuộc đấu tranh của nhân dân ta đi theo con đường đúng đắn 
 Hỏi: Ai là người chủ trì Hội nghị thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam?
Trình bày ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam?
Học sinh thi đua trả lời .
Ÿ Giáo viên chốt (ý nghĩa) :Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời là một sự kiện lịch sử trọng đại, đánh dấu thời kì CM nước ta có sự lãnh đạo đúng đắn, giành nhiều thắng lợi to lớn
Hoạt động 4: ( 5’) Củng cố
Hoạt động cá nhân, lớp. Phương pháp: Thi đua, động não, luyện tập.
HS nêu bài học.
HS làm các bài tập 1, 3/VBT-giải đáp bài tập. Nhận xét chữa bài.
5. Tổng kết - dặn dò: ( 1’)
- Nhận xét tiết học
-Dặn dò: Học bài .Làm bài tập 2; 4. Chuẩn bị bài: Xô viết Nghệ- Tĩnh./.
	RÚT KINH NGHIỆM
Thứ ngày tháng 10 năm 2009
TUẦN 8: LỊCH SỬ
Tiết 8 : XÔ VIẾT NGHỆ- TĨNH 
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Học sinh biết:
Xô Viết Nghệ Tĩnh là đỉnh cao của phong trào CMVN 1930 - 1931.
Nhân dân một số địa phương ở Nghệ Tĩnh đã đấu tranh giành quyền làm chủ thôn xã, xây dựng cuộc sống mới, văn minh, tiến bộ. 
2. Kĩ năng: 	Rèn kỹ năng thuật lại phong trào Xô viết Nghệ- Tĩnh. 
3. Thái độ: 	Giáo dục học sinh biết ơn những con người đi trước. 
II. Chuẩn bị:
GV: Hình ảnh phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh trong SGK/16
Bản đồ Nghệ An - Hà Tĩnh hoặc bản đồ Việt Nam; Tư liệu lịch sử bổ sung
III. Các hoạt động dạy- học
1. Khởi động: ( 1’) Hát 
2. Bài cũ: ( 4’) Đảng CSVN ra đời
- GV đính một 1 lẵng hoa, sau mỗi hoa có 1 thăm mang nội dung câu hỏi sau:
a) Lí do phải hợp nhất 3 tổ chức CS là gì? Đảng CSVN được thành lập như thế nào?
b) Đảng CSVN ra đời vào thời gian nào? Do ai chủ trì?
c) Ý nghĩa lịch sử của sự kiện thành lập Đảng CSVN?
- Học sinh chọn hoa mình thích ® trả lời câu hỏi.
GV nhận xét cho điểm.
3. Giới thiệu bài mới: ( 1’) GV giới thiệu bài kết hợp chỉ bản đồ: Sau khi ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo phong trào cách mạng đấu tranh mạnh mẽ , nổõ ra trong cả nước (1930-1931). Nghệ An , Hà Tĩnh là nơi phong trào phát triển mạnh nhất mà đỉnh cac là phong trào “Xô Viết Nghệ Tĩnh”
® Giáo viên ghi tựa bài bảng lớp
4. Phát triển các hoạt động: ( 33’)
* Hoạt động 1: ( 11’) Tìm hiểu cuộc biểu tình ngày 12/9/1930
Hoạt động cá nhân, lớp. Phương pháp: Hỏi đáp, trực quan ,thi đua.
Giáo viên tổ chức cho học sinh đọc SGK đoạn “Ngày 12-9-1930, ... hàng trăm người bị thương”
HS đọc SGK + chú ý nhớ các số liệu ngày tháng xảy ra cuộc biểu tình (khoảng 3 - 4 em)
Giáo viên tổ chức thi đua “Ai mà tài thế?” 
Hãy trình này lại cuộc biểu tình ngày 12-9-1930 ở Nghệ An
Học sinh trình bày theo trí nhớ (3-4 em)
HS nào trình bày tốt được thưởng (Học sinh cần nhấn mạnh: 12/9 là ngày kỉ niệm Xô Viết Nghệ Tĩnh)
Ÿ Giáo viên nhận xét, tuyên dương
Ÿ Giáo viên chốt + giới thiệu hình ảnh phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh: Ngày 12/9/1930, hàng vạn nông dân huyện Hưng Nguyên (Nghệ An) kéo về thị xã Vinh, vừa đi vừa hô to khẩu hiệu chống đế quốc...Thực dân Pháp cho binh lính đàn áp nhưng không ngăn được nên đã cho máy bay ném bom vào đoàn người, làm hàng trăm người bị thương, hơn 200 người chết. Từ đó, ngày 12/9 là ngày kỉ niệm Xô Viết Nghệ Tĩnh. 
® Ghi bảng: ngày 12/9 là ngày kỉ niệm Xô Viết Nghệ Tĩnh.
Học sinh đọc lại (2 - 3 em)
Giáo viên nhắc lại những sự kiện tiếp theo trong năm 1930: Suốt tháng 9 và tháng 10/1930 nông dân tiếp tục nổi dậy đánh phá các huyện lị, đồn điền, nhà ga, công sở... Những kẻ đứng đầu các thôn xã bỏ trốn hoặc đầu hàng. Nhân dân cử người ra lãnh đạo. Lần đầu tiên, nhân dân có chính quyền của mình.
® Giáo viên chuyển ý:
Từ khi nhân dân ta có chính quyền, có người lãnh đạo thì đời sống trong các thôn xã như thế nào, các em bước sang hoạt động 2.
* Hoạt động 2: ( 10’) Tìm hiểu những chuyển biến mới trong các thôn xã
Hoạt động nhóm, lớp ;Phương pháp: T.luận, giảng giải 
Giáo viên tiến hành chia lớp thành 4 nhóm 
Giáo viên đính sẵn nội dung thảo luận dưới các tên nhóm: Hưng Nguyên, Nghệ An, Hà Tĩnh, Vinh.
4 nhóm trưởng lên nhận câu hỏi và chọn tên nhóm + nhận phiếu học tập 
Câu hỏi thảo luận:
a) Trong thời kì 1930 - 1931, ở các thôn xã của Nghệ Tĩnh đã diễn ra điều gì mới?
b) Sau khi nắm chính quyền, đời sống tinh thần của nhân dân diễn ra như thế nào?
c) Bọn phong kiến và đế quốc có thái độ như thế nào?
d) Hãy nêu kết quả của phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh?
® Giáo viên phát lệnh thảo luận 
Các nhóm thảo luận ® nhóm trưởng trình bày kết quả lên bảng lớp. 
® Các nhóm bổ sung, nhận xét.
Dự kiế trả lời: 
a) Không hề xảy ra lưu manh, trộm cắp. Bãi bỏ ma chay, đình đám, phong tục lạc hậu, rượu chè, cờ bạc... Đời sống tưng bừng, phấn khởi. 
b) Đời sống tinh thần của nhân dân có nhiều thay đổi: tối nào đình làng cũng vui như hội, bà con nô nức đi họp, nghe nói chuyện, giải thích chính sách hoặc bàn công việc chung
 c) Bọn đế quốc, phong kiến dùng mọi thủ đoạn dã man để đàn ápphong trào cách mạng. 
d) Đến giữa năm 1931, phong trào bị dập tắt. 
 ® Giáo viên nhận xét ® trình bày thêm: 
Sau đó, bọn đế quốc, phong kiến hoảng sơ ïđã đàn áp phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh hết sức dã man. Chúng điều thêm lính về đóng đồn bốt, triệt hạ làng xóm. Hàng ngàn Đảng viên cộng sản và chiến sĩ yêu nước bị tù đày hoặc bị giết. 
* Hoạt động 3: ( 6’) Ý nghĩa của phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh
Hoạt động cá nhân, lớp. Phương pháp: Động não
+Phong trào Xô viết Nghệ- Tĩnh có ý nghĩa gì ?
Học sinh trình bày :
+Chứng tỏ tinh thần dũng cảm, khả năng cách mạng của nhân dân lao động
+Cổ vũ tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
HS đọc bài học SGK .
HS làm bài tập 3, 4/VBT, Giải đáp kết quả, nhận xét, chữa bài.
5. Tổng kết - dặn dò: ( 1’)
 Nhận xét tiết học 
Dặn dò: Học bài; Làm bài tập 1;2/VBT.
Chuẩn bị: Hà Nội vùng đứng lên./.
RÚT KINH NGHIỆM
Thứ ngày tháng 10 năm 2009
TUẦN 9: LỊCH SỬ
Tiết 9 : CÁCH MẠNG MÙA THU 
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Học sinh biết sự kiện tiêu biểu của Cách mạng tháng Tám là cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội, Huế và Sài Gòn Ngày 19/8 là ngày kỉ niệm Cách mạng tháng 8 ở nước ta.
- Trình bày sơ giản về ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng 8.
2. Kĩ năng : Rèn kĩ năng trình bày sự kiện lịch sử. 
3. Thái độ: Giáo dục lòng tự hào dân tộc.
II. Chuẩn bị:
- GV: Tư liệu về Cách mạng tháng 8 ở Hà Nội và tư liệu lịch sử địa phương.
Bảng phụ chép sẵn bài tập 1,2/VBT 
- HS: Sưu tập ảnh tư liệu.
III. Các hoạt động:
1. Khởi động: ( 1’) Hát
2. Bài cũ: ( 4’) “Xô Viết Nghệ Tĩnh”
Kiểm tra 2 HS: Hãy kể lại cuộc biểu tình ngày 12/9/1930 ở Hưng Nguyên?
Trong thời kỳ 1930 - 1931, ở nhiều vùng nông thôn Nghệ Tĩnh diễn ra điều gì mới?
Giải đáp bài tập 1, 2. VBT® Giáo viên nhận xét cho điểm HS
3. Giới thiệu bài mới: ( 1’) “Cách mạng mùa thu …”
4. Phát triển các hoạt động: ( 33’)
v	Hoạt động 1: ( 15’)Diễn biến về cuộc Tổng khởi nghĩa tháng 8 năm 1945 ở Hà Nội. 
Hoạt động cả lớp 
Phương pháp: Giảng giải, đàm thoại. 
Cho học sinh đọ to đoạn “Ngày 18/8/1945 … nhảy vào”.
Giáo viên nêu câu hỏi, HS trả lời.
+ Không khí khởi nghĩa của Hà Nội được miêu tả như thế nào?
+ Khí thế của đoàn quân khởi nghĩa và thái độ của lực lượng phản cách mạng như thế nào?
® HS và GV nhận xét + chốt (ghi bảng):
Mùa thu năm 1945, Hà nội vùng lên phá tan xiềng xích nô lệ.
+ Kết quả của cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội?
® GV chốt + ghi bảng + giới thiệu một số tư liệu về Cách mạng tháng 8 ở Hà Nội.
Ngày 19/8 là ngày lễ kỉ niệm Cách mạng tháng 8 của nước ta.
Hoạt động 2: ( 12’)Ý nghĩa lịch sử cuộc tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám 1945 
Hoạt động nhóm, lớp. Phương pháp: Thảo luận, đàm thoại.
 HS thảo luận nhóm 3 với yêu cầu:Trình bày ý nghĩa của cuộc khởi nghĩ

File đính kèm:

  • docLICH SU 5 SOAN NGANG.doc