Giáo án lớp 4 - Tuần 9
I.Mục tiêu:
- Giúp HS có biểu tượng về hai đường thẳng song song (là 2 đường thẳng không bao giờ gặp nhau).
- Nhận biết được hai đường thẳng song song.
- GD ý thức học tập tốt .
II. Thiết bị dạy học:
GV, HS : Thước kẻ, SGK
III. Các hoạt động dạy học :
ướng xây dựng cốt truyện: HS: 3 em nối tiếp nhau đọc gợi ý 2. - GV dán giấy ghi 3 hướng xây dựng cốt truyện lên bảng. HS: 1 em đọc lại. + Nguyên nhân làm nảy sinh ước mơ đẹp + Những cố gắng để đạt được ước mơ. + Những khó khăn đã vượt qua, ước mơ đã đạt được. HS: Tiếp nối nhau nói đề tài kể chuyện và hướng xây dựng cốt truyện của mình. * Đặt tên cho câu chuyện: HS: 1 em đọc gợi ý 3. HS: Suy nghĩ đặt tên cho câu chuyện. - GV dán lên bảng dàn ý kể chuyện để HS chú ý khi kể. - GV khen những em chuẩn bị bài tốt. b. Thực hành kể chuyện: * Kể theo cặp: - Từng cặp HS kể cho nhau nghe. - GV đến từng nhóm nghe HS kể và góp ý. * Thi kể trước lớp: - GV dán bảng tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện. - 1 vài HS nối nhau thi kể trước lớp. - GV hướng dẫn HS nhận xét. + Nội dung có phù hợp với đề bài không? + Cách kể có mạch lạc, rõ ràng + Cách dùng từ, đặt câu - Cả lớp bình chọn bạn kể hay nhất. 4. Hoạt động nối tiếp: - GV nhận xét giờ học. Về nhà tập kể cho mọi người nghe. Khoa học Tiết 18: ôn tập: con người và sức khỏe I. Mục tiêu: - Giúp HS củng cố và hệ thống các kiến thức về: + Sự trao đổi chất của cơ thể người với môi trường. + Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn và vai trò của chúng. + Cách phòng tránh 1 số bệnh do thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng và các bệnh lây qua đường tiêu hoá. - HS có khả năng: + áp dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống hàng ngày. + Hệ thống hoá những kiến thức đã học về dinh dưỡng qua 10 lời khuyên của Bộ y tế. II. Thiết bị dạy - học: GV: Phiếu học tập, tranh ảnh, mô hình HS : SGK III. Các hoạt động dạy học: 1. Tổ chức : 2. Kiểm tra bài cũ: - Nêu cách phòng tránh bị đuối nước ? - GV nhận xét . 3. Dạy bài mới: * Giới thiệu bài - ghi bài a. Hoạt động 1: Trò chơi : Ai nhanh ai đúng. HS: Chơi theo đồng đội. - Chia lớp làm 4 nhóm và xếp lại bàn ghế cho phù hợp. - 3 - 5 em làm giám khảo cùng theo dõi ghi lại các câu trả lời của các đội. - Phổ biến cách chơi và luật chơi. - HS nghe câu hỏi, đội nào có câu trả lời đúng lắc chuông trước được trả lời trước. - Chuẩn bị: - Các đội hội ý trước khi vào cuộc chơi. - Tiến hành: GV đọc lần lượt các câu hỏi và điều khiển cuộc chơi (SGK). HS: Nghe để lắc chuông. - Đánh giá, tổng kết. HS: Theo dõi, nhận xét và bổ sung. b. Hoạt động 2: Tự đánh giá. - Tổ chức và hướng dẫn: HS: Dựa vào kiến thức và ăn uống của mình để tự đánh giá. - Đã ăn phối hợp thức ăn và thường xuyên thay đổi món chưa ? HS: Từng em ghi vào bảng, ghi tên các thức ăn đồ uống của mình trong tuần và tự đánh giá theo các tiêu chí bên. -Đã ăn phối hợp chất béo, chất đạm động vật và thực vật chưa ? - Đã ăn thức ăn có chứa các loại vi- ta-min và chất khoáng chưa ? HS: 1 số em trình bày kết quả làm việc cá nhân. - GV và cả lớp nhận xét, bổ sung. 4. Hoạt động nối tiếp : - Nhận xét giờ học. Về nhà ôn bài để giờ sau học tiếp. Địa lý TIếT 9: hoạt động sản xuất của người dân ở tây nguyên (tiếp) I. Mục tiêu: - HS biết trình bày 1 số đặc điểm tiêu biểu về hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên. Nêu quy trình làm ra các sản phẩm đồ gỗ. Dựa vào lược đồ, tranh ảnh để tìm ra kiến thức. - Xác lập mối quan hệ địa lý giữa các thành phần tự nhiên với nhau, và giữa thiên nhiên với hoạt động sản xuất của con người. - Có ý thức tôn trọng và bảo vệ các thành quả lao động của người dân. II. Thiết bị dạy học: - Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam. - Tranh ảnh nhà máy thủy điện và rừng ở Tây Nguyên (nếu có). III. Các hoạt động dạy học: 1. Tổ chức : 2. Kiểm tra bài cũ: - Kể tên những cây công nghiệp chính ở Tây Nguyên ? - GV nhận xét . 3. Dạy bài mới: *Giới thiệu bài - ghi bài a. Khai thác sức nước: * HĐ1: Làm việc theo nhóm. HS: Quan sát lược đồ H4 và trả lời: + Kể tên 1 số con sông ở Tây Nguyên? - Sông Mê Công, sông Xê Xan, sông Xrêpôk, sông Đồng Nai, sông Ba. + Các con sông này bắt nguồn từ đâu và chảy ra đâu? + Tại sao các con sông ở Tây Nguyên lắm thác nhiều ghềnh? - Vì sông chảy qua nhiều vùng có độ cao khác nhau. + Người dân ở Tây Nguyên khai thác sức nước để làm gì? - Chạy tua bin, sản xuất ra điện, HS: Lên chỉ vị trí nhà máy Y – a – li trên bản đồ. b. Rừng và khai thác rừng ở Tây Nguyên: * HĐ2: Làm việc theo cặp. HS: Quan sát H6, 7 SGK và đọc mục 4 để trả lời câu hỏi. + Tây Nguyên có những loại rừng nào? - Rừng rậm nhiệt đới và rừng khộp. + Vì sao ở Tây Nguyên lại có nhiều loại rừng khác nhau? - Vì lượng mưa ở Tây Nguyên không đều, có nơi mưa nhiều, có nơi mưa ít + Mô tả rừng rậm nhiệt đới và rừng khộp dựa vào quan sát tranh ảnh. - Rừng rậm nhiệt đới: rậm rạp, gồm nhiều loại cây với nhiều tầng, xanh quanh năm. - Rừng khộp: Rừng thường gồm 1 loại cây rất thưa thớt, rừng rụng lá vào mùa khô * HĐ3: Làm việc cả lớp. HS: Đọc mục 2, quan sát H8, 9, 10 để trả lời câu hỏi: + Rừng ở Tây Nguyên có giá trị gì? - Cung cấp nhiều gỗ và các lâm sản quý. + Gỗ được dùng làm gì? - Dùng để đóng đồ như bàn ghế, giường, tủ, dùng để làm nhà + Nêu những nguyên nhân và hậu quả của việc mất rừng ở Tây Nguyên? - Nguyên nhân: Khai thác rừng bừa bãi, đốt phá rừng làm nương rẫy, mở rộng diện tích trồng cây công nghiệp không hợp lý - Hậu quả: Đất bị xói mòn, hạn hán, lũ lụt tăng. => Rút ra kết luận: (SGK). HS: 2 em đọc ghi nhớ. 4. Hoạt động nối tiếp: - Nhận xét giờ học. Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau . Ngày soạn 19 / 10 /2013 Thứ tư ngày 23 tháng 10 năm 2013 Toán TIếT 43: Vẽ hai đường thẳng song song I. Mục tiêu: - Giúp HS biết vẽ 1 đường thẳng đi qua 1 điểm và song song với 1 đường thẳng cho trước. - Rèn kĩ năng vẽ hình chính xác . - GD ý thức học tập tốt . II. Thiết bị dạy học: GV, HS : Thước kẻ và Ê - ke. III. Các hoạt động dạy học: 1. Tổ chức : 2. Kiểm tra bài cũ: - GV gọi HS lên vẽ 2 đường thẳng vuông góc với nhau 3. Dạy bài mới: * Giới thiệu - ghi tên bài: a. Vẽ đường thẳng CD đi qua điểm E và song song với đường thẳng AB cho trước: - Gọi HS nêu bài toán. A B D C E M HS: Nêu bài toán trong SGK. - Hướng dẫn HS thực hiện vẽ mẫu trên bảng. - Các bước vẽ như trong SGK. - GV cho HS liên hệ với hình ảnh 2 đường thẳng song song (AB và DC) cùng vuông góc với đường thẳng thứ ba (AD) ở hình chữ nhật trong bài học. b. Thực hành: * Bài 1: HS: Đọc yêu cầu và tự làm. - 1 HS lên bảng vẽ. - Cả lớp vẽ vào vở. * Bài 2: HS: Đọc yêu cầu và tự làm. - 1 HS lên bảng vẽ. A B C D X Y - Cả lớp làm vào vở. - Các cặp cạnh song song là: AD và BC; AB và CD. * Bài 3: Cho HS làm vào vở. A B C D E HS: Đọc yêu cầu và tự làm. a) Yêu cầu HS vẽ được đường thẳng đi qua B và song song với AD. b) Dùng Ê - ke kiểm tra góc đỉnh E là góc vuông. - GV chấm bài cho HS. 4. Hoạt động nối tiếp: - Nhận xét tiết học. Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau . Tập đọc TIếT 69: điều ước của vua mi - đát I. Mục tiêu: - Đọc trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng khoan thai. Đổi giọng phù hợp với tâm trạng thay đổi của vua Mi - đát. - Hiểu nghĩa các từ ngữ mới: Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Những ước muốn tham lam không mang lại hạnh phúc câu chuyện cho con người. - Gd ý thức học tập tốt . II. Thiết bị dạy học: GV: Tranh minh họa bài tập đọc. HS: SGK III. Các hoạt động dạy học: 1. Tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: 2 HS nối tiếp nhau đọc bài “Thưa chuyện với mẹ”. 3. Dạy bài mới: * Giới thiệu và ghi đầu bài: a. Luyện đọc: - 1 HS đọc bài . - HS: Nối tiếp nhau đọc từng đoạn (2 - 3 lượt). - GV ghi những tên nước ngoài lên bảng, hướng dẫn HS phát âm. - HS luyện phát âm tên nước ngoài HS: Luyện đọc theo cặp. 1 - 2 em đọc cả bài. - GV đọc diễn cảm toàn bài. b. Tìm hiểu bài: *HS: Đọc thầm và trả lời các câu hỏi. + Vua Mi - đát xin thần Đi - ô - ni - dốt điều gì? - Xin thần cho mọi vật mình chạm vào đều hoá thành vàng. + Thoạt đầu điều ước được thực hiện tốt đẹp như thế nào? - Vua bẻ thử cành sồi, ngắt quả táo, chúng đều biến thành vàng. Nhà vua cảm thấy mình sung sướng nhất trên đời. *HS: Đọc thầm đoạn 2 và trả lời. + Tại sao vua Mi - đát lại xin thần lấy lại điều ước? - Vì vua nhận ra sự khủng khiếp của điều ước, vua không thể ăn uống gì được. *HS: Đọc thầm đoạn 3. + Vua Mi - đát đã hiểu được điều gì? - Hạnh phúc không thể xây dựng bằng ước muốn tham lam. c. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm: - GV hướng dẫn 3 HS đọc diễn cảm toàn bài theo cách phân vai. - Luyện đọc diễn cảm theo phân vai. - Thi đọc diễn cảm đoạn sau “Mi - đát đói bụng cồn cào.....hạnh phúc không thể xây dựng bằng ước muốn tham lam.” - GV nghe và sửa sai cho HS. 4. Hoạt động nối tiếp: - Nhận xét tiết học . Về nhà tập đọc bài và chuẩn bị bài sau. Lịch sử TIếT 9: đinh bộ lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân I. Mục tiêu: - HS hiểu sau khi Ngô Quyền mất, đất nước rơi vào cảnh loạn lạc, nền kinh tế bị kìm hãm bởi chiến tranh liên miên. - Đinh Bộ Lĩnh đã có công thống nhất đất nước, lập nên nhà Đinh. - Gd ý thức học tập tốt II. Thiết bị dạy - học: -GV: Hình trong SGK phóng to + Phiếu học tập. -HS : SGK III. Các hoạt động dạy học : 1. Tổ chức : 2. Kiểm tra bài cũ: - Kể lại diễn biến của trận Bạch Đằng ? 3. Dạy bài mới: * Giới thiệu bài - ghi bài a. Hoạt động 1: GV nêu tình hình nước ta sau khi Ngô Quyền mất. b. Hoạt động 2: Làm việc cả lớp. - GV đặt câu hỏi: + Em biết gì về Đinh Bộ Lĩnh? HS: Đọc SGK để trả lời câu hỏi. - Sinh ra và lớn lên ở Hoa Lư, Gia Viễn, Ninh Bình. Truyện “Cờ lau tập trận” nói lên từ nhỏ ông đã tỏ ra có chí lớn. + Đinh Bộ Lĩnh đã có công gì? - Xây dựng lực lượng, đem quân đi dẹp loạn 12 sứ quân. Năm 968, ông đã thống nhất được giang sơn. + Sau khi thống nhất đất nước, Đinh Bộ Lĩnh đã làm gì? - Lên ngôi vua, lấy hiệu là Đinh Tiên Hoàng, đóng đô ở Hoa Lư, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, niên hiệu là Thái Bình. c. Hoạt động 3: Thảo luận nhóm: HS: Các nhóm lập bảng so sánh tình hình nước ta trước và sau khi thống nhất. - GV gọi đại diện các nhóm lên thông báo kết quả làm việc. Thời gian Các mặt Trước khi thống nhất Sau khi thống nhất Đất nước - Bị chia thành 12 vùng - Đất nước quy về một mối. Triều đình - Lục đục - Được tổ chức lại quy củ. Đời sống của nhân dân - Làng mạc, đồng
File đính kèm:
- Tuan 9.doc