Giáo án lớp 4 - Tuần 6

I. MỤC TIÊU

- Đọc được một số thông tin thông tin trên biểu đồ.

- BT3 HS khá giỏi làm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC

- Các biểu đồ trong bài học.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

 

doc43 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1654 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 4 - Tuần 6, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 3
Môn : Toán
Tiết 28 : LUYỆN TẬP CHUNG
 TCT 28
 I.MỤC TIÊU
- Viết, đọc, so sánh được các số tự nhiên; nêu được giá trị của chữ số trong một số.
- Chuyển đổi được đơn vị đo khối lượng, thời gian.
- Đọc được thông tin trên biểu đồ cột.
- Tìm được số trung bình cộng.
- BT3 HS khá, giỏi làm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- Viết sẵn bài tập 1 lên bảng.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút)
 - Gọi 2HS lên bảng làm bài tập về nhà tiết trước, đồng thời kiểm tra VBT về nhà của một số HS khác.
 - Gv nhận xét và cho điểm HS.
2. Dạy – học bài mới: (30 phút)
2.1. Giới thiệu bài:
 Giờ toán hôm nay các em sẽ được luyện tập về các nội dung đã học.
2.2.Hướng dẫn luyện tập:
 Bài 1:
 - GV yêu cầu HS đọc đề bài và cho HS tự làm bài.
 - Gọi 5 HS lên bảng khoanh vào câu trả lời đúng .HS dưới lớp làm vào vở. 
 - GV nhận xét cho điểm 
Bài 2 :
 - Gọi HS đọc yêu cầu đề bài. 
 - Học sinh làm bài, cả lớp làm vào vở. 
 - GV nhận xét và kết luận kết quả đúng. 
Bài 3:*Gọi HS khá, giỏi làm.
 - Gv gọi 1 HS nêu yêu cầu đề bài 
 - GV hướng dẫn cách làm. 1 HS lên bảng giải. HS cả lớp làm bài vào vở và nhận xét bạn làm bài trên bảng. 
- 2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài của bạn.
- Lắng nghe.
- HS tự làm bài.
- Câu trả lời đúng 
a. ý D 50 050 050
b. ý B 8000
c. ý C 684752
d. ý C 4085 
e. ý C 130
- 1HS đọc yêu cầu đề bài. 
- HS tự làm bài vào vở.
a. Hiền đã đọc được 33 quyển sách.
b. Hòa đã đọc được 40 quyển sách. 
c. Số quyển sách Hòa đọc được nhiều hơn Thực là: 
 40 - 25 = 15 (quyển sách)
d. Trung đọc ít hơn Thực 3 quyển sách vì 25 - 22 = 23( quyển sách)
e. Bạn Hòa đọc được nhiều sách nhất.
g. Bạn Trung đọc được ít sách nhất. 
h. Trung bình mỗi bạn đọc được số quyển sách là: 
(33 + 40 + 22 + 25) : 4 =30(quyển sách) 
- 1 HS nêu đề bài.
- 1 HS lên bảng giải, HS cả lớp làm bài vào vở và nhận xét bạn làm bài trên bảng. 
Bài giải
Số m vải bán ngày thứ 2 cửa hàng bán là:
 120 : 2 = 60 ( m) 
Số m vải bán ngày thứ ba cửa hàng bán là:
 120 x 2 = 240 ( m)
Trung bình mỗi ngày cửa hàng bán được là:
 ( 120 + 60 + 240 ) : 3 = 140 ( m )
 Đáp số : 140 ( m).
- GV nhận xét và cho điểm HS. 
3. Củng cố – dặn dò: ( 5 phút) 
 - Nhận xét tiết học.
 - Về nhà học bài và làm bài tập trong VBT. 
 - Chuẩn bị bài sau: Phép cộng.
BUỔI CHIỀU
Tiết 2 Luyện tập Tiếng Việt
BÀI : LUYỆN TẬP ĐOẠN VĂN TRONG BÀI VĂN KỂ CHUYỆN
TCT 12
I.MỤC TIÊU
- Hiểu biết ban đầu về đoạn văn kể chuyện ( ND Ghi nhớ).
- Biết vận dụng những hiểu biết đã có để tập tạo dựng một đoạn văn kể chuyện.
II.ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC
- (Phần nhận xét) để khoảng trống cho HS làm bài theo nhóm. 
III.HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Ổn định lớp: ( 1 phút )
2. Bài mới: ( 35 phút )
a. Giới thiệu bài 
Các em sẽ học về đoạn văn để có những hiểu biết về đoạn văn kể chuyện. Từ đó biết vận dụng những hiểu biết đã có, tập tạo lập đoạn văn kể chuyện 
b. Hình thành khái niệm
Bài tập 1: Thảo luận nhóm đôi
GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng:
a. Những sự việc tạo thành cốt truyện Những hạt thóc giống
b. Mỗi sự việc được kể trong đoạn văn nào?
Bài tập 2:
- HS đọc đề và trả lời câu hỏi:
-Dấu hiệu giúp em nhận ra chỗ mở đầu và kết thúc đoạn văn?
GV nói thêm: Đôi lúc xuống dòng vẫn chưa hết đoạn văn (có nhiều lời thoại thì phải xuống dòng nhiều lần mới hết đoạn văn).
Bài tập 3: HS trả lời câu hỏi:
Mỗi đoạn văn trong bài văn kể chuyện kể điều gì ?
- Làm thế nào để đánh dấu chỗ bắt đầu và kết thúc một đoạn văn ?
c. Hướng dẫn luyện tập 
GV giải thích thêm: Ba đoạn này nói về một em bé vừa hiếu thảo vừa thật thà, trung thực. Em lo thiếu tiền mua thuốc cho mẹ nhưng thật thà trả lại đồ của người khác đánh rơi. Yêu cầu của bài tập là: đoạn 1, 2 đã viết hoàn chỉnh. Đoạn 3 chỉ có phần mở đầu, kết thúc, chưa viết phần thân đoạn. Các em phải viết bổ sung phần thân đoạn còn thiếu để hoàn chỉnh đoạn 3.
GV nhận xét, khen ngợi, chấm điểm đoạn văn tốt. 
- GV: Thu vở HS chấm sửa chữa nhận xét bài của HS.
4. Củng cố - Dặn dò: ( 4 phút )
GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
Yêu cầu HS học thuộc phần ghi nhớ trong bài, viết vào vở đoạn văn thứ 3 với cả 3 phần đã hoàn chỉnh. 
Chuẩn bị bài: Trả bài văn viết thư 
- Nhận xét tiết học.
- 2 HS nêu lại
-1 HS đọc đề.
-Thảo luận nhóm đôi
- Đại diện nhóm trình bày.
-Nhóm khác nhận xét.
Bài tập 1
a. Sự việc 1: Nhà vua muốn tìm người trung thực để truyền ngôi, nghĩ ra kế luộc chín thóc giống rồi đem giao cho dân chúng, giao hẹn: ai thu hoạch được nhiều thóc thì sẽ được truyền ngôi, ai không có thóc thì sẽ bị trừng phạt.
Sự việc 2: Chú bé Chôm dốc công chăm sóc mà thóc chẳng nảy mầm
Sự việc 3: Chôm dám tâu với vua sự thật trước sự ngạc nhiên của mọi người
Sự việc 4: Nhà vua khen ngợi Chôm trung thực, dũng cảm; quyết định truyền ngôi cho Chôm
b. Sự việc 1 được kể trong đoạn 1 (3 dòng đầu)
Sự việc 2 được kể trong đoạn 2 (2 dòng tiếp)
Sự việc 3 được kể trong đoạn 3 (8 dòng tiếp)
Sự việc 4 được kể trong đoạn 4 (4 dòng còn lại)
Bài tập 2
-1 HS đọc đề.
-1 HS trả lời.
Chỗ mở đầu đoạn văn là chỗ đầu dòng, viết lùi vào 1 ô
Chỗ kết thúc đoạn văn là chỗ chấm xuống dòng.
Bài tập 3: 2 HS nêu lại.
Mỗi đoạn văn trong bài văn kể chuyện kể một sự việc trong một chuỗi sự việc làm nòng cốt cho diễn biến của truyện.
Hết một đoạn văn, cần chấm xuống dòng.
1HS đọc yêu cầu của bài tập
HS làm việc cá nhân suy nghĩ, tưởng tượng để viết bổ sung phần thân đoạn
Một số HS tiếp nối nhau đọc kết quả làm bài của mình
Cả lớp nhận xét.
VD1: Cô bé nhặt tay nải lên mỡ ra xem. “ Chao ôi! Thật nhiều tiền ! Số tiền này đủ mua thuốc cho mẹ mình !” – Cô bé thầm nghĩ. Cô nhìn quành chẳng thấy có ai, chỉ thấy cuối đường một bà cụ đang đi chậm chạp. Cô nghĩ nếu không có số tiền, này bà cụ sẽ không có gì để ăn, thuốc uống và cũng ốm như mẹ mình. Cô chạy theo bà cụ và nói: “ Bà ơi! Có phải bà đánh rơi cái túi này không ạ”.
VD2:
 Vừa đi, cô bé hiếu thảo vừa lo lắng mấy đồng bạc đem theo không đủ trả tiền thuốc cho mẹ. Bỗng thấy bên đường có vật gì như chiếc tay nải ai bỏ quên. Cô cầm lên xem thì thấy có mấy nén vàng nén bạc đựng trong đó. Cô nhìn không thấy ai… chỉ thấy đằng xa có một bóng người đang đi về phía trước. Cầm cái tay nải cô ngẫm nghĩ rồi chạy theo người đó. Đến nơi cô bé nói với bà cụ.
 -Thưa cụ cháu nhặt được cái tay nải này ở bên đường, chắc là của cụ để quên.
 Bà cụ cười hiền hậu:
 - Khen cho con đã hiếu thảo lại thật thà. Ta chính là tiên thử lòng con thôi. Con thật đáng được giúp đỡ. Hãy đưa ta về nhà chữa bệnh cho mẹ con.
Tiết 3
Môn: Luyện tập Toán
BÀI : LUYỆN TẬP TÌM SỐ TRUNG BÌNH CỘNG
TCT 17
I. MỤC TIÊU
- Tiếp tục củng cố về số trung bình cộng của nhiều số.
- Biết tìm số trung bình cộng của 2,3,4, số.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HOC
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài mới: 
a.Giới thiệu số trung bình cộng và cách tìm số trung bình cộng
Muốn tìm số trung bình cộng của nhiều số, ta làm như thế nào?
Vài HS nhắc lại
b. Thực hành
Bài tập 1: Tìm số trung bình cộngcủa:
a. 45 và 45 ; b. 60 và 40
c.26; 34và 45
-GV mời HS đọc đề bài.
- 3 HS làm bài, HS còn lại làm vào vở.
- GV nhận xét.
Bài tập 2:
- GV mời 1 HS đọc đề bài.
Tính nhẩm viết kết quả vào chỗ chấm:
a. Số trung bình cộng của hai số là 24. Tính tổng của hai số đó là…
b. Số trung bình cộng của ba số là 40. Tính tổng ba số đó là…
c. Số trung bình cộng của bốn số là 20. Tổng của bốn số đó là…
- GV nhận xét sửa chữa.
Bài tập 3: GV gọi HS đọc lại đề.
Thảo luận nhóm đôi
Tìm số trung bình cộng của các số tự nhiên 30; 40; 50; 60
- GV cho HS thảo luận nhóm đôi.
- HS các nhóm trình bày.
Bài 4: 
HS đọc đề bài.
 Vân cao 96 cm, Nam cao 134 cm. Chiều cao của Hà là trung bình cộng số đo chiều cao của Vân và Nam. Hỏi Hà cao bao nhiêu xăng-ti-mét?
4. Củng cố – Dặn dò: 
GV hỏi: Muốn tìm số trung bình cộng của nhiều số, ta làm như thế nào?
- Vài HS nhắc lại.
Chuẩn bị bài: Luyện tập về tìm số trung bình cộng ( tiếp theo )
- Nhận xét tiết học.
-Vài HS nhắc lại.
- Muốn tìm số trung bình cộng của nhiều số, ta tính tổng các số đó, rồi lấy tổng đó chia cho số các số hạn.
1HS đọc lại đề.
- 3 HS làm bài.
a. ( 45 + 45 ) : 2 = 45
b. ( 60 + 40 ) : 2 = 50
c. ( 26 + 34+45) : 3 = 35
-1 HS đọc đề bài
- 3HS làm bài
- HS sửa
a) Số trung bình cộng của hai số là 24. Tính tổng của hai số đó là 48
b) Số trung bình cộng của ba số là 40. Tính tông ba số đó là 120
c) Số trung bình cộng của bốn số là 20. Tổng của bốn số đó là 80
- 1HS đọc đề.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Nhóm khác nhận xét.
-( 30 + 40 + 50 + 60) : 4 = 135
Vài HS nhắc lại
-2 HS đọc lại đề.
- HS làm bài.
Giải
Tổng chiều cao của Vân và Hà:
96 + 134 = 230 (cm)
 Chiều cao của Hà là:
 230 : 2 = 115 (cm)
Đáp số: 115 cm.
Thứ năm ngày 25 tháng 09 năm 2014
Tiết 1
Môn: Luyện từ và câu
Tiết 12: MỞ RỘNG VỐN TỪ:TRUNG THỰC – TỰ TRỌNG
TCT 12
I. MỤC TIÊU
- Biết thêm được nghĩa một số từ ngữ về chủ điểm Trung thực – Tự trọng (BT1;BT2); bước đầu biết xếp cá

File đính kèm:

  • docGiao an lop 4 tuan 6 nam hoc 20142015.doc