Giáo án lớp 4 - Tuần 4 năm 2013

I.MỤC TIÊU:

- Biết đọc phân biệt lời các nhân vật, bước đầu đọc diễn cảm được một đoạn trong bài.

- Hiểu nội dung: Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành- vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

II.CHUẨN BỊ:

Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn cần luyện đọc.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

doc31 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1516 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 4 - Tuần 4 năm 2013, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Biết thực hiện phép tính với các số đo: tạ, tấn.
* Bài 1, bài 2 (cột 2-làm 5 trong 10 ý), bài 3 (chọn 2 trong 4 phép tính)
II.CHUẨN BỊ: 
GV: kế hoạch bài học – SGK
HS: Bài cũ – bài mới.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1.Khởi động: 1’
2.Kiểm tra bài cũ: 3’
- GV gọi HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập 3.
- GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
3.Bài mới: 
 a.Giới thiệu bài: 1’
- Trong giờ học toán hôm nay các em sẽ được làm quen với các đơn vị đo khối lượng lớn hơn ki- lô- gam.(GV ghi đề)
 b.Tìm hiểu bài: 
HĐ1: Cả lớp: 15’
 * Giới thiệu yến: 
- GV: Các em đã được học các đơn vị đo khối lượng nào?
- GV giới thiệu: Để đo khối lượng các vật nặng đến hàng chục ki- lô- gam người ta còn dùng đơn vị là yến.
- 10 kg tạo thành 1 yến, 1 yến bằng 10 kg.
- GV ghi bảng: 1 yến = 10 kg.
- Một người mua 2 yến gạo tức là mua bao nhiêu kg gạo?
- Bác Lan mua 30 kg rau, tức là bác Lan đã mua bao nhiêu yến rau?
 * Giới thiệu tạ: 
- Để đo khối lượng các vật nặng hàng chục yến, người ta còn dùng đơn vị đo là tạ.
- 10 yến = 1 tạ, 1 tạ = 10 yến.
- 10 yến =1 tạ, biết 1 yến = 10 kg
- Vậy 1 tạ bằng bao nhiêu ki- lô- gam?
- Bao nhiêu ki- lô- gam thì bằng 1 tạ?
- GV ghi bảng 1 tạ = 10 yến = 100 kg.
- 1 con bê nặng 1 tạ, nghĩa là con bê nặng bao nhiêu yến, bao nhiêu ki- lô- gam?
- Một con trâu nặng 200 kg, tức là con trâu nặng bao nhiêu tạ, bao nhiêu yến?
 * Giới thiệu tấn: 
- Để đo khối lượng các vật....
- 10 tạ = 1 tấn, 1 tấn = 10 tạ.
- Biết 1 tạ bằng 10 yến, vậy 1 tấn bằng bao nhiêu yến?
- 1 tấn bằng bao nhiêu ki- lô- gam?
- GV ghi bảng: 
1 tấn = 10 tạ = 100 yến = 1000 kg
- Một con voi nặng 2000kg, hỏi con voi nặng bao nhiêu tấn, bao nhiêu tạ?
- Một xe chở hàng chở được 3000 kg hàng, vậy xe đó chở được bao nhiêu tấn, bao nhiêu tạ?
 4.Luyện tập, thực hành: 
HĐ2: Cá nhân: 3’
 Bài 1: Viết “ 2 kg’,…
 GV gợi ý HS hình dung về 3 con vật xem con nào nhỏ nhất, con nào lớn nhất.
- Yêu cầu HS tự làmvào VBT.
* GV có thể đặt câu hỏi thêm.
- Con bò cân nặng 2 tạ, tức là bao nhiêu ki- lô- gam?
- Con voi nặng 2 tấn tức là bao nhiêu tạ?
HĐ3: Nhóm: 6’
 Bài 2: Viết số thích hợp vào…
GV hướng dẫn: 
 1 yến 7 kg = ….kg? (1 yến 7 kg = 10 kg+ 7 kg = 17 kg)
- GV phát bảng nhóm cho HS.
- GV sửa chữa, khen.
HĐ4: Cá nhân: 11’
Bài 3: Tính.
- GV nhắc HS khi thực hiện các phép tính với các số đo đại lượng chúng ta thực hiện bình thường như với các số tự nhiên sau đó ghi tên đơn vị vào kết quả tính.Khi tính phải thực hiện với cùng một đơn vị đo.
 4.Củng cố- Dặn dò: 3’
- Yêu cầu HS nhắc lại mối quan hệ giữa các đơn vị đo: tấn, tạ, yến, kg.
- GV tổng kết tiết học.
- Dặn dò HS về nhà học bài và chuẩn bị bài: Bảng đơn vị đo khối lượng.
- Nhận xét tiết học
- HS lên bảng làm bài,HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.
- HS nghe giới thiệu.
1.Giới thiệu yến, tạ, tấn: 
- Gam, ki- lô- gam.
- HS nghe giảng và nhắc lại.
- Tức là mua 20 kg.
- Bác Lan đã mua 3 yến rau.
- HS nghe và ghi nhớ: 10 yến = 1 tạ
- 1 tạ = 100kg
- 100 kg = 1 tạ.
- 10 yến = 100kg.
- 20 yến = 2 tạ.
- 1 tấn = 100 yến.
- 1 tấn = 1000 kg.
- 2 tấn = 20 tạ.
- Xe đó chở được 3 tấn = 30 tạ.
- HS đọc: 
- HS tư làm.
- Báo cáo kết quả
a) Con bò nặng 2 tạ.
b) Con gà nặng 2 kg.
c) Con voi nặng 2 tấn.
- Là 200 kg.
- 20 tạ.
+ HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS làm theo nhóm.
- Báo cáo kết quả.(treo bảng nhóm lên bảng lớp)
a.1 yến = 10 kg 5 yến = 50 kg 
 10 kg = 1 yến 
 1 yến 7 kg = 17 kg 5 yến 3 kg = 53 kg 
b.1 tạ = 10 yến 4 tạ = 40 yến
 10 yến = 1 tạ 
 1 tạ = 100 kg 9 tạ = 900 kg
 100 kg = 1tạ 
c.1 tấn = 10 tạ 3 tấn = 3 tạ 
 10 tạ = 1 tấn 
 1 tấn = 1000 kg 5 tấn = 5000 kg
 1000 kg = 1 tấn 
+ HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS lên bảng.Lớp làm VBT.
 135 tạ x 4 = 540 tạ
512 tấn: 8 = 64 tấn
- Nhận xét.
TẬP LÀM VĂN (Tiết 7)
CỐT TRUYỆN
I.MỤC TIÊU: 
- Hiểu thế nào là cốt truyện và ba phần cơ bản của cốt truyện: mở đầu, diễn biến, kết thúc (ND Ghi nhớ).
- Bước đầu biết sắp xếp các sự việc chính cho trước thành cốt truyện Cây khế và luyện tập kể lại truyện đó (BT mục III).
II.CHUẨN BỊ: 
Giấy khổ to+ bút dạ.
Hai bộ băng giấy – mỗi bộ gồm 6 băng giấy viết các sự việc ở bài 1.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1.Khởi động: 1’
2.Kiểm tra bài cũ: 5’ Bài “ Viết thư”
- Một bức thư thường gồm những phần nào? 
đọc lại bức thư mà mình viết cho bạn?
- Nhận xét cho điểm từng HS.
3.Bài mới: 
 a.Giới thiệu bài: 1’ 
- Hỏi: Thế nào là kể chuyện? 
- Trong chuỗi sự việc có đầu có cuối ấy có một nòng cốt trong mỗi câu chuyện.Nòng cốt ấy gọi là gì? Để trả lời câu hỏi đó các em học bài cốt truyện.
 b.Tìm hiểu bài: 
HĐ1: Cả lớp: 15’
Bài 1: Ghi lại những sự việc chính trong truyện “ Dế Mèn bênh vực kẻ yếu”
- Theo em thế nào là sự việc chính?
- GV đi giúp đỡ từng nhóm.Nhắc nhở HS chỉ ghi một sự việc bằng một câu.
- Nhóm xong trước báo cáo kết quả, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Kết luận về phiếu đúng.
+ Sự việc 1: Dế Mèn gặp Nhà Trò ngồi khóc bên tảng đá.
+ Sự việc 2: Dế Mèn gạn hỏi, Nhà Trò kể lại tình cảnh khốn khó bị bọn Nhện ức hiếp và đòi ăn hiếp.
+ Sư việc 3: Dế Mèn phẫn nộ cùng Nhà Trò đi đến chỗ mai phục của bọn nhện.
+ Sự việc 4: Gặp bọn nhện, Dế Mèn ra oai, lên án sự nhẫn tâm của chúng, bắt chúng phá vòng vây hãm Nhà Trò.
+ Sự việc 5: Bọn nhện sợ hãi phải nghe theo, Nhà Trò được tự do.
Bài 2: Chuỗi các sự việc như bài 1 được gọi là cốt truyện của truyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu.Vậy cốt truyện là gì?
 Bài 3: 
+ Sự việc 1 cho em biết điều gì?
+ Sự việc 2, 3, 4 kể lại những chuyện gì?
+ Sự việc 5 nói lên điều gì? 
- Kết luận: 
+ Sự việc khơi nguồn cho những sự việc khác là phần mở đầu của truyện.
+ Các sự việc chính kế tiếp theo nhau nói lên tính cách nhân vật, ý nghĩa của truyện là phần diễn biến của truyện.
+ Kết quả của các sự việc ở phần mở đầu và phần chính là phần kết thúc của truyện 
*Cốt truyện thường có những phần nào?
 c.Ghi nhớ 
- Gọi HS đọc phần Ghi nhớ.
 4.Luyện tập – Củng cố: 
HĐ2: Nhóm: 15’
 Bài 1: Truyện cổ tích cây khế bao gồm các sự việc chính sau.Hãy sắp xếp các sự việc chính sau thành cốt truyện.
- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và sắp xếp các sự việc bằng cách đánh dấu theo số thứ tự.
- Gọi HS lên bảng xếp thứ tự các sự việc bằng băng giấy.Cả lớp nhận xét.
- Kết luận: 1b – 2d – 3a – 4c – 5e – 6g.
 Bài 2: Dựa vào cốt truyện, kể lại truyện cây khế.
- Yêu cầu HS tập kể lại truyện trong nhóm
- Tổ chức cho HS thi kể.
+ Lần 1: GV tổ chức cho HS thi kể bằng cách kể lại đúng các sự việc đã sắp xếp.
+ Lần 2: GV tổ chức cho HS thi kể bằng cách thêm bớt một số câu văn, hình ảnh, lời nói để câu chuyện thêm hấp dẫn, sinh động.
- Nhận xét và cho điểm HS.
3.Củng cố – dặn dò: 3’
- GV củng cố ND bài học.
- Bài tập số 3 là dựa vào cốt truyện đã sắp xếp đúng em hãy kể lại câu chuyện “Cây khế” chúng ta sẽ kể vào tiết học buổi chiều.
- Như vậy các em có thể dùng cốt truyện để tóm tắt lại một câu chuyện cho ngắn gọn nhưng vẫn đầy đủ nội dung hoặc từ cốt truyện có sẵn các em có thể kể lại câu chuyện đó.
- Yêu cầu HS nhắc lại thế nào là cốt truyện? Cốt truyện thường gồm mấy phần?
- Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe và Chuẩn bị bài: “ Luyện tập xây dựng cốt truyện”.- Nhận xét tiết học.
+ Một bức thư gồm có ba phần: Phần đầu thư, phần chính, phần cuối thư.
- HS đọc bức thư mình viết cho bạn.
- Nhận xét.
- Kể chuyện là kể lại một chuỗi sự việc có đầu có cuối, liên quan đến một hay một số nhân vật.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- Sự việc chính là những sự việc quan trọng, quyết định diễn biến câu chuyện mà khi thiếu nó câu chuyện không còn đúng nội dung và hấp dẫn nữa.
- Hoạt động trong nhóm.
- Nhận xét, bổ sung.
- 2 HS đọc lại nội dung sự việc.
- Cốt truyện là một chuỗi sự việc làm nòng cốt cho diễn biến của truyện.
- 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu.
+ Sự việc 1 nêu nguyên nhân Dế Mèn bênh vực Nhà Trò.
+ Sự việc 2, 3, 4 kể lại Dế Mèn đã bênh vực Nhà Trò như thế nào? 
+ Sự việc 5 nói lên kết quả bọn nhện phải nghe theo Dế Mèn.
- Có 3 phần: phần mở đầu, phần diễn biến, phần kết thúc.
- 2 đến 3 HS đọc phần Ghi nhớ.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- Thảo luận và làm bài.
- 2 HS lên bảng xếp, HS dưới lớp nhận xét.
- Đánh dấu bằng bút chì vào vở.
- 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu trong SGK
- Tập kể trong nhóm.
HS nhắc lại ND bài học.
KỂ CHUYỆN (Tiết 4)
MỘT NHÀ THƠ CHÂN CHÍNH
I.MỤC TIÊU: 
- Nghe- kể lại được từng đoạn câu chuyện theo câu hỏi gợi ý (SGK); kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện Một nhà thơ chân chính (do GV kể).
- Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi nhà thơ chân chính, có khí phách cao đẹp, thà chết chứ không chịu khuất phục cường quyền.
II.CHUẨN BỊ: 
Tranh minh họa truyện trang 40, SGK phóng to.
Giấy khổ to viết sẵn các câu hỏi, để chỗ trống cho HS trả lời+ bút dạ.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1.Kiểm tra bài cũ: 5’
+ Kể lại câu chuyện đã nghe, đã đọc về lòng nhân hậu, tình cảm thương yêu, đùm bọc lẫn nhau.
- Nhận xét, ghi điểm HS.
2.Bài mới: 
 a.Giới thiệu bài 1’
- Câu chuyện dân gian Nga về một nhà thơ chân chính của vương quốc Đa- ghet- xtan sẽ giúp các em hiểu thêm về một con người chân chính, ngay thẳng, chính trực.
b.Tìm hiểu bài: 
 HĐ1: GV kể chuyện: 8’
- GV kể chuyện lần 1: Chú ý giọng kể thông thả, rõ ràng, nhấn giọng những từ ngữ miêu tả sự bạo ngược của nhà vua, nỗi thống khổ của nhân dân, khí phách của nhà thơ dũng cảm, không chịu khuất phục sự bạo tàn.Đoạn cuối kể với giọng hào hùn, nhịp nhanh.Vừa kể, vừa chỉ vào tranh minh họa và yêu cầu HS quan sát tranh.
- Tấu: đọc thơ theo lối biểu diễn nghệ thuật.
- Giàn hoả thiêu: Giàn thiêu người, một hình thức trừng phạt dã man các tội phạmthời trung cổ ở các nước phương Tây.
- GV kể lần 2 9 kể đến đoạn 3, GV yêu cầu HS quan sát tranh)
HĐ2: Hướng dẫn HS kể chuyệ, trao đổi ý nghĩa câu chuyện: 23’
a.Thực hiện yêu cầu 1: 
+ Trước sự bạo ngược của nhà vua, dân chúng phản ứng bằng cách nào?
+ Nhà vua làm gì khi biết dân chúng truyền tụng bài ca lên án mình?
+ Trước sự đe dọa của nhà vua, thái độ của mọi ngườ

File đính kèm:

  • docGA LOP 4 TUAN 4.doc
Giáo án liên quan