Giáo án lớp 4 - Tuần 4 năm 2010

I MỤC TIÊU

 1/Đọc đúng : Long Xưởng , tham tri chính sự , giám nghị đại phu , tiến cử ,

-Đọc trôi chảy được toàn bài , ngắt , nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả , gợi cảm .

-Đọc phân biệt lời các nhân vật, bước đầu đọc diễn cảm được một đoạn trong bài.

2 / Đọc - Hiểu

- Từ ngữ: chính trực, di chiếu, thái tử, thái hậu, phò tá, tham tri chính sự, giám nghị đại phu, tiến cử ,

- Nội dung: Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành - Vị quan nổi tiếng, cương trực thời xưa.

II.ĐỒDÙNG DẠY HỌC

-Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 36, SGK

 -Bảng phụ viết sẵn câu , đoạn cần luyện đọc.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

doc39 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1357 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 4 - Tuần 4 năm 2010, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lại câu chuyện.
...............................................................
KỂ CHUYỆN:
MỘT NHÀ THƠ CHÂN CHÍNH
I. MỤC TIÊU 
 - Nghe – kể lại được từng đoạn câu chuyện theo câu hỏi gợi ý; kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện: Một nhà thơ chân chính (do Gv kể)
-Hiểu được ý nghĩa của truyện: Ca ngợi nhà thơ chân chính, có khí phách cao đẹp, thà chết trên giàn lửa thiêu, không chịu khuất phục cường quyền .
 -Biết đánh giá, nhận xét bạn kể .
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
-Tranh minh họa truyện trang 40, SGK phóng to .
 -Giấy khổ to viết sẵn các câu hỏi, để chỗ trống cho HS trả lời + bút dạ .
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. KTBC:
- Gọi HS kể lại câu chuyện đã nghe, đã đọc về lòng nhân hậu, tình cảm thương yêu, đùm bọc lẫn nhau .
- Nhận xét, cho điểm HS .
2. Bài mới:
 a . Giới thiệu bài 
- Treo tranh minh họa và hỏi: Bức tranh vẽ cảnh gì ?
- Giới thiệu : 
 b.GV kể chuyện 
-GV kể chuyện lần 1 : giọng kể thông thả, rõ ràng, nhấn giọng những từ ngữ miêu tả sự bạo ngược của nhà vua, nỗi thống khổ của nhân dân, khí phách của nhà thơ dũng cảm, không chịu khuất phục sự bạo tàn. 
- Yêu cầu HS đọc thầm các câu hỏi ở bài 1 
-GV kể lần 2 .
 c. Kể lại câu chuyện 
 * Tìm hiểu truyện
.+ Trước sự bạo ngược của nhà vua, dân chúng phản ứng bằng cách nào ?
+ Truyền nhau hát một bài hát lên án thói hống hách, bạo tàn của nhà vua và phơi bày nỗi thống khổ của nhân dân .
+ Nhà vua làm gì khi biết dân chúng truyền tụng bài ca lên án mình ?
+ Vua ra lệnh lùng bắt kì được kẻ sáng tác bài ca phản loạn ấy . Vì không thể tìm được tác giả của bài hát ấy, nhà vua hạ lệnh tống giam tất cả các nhà thơ và nghệ nhân hát rong .
+ Trước sự đe dọa của nhà vua, thái độ của mọi người thế nào ?
+ Các nhà thơ, nghệ nhân lần lượt khuất phục. Duy chỉ có một nhà thơ trước sau vẫn im lặng .
+ Vì sao nhà vua phải thay đổi thái độ ?
+ Vì vua thật sự khâm phục , kính trọng lòng trung thực và khí phách của nhà thơ thà bị lửa thiêu cháy, nhất định không chịu nói sai sự thật .
* Hướng dẫn kể chuyện 
- Yêu cầu HS dựa vào câu hỏi và tranh minh họa kể chuyện trong nhóm 
- Gọi HS kể chuyện .
- Nhận xét, cho điểm từng HS .
- Gọi HS kể toàn bộ câu chuyện .
- Gọi HS nhận xét bạn kể .
- Cho điểm HS .
 * Tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện 
+ Vì sao nhà vua hung bạo thế lại đột ngột thay đổi thái độ ?
+ Câu chuyện có ý nghĩa gì ?
- Gọi HS nêu ý nghĩa câu chuyện .
3. Củng cố – dặn dò:
- Gọi HS kể lại toàn bộ câu chuyện và nêu ý nghĩa của truyện .
- Dặn HS về nhà kể lại truyện cho người thân nghe, sưu tầm các câu chuyện về tính trung thực mang đến lớp .
 -------- cc õ dd --------
 Thứ năm ngày 23 tháng 9 năm 2010
 TOÁN:
 BẢNG ĐƠN VỊ ĐO KHỐI LƯỢNG
 I MỤC TIÊU Giúp HS: 
 -Nhận biết được tên gọi, kí hiệu, độ lớn của đề-ca-gam, héc-tô-gam. Quan hệ của đề-ca-gam, héc-tô-gam và gam với nhau.
 - Biết chuyển đổi đơn vị đo khối lượng.
 - Biết thực hiện phép tính với số đo khối lượng.
II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1.KTBC: 
 -GV gọi 2 HS lên bảng làm bài 2b,c trang 22 (SGK)
 -GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
2.Bài mới : 
 a.Giới thiệu bài: Bảng đơn vị đo khối lượng.
 b.Nội dung: 
 * Giới thiệu đề-ca-gam, héc-tô-gam.
 + Đề-ca-gam
 -GV giới thiệu : để đo khối lượng các vật nặng hàng chục gam người ta còn dùng đơn vị đo là đề-ca-gam.
 +1 đề-ca-gam cân nặng bằng 10 gam.
 +Đề-ca-gam viết tắt là dag.
 -GV viết lên bảng 10 g =1 dag.
 -Mỗi quả cân nặng 1g, hỏi bao nhiêu quả cân như thế thì bằng 1 dag?
-10 quả.
 + Héc-tô-gam.
 Tương tự
 -Hec-tô-gam viết tắt là hg.
 -GV viết lên bảng 1 hg =10 dag =100g.
 -GV hỏi: mỗi quả cân nặng 1 dag. Hỏi bao nhiêu quả cân cân nặng 1 hg ?
 * Giới thiệu bảng đơn vị đo khối lượng:
 -GV yêu cầu HS kể tên các đơn vị đo khối lượng đã học .
 -Trong các đơn vị trên, những đơn vị nào nhỏ hơn ki-lô-gam ?
	-Nhỏ hơn ki-lô-gam là gam, đề-ca-gam, héc-tô-gam.
 -Những đơn vị nào lớn hơn ki-lô-gam ?
	-Lớn hơn kí-lô-gam là yến, tạ, tấn.
 -Bao nhiêu gam thì bằng 1 dag ?-10 g = 1 dag.
 	-GV viết vào cột dag : 1 dag = 10 g
 -Bao nhiêu đề-ca-gam thì bằng 1 hg ?
 -GV viết vào cột : 1hg = 10 dag.
 -GV hỏi tương tự với các đơn vị khác để hoàn thành bảng đơn vị đo khối lượng 
 -Mỗi đơn vị đo khối lượng gấp mấy lần đơn vị nhỏ hơn và liền với nó ?
 -Mỗi đơn vị đo khối lượng kém mấy lần so với đơn vị lớn hơn và liền kề với nó ?
 -Cho HS nêu VD.
 3.Luyện tập, thực hành: 
 Bài 1:
 -GV viết lên bảng 7 kg = …… g và yêu cầu HS cả lớp thực hiện đổi .
 -GV cho HS đổi đúng, nêu cách làm của mình, sau đó nhận xét.
 -GV hướng dẫn lại cho HS cả lớp cách đổi :
 -GV viết lên bảng 3 kg 300g =…… g và yêu cầu HS đổi .
 -GV cho HS tự làm tiếp các phần còn lại -GV chữa bài , nhận xét và cho điểm .
 Bài 2:
 -GV nhắc HS thực hiện phép tính bình thường , sau đó ghi tên đơn vị vào kết quả .
 Bài 3: (Nếu còn thời gian Hs khá giỏi làm thêm)
 -GV nhắc HS muốn so sánh các số đo đại lượng chúng ta phải đổi chúng về cùng một đơn vị đo rồi mới so sánh .
 -GV chữa bài .
 Bài 4: (Nếu còn thời gian Hs khá giỏi làm thêm)
 -GV gọi HS đọc đề bài 
 -Gv đặt câu hỏi để phân tích bài toán.
 -Cho HS làm bài .
 -GV nhận xét và cho điểm.
d.Củng cố- Dặn dò:
-Gọi H đọclại bảng đơn vị đo khối lượng..
+Mỗi đơn vị đo khối lượngkế tiếp hơn kém nhau mấy lần?
 -GV tổng kết giờ học .
 -Dăn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài tiết sau.
...................................................
LUYỆN TỪ VÀ CÂU:
LUYỆN TẬP VỀ TỪ GHÉP VÀ TỪ LÁY
I MỤC TIÊU 
 -Qua luyện tập, bước đầu nắm được hai loại từ ghép ( Có nghĩa tổng hợp, có nghĩa phân loại).
 - Bước đầu nắm được 3 nhóm từ láy (giống nhau ở âm đầu, vần, cả âm đầu và vần)
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 -Giấy khổ to kẻ sẵn bảng BT 1, BT 2, bút dạ .
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. KTBC:
- Gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi : 
1)Thế nào là từ ghép ? Cho ví dụ và phân tích ?
2)Thế nào là từ láy ? Cho ví dụ và phân tích ?
2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài 
 b. Hướng dẫn làm bài tập 
 Bài 1 
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung .
- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi .
	+ Từ bánh trái có nghĩa tổng hợp .
+ Từ bánh rán có nghĩa phân loại 
- Nhận xét câu trả lời của câu HS .
 Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung .
- Phát giấy kẻ sẵn + bút dạ cho từng nhóm Yêu cầu HS trao đổi và làm bài trong nhóm .
- Gọi nhóm xong trước dán bài lên bảng. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung .
- Chốt lại lời giải đúng .
+ Tại sao em lại xếp tàu hỏa vào từ ghép phân loại ? 
+ Vì tàu hỏa chỉ phương tiện giao thông đường sắt, có nhiều toa, chở được nhiều hàng, phân biệt với tàu thủy, ..
+ Tại sao em lại xếp núi non vào từ ghép tổng hợp ?
+ Vì núi non chỉ chung loại địa hình nổi lên cao hơn so với mặt đất 
- Nhận xét, tuyên dương các em giải thích đúng, hiểu bài .
Bài 3
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung .
- Gv chấm và chữa bài.
+ Muốn xếp các từ láy vào đúng ô cần xác định những bộ phận nào ?
	+ Cần xác định các bộ phận được lặp lại: âm đầu, vần, cả âm đầu và vần .
- Ví dụ :nhút nhát : lặp lại âm đầu nh .
- Yêu cầu HS phân tích mô hình cấu tạo của một vài từ láy .
- Nhận xét, tuyên dương những em hiểu bài .
3. Củng cố - dặn dò:
+ Từ ghép có những loại nào ? Cho ví dụ ?
+ Từ láy có những loại nào ? Cho ví dụ ?
- Nhận xét tiết học .
-Dặn dò HS về nhà làm bài tập 2, 3 và chuẩn bị bài sau .
.......................................................
KHOA HỌC:
TẠI SAO CẦN ĂN PHỐI HỢP ĐẠM ĐỘNG VẬT VÀ ĐẠM THỰC VẬT ?
I MỤC TIÊU Giúp HS: 
-Nêu được các món ăn chứa nhiều chất đạm. 
-Biết được cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật để cung cấp đầy đủ chất cho cơ thể. 
 -Nêu được ích lợi của việc ăn cá: đạm của cá diếc tiêu hơn đạm của gia súc, gia cầm.. 
 -Có ý thức ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
 -Các hình minh hoạ ở trang 18, 19 / SGK. 
-Pho- to phóng to bảng thông tin về giá trị dinh dưỡng của một số thức ăn chứa chất đạm.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1.Ổn định tổ chức.
2.Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 HS lên bảng hỏi: 
1)Tại sao cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món ? 
2) Thế nào là một bữa ăn cân đối ? Những nhóm thức ăn nào cần ăn đủ, ăn vừa, ăn ít, ăn có mức độ và ăn hạn chế ? 
-GV nhận xét cho điểm HS.
3.Dạy bài mới: 
*Giới thiệu bài: 
*Hoạt động 1: Trò chơi: “Kể tên những món ăn chứa nhiều chất đạm”.
-Chia lớp thành 2 đội : Mỗi đội cử 1 trọng tài giám sát đội bạn. 
-Thành viên trong mỗi đội nối tiếp nhau lên bảng ghi tên các món ăn chứa nhiều chất đạm. 
-Lưu ý mỗi HS chỉ viết tên 1 món ăn. 
-GV cùng trọng tài công bố kết quả của 2 đội. 
 -Tuyên dương đội thắng cuộc. 
 *Hoạt động 2: Tại sao cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật ?
 B1: GV treo bảng thông tin về giá trị dinh dưỡng của một số thức ăn chứa chất đạm lên bảng và yêu cầu HS đọc. 
 B2: GV tiến hành thảo luận nhóm 
 -Chia nhóm HS. 
-Yêu cầu các nhóm nghiên cứu bảng thông tin :
 +Những món ăn nào vừa chứa đạm động vật, vừa chứa đạm thực vật ? 
	+Đậu kho thịt, lẩu cá, thịt bò xào rau cải, 
 +Tại sao không nên chỉ ăn đạm động vật hoặc chỉ ăn đạm thực vật ? 
	+Nếu chỉ ăn đạm động vật hoặc đạm thực vật thì sẽ không đủ chất dinh dưỡng cho hoạt động sống của cơ thể. Mỗi loại đạm chứa những chất bổ dưỡng khác nhau.
 +Vì sao chúng ta nên ăn nhiều cá ? 
+vì cá là loại thức ăn dễ tiêu, 
 -Đại diện các nhóm lên trình bày ý kiến thảo luận của nhóm mình. 
 Nhận xét và tuyên dương nhóm đúng.
 B 3: GV yêu cầu HS đọc 2 phần đầu của mục Bạn cần biết. 
 -GV kết luận : 
*Hoạt động 3: Tìm hiểu món ăn vừa cung cấp đạm động vật vừa cung cấp đạm thực vật. 
-GV tổ chức cho HS thi kể về các món ăn vừa cung cấp đạm thực vật vừa cung cấp đạm động vật . 
 4.Củng cố- dặn dò: 
-Gv hệ thống lại bài.
-Nhận xét tiết học, tuyên dương những HS, nhóm HS tích cực hoạt động. 
-Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết; Sưu tầm tranh ảnh về ích lợi của việc dùng muối i-ốt trên báo hoặc tạp chí.
.......................................................
LỊCH SỬ:
NƯỚC ÂU LẠC
 I MỤC TIÊU 
 -HS biết nước Âu Lạc là sự nối tiếp của nước Văn Lang.
 -Thời gian tồn tại của nước Âu Lạc, tên v

File đính kèm:

  • docTUẦN 4.doc
Giáo án liên quan